Né tránh cung cấp thông tin cho báo chí

Một phần của tài liệu Vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam thời kỳ đổi mới (Trang 62)

7. Cấu trúc của luận văn

2.5.1. Né tránh cung cấp thông tin cho báo chí

Ở nước ta, Hiến pháp 1992 khẳng định: “Công dân có quyền được thông tin”. Để bảo đảm “quyền được biết” ấy của công dân, pháp luật trong

lĩnh vực báo chí đã nêu rõ: Không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động. Các cơ quan tổ chức có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí, giúp cho báo chí thông tin chính xác, kịp thời và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin của mình. Không ai được đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu; cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật…

Để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà báo thực hiện quyền lấy tin, pháp luật quy định từng chi tiết cụ thể như: Nhà báo được đến các cơ quan, tổ chức, thư viện, bảo tàng… để thu thập thông tin, tra cứu tài liệu, làm nghiệp vụ báo chí. Các cơ quan, tổ chức không được từ chối cung cấp cho nhà báo những tư liệu, tài liệu nếu không thuộc bí mật nhà nước và bí mật đời tư của công dân. Nhà báo được thực hiện nghiệp vụ tại các đại hội, hội nghị và các buổi lễ, hoạt động lễ tân; được lấy tin, chụp ảnh, quay phim, ghi âm tại các phiên tòa xét xử công khai, được phỏng vấn các người liên quan. Khi liên hệ đến các cơ quan, tổ chức, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo. Nơi đó không được đòi hỏi thêm giấy tờ nào khác…

Trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí của tổ chức, cá nhân đã được quy định trong Luật Báo chí nhưng nhiều tổ chức, cá nhân vẫn vi phạm, việc né tránh cung cấp thông tin cho báo chí vẫn còn diễn ra. Người chuyên trách am hiểu vấn đề có lý do để né tránh cung cấp thông tin và đẩy lên cho “người phát ngôn”. Trong khi đó, báo chí lúc nào cũng cần có những thông tin chính xác, kịp thời. Ví dụ như khi cơ quan báo chí phát hiện một loại thực phẩm chất lượng kém, làm chết người, yêu cầu Bộ quản lý chuyên ngành trả lời nhưng bộ này từ chối. Hay như khi nảy sinh vấn đề gây bức xúc trong dư luận, cơ quan báo chí yêu cầu cơ quan A, B phải trả lời, tuy họ không từ chối

cung cấp thông tin nhưng họ kiếm cớ trì hoãn việc cung cấp thông tin, cũng bị coi là cản trở cung cấp thông tin.

Một phần của tài liệu Vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam thời kỳ đổi mới (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)