Những xu hướng phát triển của báo chí Việt Nam liên quan tớ

Một phần của tài liệu Vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam thời kỳ đổi mới (Trang 71)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Những xu hướng phát triển của báo chí Việt Nam liên quan tớ

đề tự do báo chí

Hoạt động báo chí ở nước ta hiện nay chịu một số tác động sau: Nhu cầu thông tin và được thông tin (nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân muốn được thông tin và nhận được thông tin); sự phát triển rất nhanh về kỹ thuật và công nghệ truyền thông; cơ chế thị trường. Từ những tác động trên, nảy sinh một số xu hướng đáng chú ý trong sự phát triển của báo chí nước ta hiện nay liên quan tới vấn đề tự do báo chí:

* Xu hướng toàn cầu hoá thông tin:

Toàn cầu hoá thông tin là hiện tượng thông tin ở khắp mọi nơi trên thế giới được truyền tải liên tục, nhiều chiều và dễ dàng tới công chúng. Xét về phương diện nội dung thông tin, một sự kiện xảy ra ở bất cứ ngóc ngách nào của thế giới cũng có thể trở thành tâm điểm của dư luận toàn cầu. Tương tự như vậy, về phương diện nguồn tin, bất cứ ai cũng có thể trở thành chủ nhân của thông tin thu hút sự chú ý của toàn thế giới.

Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong các lĩnh vực in ấn, sự phát triển của công nghệ phát thanh, truyền hình và đặc biệt là Internet đã cho phép thông tin từ một quốc gia có thể được biết đến trên toàn thế giới. Mạng Internet bao phủ toàn cầu, nhờ đó, người sử dụng có khả năng nhận được thông tin cần thiết từ các hãng tin một cách dễ dàng. Trong khi đó, nhu cầu thông tin của công chúng ngày một gia tăng. Các cơ quan báo chí muốn đáp ứng nhu cầu đó thì cần phải đẩy mạnh việc khai thác sự đa dạng của thông tin, không thể bó hẹp thông tin trong phạm vi một quốc gia hay một khu vực. Tiêu biểu như hiện nay, trong lĩnh vực truyền hình, trên hệ thống truyền hình trả tiền hiện có 75 kênh truyền hình nước ngoài, phục vụ gần 2,5 triệu thuê bao trên toàn quốc. Những kênh truyền hình nước ngoài này bao gồm cả các kênh tin tức nổi tiếng như CNN, BBC, DW, NHK, CCTV, TV5... và các kênh giải trí như Discovery, Star Movie, HBO, Star Sport... Một số kênh truyền hình nước ngoài này đã được dịch phụ đề tiếng Việt kèm theo.

Một vấn đề đặt ra là các thông tin được toàn cầu hoá đó liệu có trung thực. Thực tế, quốc gia nào làm chủ được thông tin thì quốc gia đó sẽ giành chiến thắng. Không ai dám chắc những thông tin mà các hãng tin đưa ra không mang màu sắc chính trị, phục vụ cho một đảng phái, một nền chính trị nào đó. Những thông tin này có thể có lợi hoặc gây tổn hại tới lợi ích của quốc gia, dân tộc. Nội dung của một số kênh truyền hình kể trên chưa phù hợp, đôi khi còn đi ngược lại với văn hoá, thuần phong mỹ tục... của Việt Nam.

* Xu hướng đa dạng hóa các loại hình thông tin đại chúng :

Tại các loại hình thông tin mới như: blog, trang mạng xã hội (facebook, twitter…), các tổ chức, cá nhân có thể tự do bày tỏ chính kiến, quan điểm của mình về các vấn đề trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội... Tuy nhiên, các loại hình thông tin mới này có nhiều mặt trái của nó.

Từ giữa tháng 12/2010 đến nay, nhiều nước vùng Bắc Phi và Trung Đông, gọi tắt là MENA (Middle East – North Afrca) đã và đang xảy ra những biến động chính trị to lớn, sâu sắc. Đã có 2 tổng thống bị lật đổ (Tuynidi và Ai Cập), 1 tổng thống đang phải đương đầu với cuộc nổi dậy vũ trang ở bên trong và sự can thiệp thô bạo bằng quân sự từ bên ngoài (Lybia), 2 nước đang đứng trước sóng gió của các cuộc biểu tình, bạo động (Yemen, Syria), một số nước phải thay đổi nội các, phải nhượng bộ phe đối lập và các lực lượng nổi dậy… Một thứ công cụ được coi là có vai trò quan trọng trong những biến động vừa qua ở MENA là mạng xã hội, điện thoại di động, báo chí và các phương tiện truyền thông khác.

Thời gian qua, trên các trang mạng xã hội, báo chí, truyền thông, nhiều người hay nhắc đến một cái tên đã trở nên quen thuộc, thậm chí trở thành biểu tượng của cuộc biến động, “cuộc cách mạng” ở Ai Cập và MENA. Đó là Wael Ghonim, 30 tuổi, thuộc tầng lớp trung lưu, là kỹ sư máy tính, có bằng thạc sĩ về quản trị kinh doanh, vừa được hãng Google thuê làm quản lý một cơ sở của hãng này ở Dubai. Cùng với công việc được giao, anh chàng kỹ sư máy tính này đã lập một trang Facebook, kết nối hơn 400.000 người Ai Cập, chủ yếu là giới trẻ. Ngày 16/1/2011, lấy lý do “có việc riêng”, Ghonim trở về Ai Cập để tham gia cuộc biểu tình xảy ra một ngày trước đó. Anh này vừa kêu gọi người dân xuống đường, kết nối họ, vừa lên kế hoạch cho các cuộc biểu tình. Hơn 10 ngày sau, Ghonim bị cảnh sát Ai Cập bắt và 10 ngày sau đó được thả nhờ sự can thiệp của Tổ chức Ân xá Quốc tế. Trả lời phỏng vấn Đài truyền hình CBS của Mỹ 5 ngày sau khi được tự do, nói về chính quyền Ai Cập, Ghonim cho biết: “Họ không hiểu về mạng xã hội, và họ đánh giá thấp sức mạnh của nhân dân”. Về vai trò của internet và mạng xã hội, Ghonim cho rằng: “Nếu không có mạng xã hội, nó (tức là các cuộc biểu tình) sẽ không bao

giờ được châm ngòi… Không có Facebook, không có Twitter, không có Google, không có You Tube, cuộc cách mạng này sẽ không bao giờ xảy ra.” Ở Ai Cập và khối MENA, một nhân vật mang bí danh “ElShaheed”, tiếng A – rập có nghĩa là “tử vì đạo”, người đóng vai trò chính trong việc kêu gọi giới trẻ Ai Cập thông qua mạng Facebook, cũng được nhắc đến. Một người khác nữa mang bí danh “Enough Gaddafi” (Gaddafi, thế là đủ rồi) tung lên You Tube nhiều đoạn phim về cảnh đàn áp biểu tình ở Libya, Bahrain, Ai Cập khiến dân chúng sục sôi căm phẫn.

Ngày 15/2/2011, phát biểu tại trường đại học G. Oa-sinh-ton, Ngoại trưởng Mỹ, bà H.Clinton lại lên tiếng chỉ trích, xuyên tạc Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, I-ran, My-an-ma, Syri... “vi phạm tự do Internet”; thông báo Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ tiếp tục tung ra các trang mạng xã hội Twitter bằng các thứ tiếng Trung Quốc, Nga, Ấn Độ (sau khi đã thực hiện rất hiệu quả các trang mạng xã hội này bằng tiếng A-rập, Farsi). Năm 2011, Mỹ chi ít nhất từ 25 đến 30 triệu USD để bảo vệ các blogger đang bị ngăn cản, “cải thiện môi trường pháp lý” cho hoạt động truyền thông.

Hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có một chế tài thực sự hiệu quả để quản lý các loại hình thông tin đại chúng mới này.

Trước những thông tin vi phạm của Facebook thời gian qua, Tổng Cục An ninh đã yêu cầu các ISP chặn truy cập vào Facebook, các ISP đã thực hiện khá nghiêm chỉnh từ tháng 12/2009. Số lượng người dùng Facebook tụt mạnh từ 1,1 triệu xuống còn 800 ngàn.

Tuy nhiên, đến nay, người dùng Internet Việt Nam qua sự hướng dẫn của Facebook, cũng như các website trên mạng đã dùng nhiều biện pháp khác nhau để có thể sử dụng Facebook (Dùng Open DNS; sử dụng DNS của Google; qua một số địa chỉ có bổ sung ký tự từ chính Facebook; sử dụng phần mềm DNS Jumper; sử dụng các proxy/socks...), do đó các phương pháp chặn

hiện nay đã không còn hiệu quả cao. Lượng người sử dụng Facebook tại Việt Nam lại bắt đầu tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian gần đây.

* Xu hướng thương mại hóa báo chí:

Một mặt, các tờ báo, tạp chí cố bám lấy sự bao cấp của Nhà nước. Đối với những tờ báo mới ra đời đều đòi hỏi sự trợ cấp, tài trợ của Nhà nước. Mặt khác, nảy sinh một số tờ báo, tạp chí đi theo chiều hướng thương mại, chạy theo cơ chế thị trường, sinh ra tình trạng thương mại hóa báo chí. Gắn với xu hướng này, tất yếu dẫn đến có những tờ báo, tạp chí có những chủ sở hữu và có xu hướng tiến tới tư nhân hóa báo chí. Hiện nay, tuy chưa phổ biến nhưng đã có những mầm mống của xu hướng này, tức là có sự biến đổi về sở hữu của tờ báo. Vậy việc quản lý nhà nước về báo chí phải đối phó với xu hướng này như thế nào, thắt chặt hay buông lỏng.

* Xuất hiện những biến động trong đội ngũ những người làm báo, xuất hiện những người viết báo chuyên nghiệp nhưng không có biên chế chính thức hay hợp đồng dài hạn ở cơ quan báo chí nào nên không có thẻ nhà báo.

* Xu hướng xã hội hoá sản phẩm báo chí - truyền thông:

Xu hướng này thể hiện trước hết ở sự xuất hiện của các “nhà báo công dân”. Cũng giống như các quốc gia khác, sự phát triển của công nghệ đã giúp cho mọi người có thể hoàn thành một sản phẩm truyền thông một cách dễ dàng. Chỉ cần một chiếc điện thoại có thể quay phim, chụp ảnh được, mỗi công dân đều trở thành “nhà báo”. Tại Việt Nam đã có nhiều chương trình tiếp nhận các clip của khán giả để phát sóng. Những “Nhà báo công dân” này cũng đã góp phần tạo nên một nguồn thông tin đa chiều về các sự kiện. Nhưng năng lực, phẩm chất và đạo đức của những “nhà báo” không chuyên này lại là một vấn đề đáng để quan tâm, bàn luận. Phải quản lý những “nhà báo công dân” này như thế nào?

Một biểu hiện rõ nét của xu hướng này đó là xu hướng xã hội hoá tác phẩm truyền hình tại Việt Nam hiện nay. Xã hội hoá truyền hình manh nha tại Việt Nam từ nhiều năm gần đây. Trong các khâu sản xuất, hình thành tác phẩm của một chương trình truyền hình có sự tham gia của một hoặc nhiều đơn vị, cơ quan không thuộc nhà Đài. Việc xã hội hoá tác phẩm truyền hình hàm chứa mục tiêu xây dựng một nền truyền hình hiện đại nhờ phát huy tối đa các nguồn lực của xã hội. Đây là con đường để việc sản xuất các chương trình truyền hình đi theo hướng chuyên môn hoá, chất lượng và năng suất cao hơn.

Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra ở đây, đó là hiện nay, có rất nhiều công ty truyền thông tư nhân tham gia vào quá trình sản xuất các chương trình truyền hình của nhà Đài. Hiện nay, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có những chế tài cụ thể để quản lý các đối tượng này.

Theo PGS,TS. Lê Thanh Bình, những tác động và xu hướng trên đặt ra các vấn đề đối với định hướng của Đảng và quản lý nhà nước về pháp luật trong lĩnh vực báo chí:

- Định hướng của Đảng, quản lý nhà nước và pháp luật trong lĩnh vực báo chí phải đảm bảo tốt hơn quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận của công dân, nâng cao trách nhiệm xã hội của báo chí, đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội tốt hơn.

- Quản lý báo chí sao cho bắt kịp trình độ phát triển rất cao của phương tiện kỹ thuật công nghệ truyền thông hiện đại. Bản thân sự quản lý phải chứa đựng hàm lượng công nghệ cao và chính độ ngũ cán bộ quản lý phải hiểu và sử dụng nó. Điều này kéo theo các văn bản pháp luật phải phù hợp với công nghệ mới, có khuôn khổ pháp lý phù hợp với yêu cầu mới.

- Chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về báo chí phải phù hợp với cơ chế vận hành trong điều kiện kinh tế thị trường. Pháp luật phải điều chỉnh kịp thời những tác động của thị trường, quy luật cung cầu, tức

là báo chí đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của quần chúng nhưng điều đó không dẫn đến khuynh hướng thương mại hóa một cách tràn lan. [11, tr.151- 152]

Một phần của tài liệu Vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam thời kỳ đổi mới (Trang 71)