Báo chí sa vào các thông tin giật gân, câu khách

Một phần của tài liệu Vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam thời kỳ đổi mới (Trang 51)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4.1. Báo chí sa vào các thông tin giật gân, câu khách

Báo chí sa vào việc miêu tả các vụ án ly kỳ, rùng rợn, chuyện tình ái thô thiển, dung tục, tình trạng xa rời tôn chỉ mục đích không những không được khắc phục có hiệu quả mà trên một số mặt cụ thể còn có biểu hiện gia tăng; vẫn còn hiện tượng một số sách, báo chỉ quan tâm việc thỏa mãn thị hiếu tầm thường của một bộ phận công chúng nhằm thu lợi nhuận mà không tính tới hậu quả tiêu cực do việc làm đó gây ra.

Có những trường hợp, do thiếu thận trọng, muốn đảm bảo tính nhanh nhạy của thông tin báo chí, một số nhà báo đã không lường trước được hâu quả tai hại của việc công bố tin tức. Ví dụ như câu chuyện về cháu bé 8 tháng tuổi bị hãm hiếp, được một số tờ báo đưa tin tỉ mỉ và đăng cả ảnh lên báo trong năm 2000. Sự vụ này làm cho dư luận hết sức bất bình. Có tác giả đã gọi nhà báo đó là nhẫn tâm, là con người vô cảm, không hiểu được nỗi đau mà cháu bé đang phải chịu, lại còn vô tình bắt cháu phải chịu nỗi đau này trong suốt cả cuộc đời.

Vụ “Thánh vật ở sông Tô Lịch” cũng là một ví dụ điển hình. Loạt bài viết về “Thánh vật ở sông Tô Lịch” được đăng tải trên Báo Bảo vệ Pháp luật của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao (các số 13, 14, 15 ra từ 31/2 đến 14/4/2007) thống kê một loại sự kiện “không lành” diễn ra trong cùng thời

gian xử lý các di vật cổ, được phát hiện vào năm 2001 dưới lòng sông Tô Lịch tại Hà Nội. Nội dung các bài viết nhuốm màu sắc thần bí, không có chú dẫn xuất xứ tư liệu. Loạt bài này đã gây ra một tâm lý hoang mang, lo sợ, dấy lên không khí mê tín trong dân chúng. Một số báo khác đã mở rộng vấn đề, đẩy sự việc đi quá xa, vi phạm Thông báo kết luận số 83 - TB/TW của Ban Bí thư ngày 27/6/2007 về tình hình lễ hội, tâm linh, ngoại cảm, trong đó nhấn mạnh: “Các báo, tạp chí, nhà xuất bản không được thông tin, phát hành ấn phẩm có nội dung tâm linh, ngoại cảm khi chưa được các cơ quan nghiên cứu khoa học thẩm định, kết luận.” Xử lý vấn đề này, ngày 9/5/2007, Chánh Thanh tra Bộ Văn hoá - Thông tin đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá thông tin đối với Tổng Biên tập Báo Bảo vệ Pháp luật, với số tiền phạt là 20 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam thời kỳ đổi mới (Trang 51)