Pháp luật của Nhà nước về báo chí

Một phần của tài liệu Vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam thời kỳ đổi mới (Trang 38)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Pháp luật của Nhà nước về báo chí

Vấn đề tự do ngôn luận trên báo chí không chỉ được khẳng định về tư tưởng, quan điểm của Đảng mà còn được luật pháp của Nhà nước quy định và bảo hộ. Các văn bản Luật Báo chí, các nghị định, chỉ thị, thông tư hướng dẫn thi hành Luật Báo chí đã cụ thể hóa các chính sách, chế độ, quyền tự do báo chí và trách nhiệm xã hội của cơ quan báo chí và người làm báo. Đây là tiền đề, là điều kiện cần thiết để đảm bảo quyền tự do ngôn luận trên báo chí trong toàn xã hội.

Ngày 9/11/1946, Hiến pháp đầu tiên của nước ta ra đời đã ghi nhận quyền tự do ngôn luận của công dân ở Điều 10: “Công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận; tự do xuất bản”. Hiến pháp năm 1959 quy định một cách cụ thể hơn về quyền tự do ngôn luận của công dân. Điều 25 xác định rõ:

“Công dân nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí... Nhà nước bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền đó”. Điều 67 của Hiến pháp 1980 còn quy định

quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân và xác định giới hạn thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của công dân, cụ thể là việc thực hiện các quyền đó phải “phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân”. Điều 69 trong Hiến pháp năm 1992 quy định: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin...".

Luật Báo chí Việt Nam khẳng định báo chí không chỉ là cơ quan của Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị và tổ chức xã hội, nghề nghiệp,... mà còn là diễn đàn tin cậy của người dân. Nhân dân có quyền bày tỏ ý kiến của mình qua các phương tiện báo chí. Hàng triệu bài, tin gửi cho các báo về nhiều chủ đề liên quan đến các mặt thiết thực của đời sống nhân dân; thông qua chuyên mục “Ý kiến bạn đọc”, nhiều ý kiến rất phong phú của các tầng lớp nhân dân được phản ánh trên nhiều tờ báo, là sự thể hiện sinh động quyền tự do ngôn luận của mỗi người dân.

Luật Báo chí của Việt Nam ghi rõ hai điều rất quan trọng:

Điều 4: Quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Công dân có quyền:

1- Được thông tin qua báo chí về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới;

2- Tiếp xúc, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí và nhà báo; gửi tin, bài, ảnh và tác phẩm khác cho báo chí mà không chịu sự kiểm duyệt của tổ chức, cá nhân nào và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin;

3- Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới;

4- Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

5- Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và thành viên của các tổ chức đó.

Điều 5: Trách nhiệm của báo chí đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân.

Cơ quan báo chí có trách nhiệm:

l) Đăng, phát sóng tác phẩm, ý kiến của công dân; trong trường hợp không đăng, phát sóng phải trả lời và nói rõ lý do;

2) Trả lời hoặc yêu cầu tổ chức, người có chức vụ trả lời bằng thư hoặc trên báo chí về kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến.

Báo chí Việt Nam có quyền đề cập tất cả các vấn đề mà pháp luật không cấm. Pháp luật chỉ cấm báo chí tuyên truyền kích động bạo lực, kích dục, tuyên truyền cho chiến tranh, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc. Đây là điều cần thiết với tất cả các nước tiến bộ trên thế giới, mong muốn xây dựng một xã hội hòa bình, ổn định, vì hạnh phúc của nhân dân.

Thực tế quản lý hoạt động báo chí bằng pháp luật ở Việt Nam đã thể hiện tự do báo chí của Việt Nam. Trong một xã hội dân chủ, tự do của người này không thể làm mất tự do của người khác. Những hành động liên kết với nhau để vụ lợi, trái với quy ước đạo đức nghề nghiệp báo chí, đều bị xử lý, dù người đó đang giữ trọng trách cao trong cơ quan của Đảng, Nhà nước. Những tờ báo hoạt động xâm hại tôn chỉ, mục đích, gây tác động xấu đối với xã hội đều bị xử phạt theo các quy định của pháp luật.

Pháp luật Việt Nam cũng có những điều khoản bảo vệ nhà báo trong quá trình hoạt động:

Điều 2 Luật Báo chí quy định: “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình. Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động. Không ai được

lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân”.

Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí quy định: Báo chí có những nhiệm vụ và quyền hạn: “Thông tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân; Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân; Phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực xã hội khác; Góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam; Mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc, tham gia vào sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội".

Điều 15 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí quy định: “1. Nhà báo có quyền: Hoạt động báo chí trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hoạt động báo chí ở nước ngoài theo quy định của Chính phủ; Khai thác và được cung cấp thông tin trong hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật; Khước từ việc biên soạn hoặc tham gia biên soạn tác phẩm báo chí trái với quy định của pháp luật về báo chí; Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ báo chí; hưởng một số chế độ ưu tiên cần thiết trong hoạt động báo chí theo quy định của Chính phủ; Được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp. Không ai được đe dọa, uy

hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật. 2. Nhà báo có nghĩa vụ: Thông tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, góp phần thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; Bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phát hiện, bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các tư tưởng, hành vi sai phạm; …".

Khoản 3 Điều 28 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí quy định: “Người nào vi phạm các quy định về cung cấp thông tin, trả lời trên báo chí, thành lập cơ quan báo chí, phát hành, quảng cáo, họp báo, cản trở hoạt động báo chí, đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phá hủy, làm hư hỏng phương tiện, tài liệu và các quy định khác của pháp luật về báo chí thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự".

Điều 12 Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 6/6/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa thông tin quy định:

“Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật; Hủy hoại phương tiện hoạt động báo chí của nhà báo. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa, uy hiếp tính mạng nhà báo”.

Với những quy định nêu trên, chúng ta không có báo chí tư nhân và các điều khoản cũng thể hiện một cách rõ ràng, báo chí của chúng ta có chức năng, nhiệm vụ cao cả phục vụ lợi ích chung của nhà nước, của xã hội. Nhiệm vụ mà nhà báo thực hiện là nhiệm vụ do cơ quan báo chí giao và là nhiệm vụ công. Vì lẽ đó, hoạt động của nhà báo được Nhà nước bảo hộ với ý nghĩa là

chủ thể đặc biệt. Mặt khác, bảo vệ nhà báo, phóng viên cũng là bảo vệ quyền được thông tin của công dân. Những trường hợp cản trở, hành hung nhà báo nếu vượt quá phạm vi hành chính, cần phải khởi tố về tội chống người thi hành công vụ.

Vậy là, sự quản lý báo chí bằng pháp luật ở Việt Nam không phải là sự cản trở quyền tự do báo chí của người dân cũng như những hoạt động báo chí của các nhà báo. Việt Nam đã mở cửa trong hoạt động báo chí với bên ngoài để góp phần nâng cao trình độ báo chí của mình, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa, hội nhập, giao lưu kinh tế, văn hóa với bầu bạn bốn phương.

Có ý kiến cho rằng, có báo tư nhân mới là biểu hiện cụ thể của tự do báo chí. Phải khẳng định rằng không có báo chí tư nhân thì không thể quy chụp là không có “tự do báo chí”. Những người làm báo Việt Nam đã và đang phấn đấu vì sự nghiệp độc lập dân tộc và tự do, hạnh phúc của nhân dân. Những tờ báo hiện nay của các cơ quan Đảng, nhà nước, đoàn thể chính trị, xã hội, tổ chức nghề nghiệp đã phản ánh đầy đủ những ý kiến, nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân. Những kiến nghị của họ đã được công luận phản ánh đầy đủ và được Đảng, Nhà nước tiếp thu, trả lời qua báo, đài. Đó là sự thể hiện quyền được thông tin cũng như quyền ngôn luận của nhân dân.

Mặt khác, thực tiễn việc ra đời báo tư nhân gây nhiễu thông tin, thậm chí làm vô hiệu hóa sự lãnh đạo của chính quyền, dẫn đến sự rối loạn chính trị-xã hội ở nhiều nước vốn quảng cáo rầm rộ cho cái gọi là “tự do báo chí” đã là bài học thấm thía cho nhân dân ta.

TS. Hồng Vinh trong bài viết “Tự do báo chí ở Việt Nam” đăng trên báo Sài Gòn giải phóng đã lý giải: Sở dĩ có đòi hỏi vô lý trên (đòi hỏi có báo chí tư nhân tại Việt Nam), có nguyên nhân từ nhận thức mơ hồ về quyền tự do

báo chí và nhiệm vụ của báo chí Việt Nam. Do hiểu phiến diện hoặc cố tình hiểu sai về tự do báo chí, họ đã ra công cổ súy, đấu tranh đòi “tự do báo chí” theo kiểu phương Tây, coi đó là biểu hiện của “tinh thần dân chủ”, tự phong cho mình là “người hăng hái đấu tranh cho dân chủ”. Song, họ không hiểu rằng dân chủ là một thể chế, trong đó quyền tự do báo chí của người này không được làm tổn hại đến quyền tự do của người khác, đến lợi ích của toàn dân tộc. Sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu có sự góp phần của những tờ báo theo khuynh hướng “tự do báo chí” kiểu phương Tây đó. Mặt khác, trong một số ít người, tư tưởng nêu trên xuất phát từ những toan tính liên quan đến lợi ích, quyền lực, động cơ cá nhân; từ sự bất mãn của họ với Đảng và Nhà nước. Họ luôn luôn đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của đất nước; chính vì thế, họ có những ý kiến lạc lõng, cực đoan, phản lại quyền lợi của dân tộc. Trong số những người cơ hội chính trị, có người đã thực sự đối lập với lợi ích Tổ quốc, liên kết những phần tử bất mãn ở bên trong cùng với thế lực xấu ở bên ngoài để dùng báo chí chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Họ quay lưng lại với quá khứ vẻ vang, hào hùng của toàn dân tộc, trong đó có sự đóng góp nào đó của gia đình và bản thân họ. Những bài báo, những hồi ký của họ đầy rẫy sự xuyên tạc, vu cáo hèn hạ, bêu riếu những người dân nước Việt đang ngày đêm cần cù lao động sáng tạo, chắt chiu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tất cả vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Tự do báo chí cho ai, vì ai? Câu hỏi lớn đó đã được thực tiễn đổi mới đất nước nói chung và thực tiễn đổi mới báo chí nói riêng trong 25 năm qua cùng thực tiễn trên thế giới ngày nay cho ta câu trả lời rành rọt.

Vậy mà năm 2011, Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) vẫn xếp Việt Nam vào nhóm 38 nước không có tự do báo chí. Một trong những lý do

mà RSF nêu ra là: Việt Nam dùng “luật hình sự trấn áp tự do báo chí” và hiện vẫn có “17 nhà báo mạng đang bị giam giữ”.

Thực tế cho thấy Nhà nước Việt Nam tạo mọi điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy cao nhất vai trò của mình vào sự phát triển của xã hội. Các cơ quan báo chí và những người làm báo ở Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân. Báo chí Việt Nam hoàn toàn được tự do theo khuôn khổ pháp luật Việt Nam…

Nhà nước Việt Nam chỉ ngăn cấm, xử lý những tổ chức và cá nhân cố tình lợi dụng tự do báo chí, tự do internet để chống phá nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế; gây rối an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; vi phạm đạo đức, đi ngược lại thuần phong mỹ tục và các vi phạm pháp luật khác. Những đối tượng mà RSF gọi là “nhà báo mạng” đang bị giam giữ, thực chất là những người lợi dụng tự do báo chí để đưa tin, viết bài tuyên truyền, kích động chống phá Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước; cấu kết với nhóm phản động lưu vong nước ngoài để tìm cách lật đổ chính quyền

Một phần của tài liệu Vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam thời kỳ đổi mới (Trang 38)