Sử dụng thông tin báo chí vào mục đích trục lợi

Một phần của tài liệu Vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam thời kỳ đổi mới (Trang 59)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4.4. Sử dụng thông tin báo chí vào mục đích trục lợi

Thực tế ở Việt Nam, có một bộ phận nhỏ phóng viên, nhà báo sử dụng những thông tin bất lợi khai thác được trong quá trình tác nghiệp để tống tiền doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân với mục đích trục lợi.

Đơn cử như ngày 18/9/2006, Cục An ninh kinh tế (Bộ Công an) phối hợp Công an tỉnh Hải Dương đã bắt quả tang Nguyễn Hồng Sơn, phóng viên báo Diễn đàn doanh nghiệp đang tống tiền doanh nghiệp Hải Vân (tỉnh Hải Dương) lấy 10.000 USD. Tại cơ quan điều tra Sơn đã khai nhận, biết doanh nghiệp Hải Vân là một doanh nghiệp lớn của tỉnh, ngày 17/9, Sơn xuống làm việc và có hành vi đe dọa, vòi vĩnh doanh nghiệp này phải đưa 10.000 USD cho mình. Lãnh đạo doanh nghiệp Hải Vân thấy hành vi của nhà báo không bình thường đã báo cáo cho cơ quan chức năng. Vụ tống tiền được xảy ra ngay tại khu vực Bảo tàng Dân tộc học, đường Nguyễn Văn Huyên, Hà Nội, khi Nguyễn Hồng Sơn đang nhận tiền của giám đốc doanh nghiệp đã bị cơ

quan Công an bắt qủa tang. Đây là vụ tống tiền doanh nghiệp với số lượng lớn tiền mặt được bắt quả tang trên địa bàn Hà Nội.

Ngày 13/10/2010, nhà báo Phan Hà Bình, nguyên Phó Tổng thư ký toà soạn báo Tiền Phong (bút danh Hà Phan) đã cùng phóng viên Quang Long có bài viết “SGT và KBC - Dự án tỷ đô đầu voi đuôi chuột” với nội dung bất lợi cho Công ty cổ phần Xi măng Sài Gòn - Tân Kỳ. Trong thời gian thu thập thông tin để viết bài và sau khi bài báo đã được đăng, Phan Hà Bình đã nhiều lần đến gặp bà Nguyễn Cẩm Phương - Giám đốc truyền thông của Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn - để đòi chi tiền. Mỗi lần đến gặp bà Phương, Hà Phan hù dọa nếu không chi tiền thì sẽ tiếp tục viết thêm nhiều bài báo gây bất lợi cho doanh nghiệp này. Sau nhiều lần thương lượng, cuối cùng Phan Hà Bình ra giá, nếu được chi 200 triệu đồng thì sẽ dừng không đăng các bài báo gây bất lợi cho Công ty cổ phần Xi măng Sài Gòn - Tân Kỳ nữa. Còn nếu được chi thêm 3.000 USD nữa thì Phan Hà Bình sẽ không những không đăng tiếp các bài báo gây bất lợi cho doanh nghiệp mà còn viết lại một bài báo khác để... lấy lại uy tín cho doanh nghiệp này. Bị hù dọa như thế, bà Nguyễn Cẩm Phương buộc phải đưa 220 triệu đồng theo yêu cầu của Phan Hà Bình và sau đó tố cáo toàn bộ sự việc với cơ quan bảo vệ pháp luật. Phan Hà Bình đã bị bắt và bị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về tội cưỡng đoạt tài sản.

Đây là hình thức lợi dụng quyền tự do báo chí để trục lợi cho cá nhân, làm tổn hại tới lợi ích chung của xã hội.

Một phần của tài liệu Vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam thời kỳ đổi mới (Trang 59)