7. Cấu trúc của luận văn
3.3.1. Xây dựng quy hoạch phát triển báo chí, quản lý tốt các phương
truyền thông đại chúng mới
Thời gian qua, quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Đảng, công tác xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp báo chí đã được thực hiện nghiêm túc. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị
tại các Thông báo số 162 - TB/TW, số 41 - TB/TW và số 68 - TB/TW về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 388/QĐ-TTg ngày 13/5/1005 và Chỉ thị số 37/2006/CT-TTg ngày 29/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện kết luận của Bộ Chính trị. Chỉ thị số 37 của Thủ tướng Chính phủ một lần nữa khẳng định: “Kiên quyết không để tư nhân hoá báo chí dưới mọi hình thức và không để bất cứ tổ chức hoặc cá nhân nào lợi dụng, chi phối báo chí để phục vụ lợi ích riêng, gây tổn hại lợi ích đất nước”.
Với tinh thần đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng và triển khai Chương trình hành động thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị và Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Bộ đã và đang tiếp tục tiến hành rà soát chức năng, nhiệm vụ của cơ quan báo chí, xác định những ấn phẩm chồng chéo về tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, không phù hợp quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đã trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt đề án quy hoạch báo chí in đến năm 2020; xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống phát thanh - truyền hình địa phương đến năm 2020...
Từ năm 1999 (thời điểm sửa đổi Luật Báo chí) đến nay, Bộ đã chủ trì, phối hợp xây dựng trình Chính phủ và ban hành theo thẩm quyền của Bộ 35 văn bản quy phạm pháp luật bước đầu phục vụ có hiệu quả công tác quản lý báo chí trong tình hình mới.
Cùng với việc sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí hiện hành, quán triệt chỉ đạo của Đảng, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã đồng thời tiến hành xây mới hoặc rà soát nhằm sửa đổi, bổ sung hàng loạt văn bản pháp lý để điều chỉnh kịp thời những vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn, trong đó có những vấn đề đặc biệt nhạy cảm và phức tạp như việc quản lý blog, quản lý nguồn
tin trên báo chí, quản lý các văn phòng đại diện và phóng viên thường trú hoạt động tại các địa phương và nhiều vấn đề cấp bách khác.
Hiện tại, Bộ đang xây dựng và sẽ ban hành trong thời gian tới một số văn bản như: Thông tư hướng dẫn việc cấp giấy phép hoạt động báo chí; thu hồi, tịch thu ấn phẩm báo chí; đình bản tạm thời và thu hồi giấy phép hoạt động báo chí; Thông tư hướng dẫn việc quản lý chất lượng tín hiệu đầu cuối truyền hình cáp tương tự; Thông tư liên bộ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy hệ thống phát thanh, truyền hình từ tỉnh đến cơ sở; Thông tư hướng dẫn Nghị định 97/2008/NĐ-CP về quản lý thông tin trên Internet...
Có thể nói, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là mặt công tác được Bộ Thông tin và Truyền thông tập trung thực hiện ráo riết. Bởi lẽ, thực tiễn cho thấy lĩnh vực thông tin phát triển quá nhanh trong khi đó, hành lang pháp lý, cơ chế chính sách trong lĩnh vực này còn nhiều vấn đề chưa đáp ứng kịp với tình hình. Điều mà cơ quan quản lý nhà nước về báo chí còn nhiều trăn trở đó là làm thế nào để quản lý báo chí đi đúng hướng của Đảng, pháp luật của Nhà nước, để báo chí có tác động chính trị, tư tưởng tích cực, phục vụ có hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhưng quản lý là tạo điều kiện để báo chí phát triển, không bị tụt hậu so với thời đại, Đó là những vấn đề lớn đã được cơ quan quản lý nhà nước về báo chí giải quyết kịp thời thông qua việc sửa đổi Luật Báo chí và ban hành hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh kịp thời lĩnh vực nhạy cảm và hết sức quan trọng này.
Một vấn đề đặt ra, trong khi sắp xếp, quy hoạch báo chí và xây dựng Chiến lược phát triển thông tin, chúng ta nên nghiên cứu để xây dựng và thí điểm thành lập Tập đoàn báo chí. Tập đoàn báo chí là mô hình báo chí có triển vọng đối với quá trình phát triển hệ thống báo chí nước ta. Tuy nhiên, tập đoàn báo chí là một mô hình mới ở Việt Nam nên cần thời gian nghiên
cứu kỹ, xây dựng đề án và đặc biệt là phải có hành lang pháp lý để điều chỉnh. Vì thế, pháp luật báo chí cần phải được sửa đổi, bổ sung theo hướng phù hợp. Chẳng hạn, nên quy định cơ quan chủ quản lãnh đạo, chỉ đạo, chịu trách nhiệm nội dung, chính trị đối với tập đoàn báo chí; về hoạt động kinh tế, cơ quan chủ quản phải tôn trọng tuyệt đối các hoạt động của tập đoàn báo chí; có cơ chế phân cấp rõ ràng giữa cơ quan chủ quản báo chí và tập đoàn báo chí. Tập đoàn báo chí sẽ được hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Báo chí.
Đối với các phương tiện truyền thông mới, đáng chú ý nhất, hiện nay, việc sử dụng các trang mạng xã hội, báo chí, các loại hình thông tin khác trên Internet là một xu thế không thể phủ nhận. Hiện nay, các phương tiện truyền thông trên Internet tại Việt Nam đang là vấn đề, là thị trường hấp dẫn ở nhiều góc độ của các thế lực, các doanh nghiệp nước ngoài. Điều đáng lo ngại là càng ngày, phía nước ngoài càng gia tăng chi phối, tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực này. Chúng ta không ngăn cấm mạng Internet tại Việt Nam, tuy nhiên, cần xử lý thích hợp một số mạng xã hội, một số blog vi phạm pháp luật, chuẩn mực văn hoá, thuần phong mỹ tục của đất nước. Cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, nhất là các quy định đối với doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh lĩnh vực Internet, viễn thông, báo chí (nhất là phát thanh, truyền hình) tại Việt Nam. Điều quan trọng là tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý báo chí, nhất là báo chí điện tử, mạng xã hội trên Internet, quản lý tốt hơn việc xã hội hoá trong sản xuất hoặc liên kết sản xuất, truyền dẫn, phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình; có chính sách hỗ trợ các cơ quan báo chí, truyền thông, công nghệ thông tin trong nước vươn lên làm chủ trận địa tư tưởng, thông tin.