Đe doạ, hành hung, cản trở nhà báo tác nghiệp

Một phần của tài liệu Vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam thời kỳ đổi mới (Trang 64)

7. Cấu trúc của luận văn

2.5.2. Đe doạ, hành hung, cản trở nhà báo tác nghiệp

Trong vài năm qua, thực tế ở Việt Nam có nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tới hoạt động báo chí. Số vụ nhà báo bị cản trở, đe dọa, thậm chí hành hung để ngăn cản tác nghiệp, có xu hướng gia tăng.

Những năm gần đây, hiện tượng nhà báo viết bài chống tham nhũng, tiêu cực bị trả thù, hành hung ngày càng nhiều hơn, và mức độ đáng báo động. Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ tính từ năm 2006 đến hết quý I năm 2010, cả nước xảy ra 18 vụ cản trở, hành hung nhà báo tác nghiệp, trong đó có 13 vụ hành hung gây thương tích.

Đặc biệt từ 1/1/2010 đến nay, tình trạng hành hung, cản trở nhà báo tác nghiệp có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Chẳng hạn như vụ phóng viên Huỳnh Lộc và Hàn Giang (Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh) bị hành hung ở Long An, phóng viên Việt Hùng và Sinh Lượng (Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC) bị hành hung ở cổng Tập đoàn Vinashin, phóng viên Duy Bùi (Báo Thể thao 24h) bị hành hung ở sân Thiên Trường, phóng viên Thái Duy và Mỹ Phương (Đài PTTH Bình Dương) bị hành hung tại thị xã Thủ Dầu Một, nhà báo Võ Minh Châu (báo Tiền phong) bị hành hung ở Hà Tĩnh, phóng viên Cẩm Châu (báo Nông thôn Ngày nay) bị hành hung ở Quảng Nam và đặc biệt nghiêm trọng là vụ phóng viên Trần Thế Dũng (báo Người Lao động) bị hành hung đến ngất xỉu ở Kéo Kham, Lạng Sơn...

Chỉ tính riêng từ tháng 5/2011 tới nay, toàn quốc đã có ít nhất 4-5 vụ gây rối, hành hung nhà báo xảy ra giữa ban ngày mà chưa vụ nào có kết quả xử lý. Điều này cho thấy môi trường tác nghiệp của nhà báo Việt Nam đang trở nên không an toàn. Và khi báo chí, công cụ giám sát của nhân dân, bị hạn chế hiệu lực thông qua việc bị cản trở, đe dọa, cũng là khi sự minh bạch của

xã hội suy giảm, gây thiệt hại đến lợi ích chung. Hành vi cản trở nhà báo tác nghiệp rất đa dạng, từ việc né tránh cung cấp thông tin, đến thu giữ phương tiện tác nghiệp, từ đe dọa đến bôi nhọ, vu khống, thậm chí bắt giữ người tùy tiện.

Gần đây nhất, ngày 14/6/2011, trong khi đang tác nghiệp, hai phóng viên Phạm Hồng Phong (quay phim của kênh VTC 14) và Lê Duy Khánh của chương trình truyền hình ATV (Báo An ninh Thủ đô) đã bị tên Trần Xuân Thanh, sinh năm 1975, trú tại thôn Phú Diễn, xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội đến cản trở, dùng lời lẽ lăng mạ và giằng máy quay. Đặc biệt, tên Thanh đã có hành vi lao đến chửi bới, đấm vào mặt và bóp cổ phóng viên Khánh khi bị ghi hình. Sáng 19/6, Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an huyện Từ Liêm (Hà Nội) đã thi hành lệnh bắt khẩn cấp Trần Xuân Thanh về hành vi chống người thi hành công vụ.

Những hành vi của một số cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân theo pháp luật Việt Nam đều bị xử lý nghiêm khắc.

Tiểu kết chƣơng II

Ở Việt Nam thời kỳ đổi mới, vấn đề tự do báo chí không chỉ được khẳng định về tư tưởng, quan điểm của Đảng mà còn được pháp luật của Nhà nước quy định và bảo hộ. Báo chí là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các tổ chức chính trị xã hội và là diễn đàn của nhân dân. Báo chí là tiếng nói tự do của Nhà nước, của quần chúng cách mạng và nhà báo là người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá tư tưởng. Không có một hạn chế, một ràng buộc nào ngoài sự cổ vũ khích lệ báo chí phát triển theo định hướng trên.

Pháp luật về báo chí tại Việt Nam đã tạo môi trường pháp lý thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí. Quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí và quyền được thông tin là

những quyền cơ bản của công dân được quy định trong đạo luật cơ bản của Nhà nước, được cụ thể hoá trong Luật Báo chí và các văn bản pháp luật có liên quan. Chỉ trên cơ sở pháp luật, quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân mới được đảm bảo một cách đầy đủ.

Nhờ chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tự do ngôn luận, tự do báo chí tại Việt Nam, trong thời kỳ đổi mới, cùng với sự phát triển mọi mặt của đất nước, hệ thống báo chí, truyền thông đại chúng Việt Nam đã có những bước trưởng thành vượt bậc cả về hình thức, chất lượng và số lượng. Báo chí cách mạng Việt Nam đã đóng góp tích cực và phục vụ đắc lực công cuộc đổi mới đất nước. Đội quân báo chí ở Trung ương cũng như địa phương luôn đoàn kết, giương cao ngọn cờ tư tưởng của Đảng, đấu tranh chống lại các quan điểm của các thế lực phản động thù địch. Nhiều nhà báo đã được đào tạo về chuyên môn tốt, đang góp phần đưa nền báo chí Việt Nam ngày càng tiếp cận với những chuẩn mực của nền báo chí chuyện nghiệp và hiện đại.

Báo chí cách mạng Việt Nam đã có những đóng góp rất quan trọng trong thông tin hai chiều, góp phần tích cực giúp Chính phủ điều hành đất nước, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội; đã có nhiều cố gắng trong việc cổ vũ các nhân tố mới trong lao động, sản xuất, kinh doanh, góp phần tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn, tìm hướng đi thích hợp, hướng làm ăn có hiệu quả.

Báo chí hoạt động tự do trên cơ sở đảm bảo lợi ích của đất nước, dân tộc, trong khuôn khổ của pháp luật. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại một số biểu hiện lạm dụng quyền tự do báo chí nhằm vào những mục đích trục lợi hoặc mưu đồ cá nhân, ảnh hưởng tới lợi ích của dân tộc, đất nước và một số tổ chức, cá nhân còn có những hành vi cản trở quyền tự do báo chí của

công dân. Những hành vi này đều trái pháp luật và đều bị xử lý nghiêm minh theo đúng pháp luật của Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Như vậy, trong thời kỳ đổi mới, báo chí Việt Nam có điều kiện để phát triển toàn diện. Đảng và Nhà nước tạo điều kiện để phát huy tối đa quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân. Riêng những trường hợp lợi dụng tự do báo chí để trục lợi, gây tổn hại cho quốc gia, dân tộc thì đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật.

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ VĨ MÔ ĐỂ ĐẢM BẢO TỰ DO BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam thời kỳ đổi mới (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)