Biểu trưng của giun

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn - Việt có yếu tố chỉ tên gọi động vật (Nhìn từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa (Trang 86)

b. Biểu trưng cho vẻ đẹp hình thức và dũng khí của người đàn ông

3.3.3.4. Biểu trưng của giun

Trong kho thành ngữ tiếng Hàn, giun có một biểu trưng duy nhất là biểu trưng cho thân phận bị áp bức, chà đạp. Và đây cũng là biểu trưng duy nhất của giun mà

chúng tôi tìm thầy trong thành ngữ tiếng Việt

지렁이도밟으면 꿈틀하다 → Con giun xéo mãi cũng quằn

TIỂU KẾT

Qua nghiên cứu đối chiếu giá trị biểu trưng ngữ nghĩa của các con vật trong thành ngữ Hàn - Việt, chúng tôi có những nhận định sơ bộ như sau:

Về phƣơng thức thể hiện giá trị biểu trƣng - Điểm tƣơng đồng:

Nhìn chung, thành ngữ ở cả hai dân tộc đều sử dụng hai phương thức biểu trưng là biểu trưng chung và biểu trưng thông qua những hành động, tình huống cụ thể có liên quan đến thế giới động vật. Tuy nhiên, sử dụng biểu trưng chung hay biểu trưng qua các hành động, tình thế, tình huống cụ thể đối với mỗi nhóm động vật mà chúng tôi phân loại trong chương này không giống nhau.

- Đối với nhóm vật nuôi trong gia đình: Tất cả các con vật được chọn trình bày đại

diện ở đây đều có các biểu trưng cụ thể qua tình huống, hành động nhiều hơn các biểu trưng chung và điều này được thể hiện giống nhau trong thành ngữ của cả hai dân tộc. Điều đó chứng tỏ, sự gần gũi giữa con người với các loài vật này đã cho phép họ quan sát chúng một cách tỉ mỉ, hình thành trong tư duy những liên tưởng cụ thể, sinh động đối với những hoàn cảnh, tình thế, đặc điểm, tính cách có tính chất tương liên trong cuộc sống của mình và điều đó được thể hiện một cách sinh động, đầy hình ảnh qua thành ngữ.

- Đối với nhóm động vật hoang dã: Phần lớn các thành ngữ chỉ sử dụng biểu trưng một

Chim sẻ nhỏ nhưng đẻ giỏi (bé hạt tiêu) trong thành ngữ Hàn hay To như voi, Hỗn như gấu... trong thành ngữ Việt. Vì vậy, có thể nhận định rằng việc không gần gũi với các

con vật hoang dã khiến cho các chủ nhân sáng tạo thành ngữ chỉ có thể gán cho chúng các biểu trưng ở mức độ “hời hợt” so với các con vật nuôi trong gia đình, những loài mà họ thường xuyên gần gũi, tiếp xúc hàng ngày và có những quan sát tỉ mỉ.

- Đối với các nhóm côn trùng, sâu bọ: Cũng như đối với nhóm vật hoang dã, phương

thức dùng biểu trưng của các con vật này đại bộ phận là biểu trưng chung. Thường là mỗi con vật chỉ có một đến hai biểu trưng, do số lượng thành ngữ nói về chúng quá ít.

- Điểm khác biệt:

Điểm khác biệt cơ bản trong sử dụng biểu trưng của các loài vật của hai dân tộc ở đây nằm ở một số loài đặc trưng theo vùng khí hậu. Có những loài vật chỉ có hay phổ biến ở xứ lạnh nên chỉ xuất hiện trong thành ngữ Hàn (gà lôi, én...), có những loài chỉ xuất hiện ở xứ nóng, đặc biệt là những loài đặc trưng của nông nghiệp lúa nước chỉ xuất hiện trong thành ngữ Việt và rất ít hoặc không có trong thành ngữ Hàn (cò, vạc, mòng két, bồ nông...)

Điểm khác biệt thứ hai trong cách sử dụng biểu trưng giữa hai dân tộc thể hiện ở sự quan sát những đặc trưng đặc biệt của một số loài dựa trên mức độ gần gũi giữa chúng và con người. Chẳng hạn, chó và gà trong thành ngữ Hàn được người Hàn sử dụng nhiều ở những biểu trưng chung, trong khi đó, người Việt lại sử dụng nhiều ở những biểu trưng cụ thể...

Về sắc thái biểu trƣng

Qua nghiên cứu biểu trưng và ngữ nghĩa của các thành ngữ, chúng tôi nhận thấy có nhiều loại sắc thái biểu trưng như: khuyên nhủ, phê phán, ca ngợi, mỉa mai...Tuy nhiên, cả thành ngữ Hàn và thành ngữ Việt đều có những thành ngữ mang sắc thái

trung hoà, chỉ có tính chất miêu tả thông thường theo kiểu: Ốc sên đánh nhau trên sừng bò (Hàn) hay Chuột chạy đầu sào, Kiến bò miệng chén... (Việt) nhưng không

nhiều. Tuy nhiên, có thể thấy hai loại sắc thái nổi bật là sắc thái xấu và sắc thái tốt. Trong đó, sắc thái xấu được nói đến nhiều hơn, đặc biệt là trong thành ngữ Việt. Theo kết quả nghiên cứu của Trịnh Cẩm Lan năn 1995, có tới trên 70% các câu thành ngữ Việt liên quan đến động vật mang sắc thái biểu trưng xấu. Những sắc thái xấu cụ thể như chê, phê phán, mỉa mai...Ví dụ: Quý hạc, khinh gà- Quý thiếp hơn vợ (sắc thái phê phán), Chạch thành rồng - Người hèn hạ bỗng nhiên trở nên cao quý ( sắc thái mỉa

mai)...

Sắc thái tốt đảm nhận các chức năng: Ca ngợi, khuyên nhủ, khuyến khích... và chỉ tập trung ở một số loài vật tiêu biểu. Trong tiếng Hàn, sắc thái tốt tập trung chủ yếu ở các loài như rồng, én,... Ví dụ: Rồng bay ra từ khe lạch - Người tài giỏi có xuất thân bình dân; Như én gánh nước - người phụ nữ đẹp và duyên dáng (sắc thái khen), Chim

ba năm không bay - Lùi một bước tiến ba bước (sắc thái khuyên nhủ)... Trong thành

ngữ Việt, sắc thái biểu trưng tốt cũng chỉ tập trung ở một số loài như đôi chim loan phượng thường biểu trưng cho hình thức đẹp, cho hạnh phúc lứa đôi của con người,

ong bướm thường biểu trưng cho sự sum vầy, kiến biểu trưng cho sự siêng năng...

Chúng tôi nhận thấy đặc điểm nổi bật trong giá trị biểu trưng của thành ngữ Hàn và Việt ở đây là sắc thái biểu trưng không thể tách rời những đặc điểm hình thức cũng như tính chất của hình ảnh biểu trưng. Vấn đề cốt lõi là: cách nhìn nhận của con người đối với con vật sẽ quyết định biểu trưng của con vật và sắc thái biểu trưng chính là sự phản ánh ngược lại tình cảm của con người với con vật biểu trưng.

KẾT LUẬN

Nhu cầu tìm hiểu về văn hóa dân tộc qua các hình thức khác nhau là một nhu cầu chính đáng và cần thiết, đặc biệt là nghiên cứu văn hóa nước ngoài và tính chất „„đồng văn‟‟ của các nền văn hóa, phục vụ tốt cho nhu cầu thưởng thức văn hóa ngày càng cao của con người ở mọi giới. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu văn hóa còn giúp con người mỗi nước đi sâu hơn nữa vào việc tìm hiểu lẫn nhau và hợp tác cùng nhau trên các lĩnh vực khác, góp phần vào việc phát triển quan hệ giữa hai hay nhiều nước, phục vụ cho các mục đích kinh tế, chính trị để phát triển lâu dài. Việc tìm hiểu về thành ngữ Hàn có yếu tố chỉ tên gọi động vật của chúng tôi, thiết nghĩ, chỉ là một phần rất nhỏ trong những nhu cầu vô hạn kể trên.

Chọn đề tài «Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn - Việt có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật từ góc nhìn ngôn ngữ - văn hoá», chúng tôi hy vọng đã chọn cho mình một cách tiếp cận phù hợp đối với một hiện tượng ngôn ngữ mang nhiều nét đặc trưng của văn hoá, tâm lý và đặc điểm tư duy của dân tộc là chủ nhân sáng tạo ra loại sản phẩm ngôn từ này. Cùng với cách tiếp cận đó, những phương pháp nghiên cứu đặc thù đã giúp luận văn làm được một số điều sau đây:

(1) Đối chiếu cấu trúc thành ngữ Hàn - Việt trong phạm vi nghiên cứu và tìm ra được một số điểm giống và khác nhau về cấu trúc giữa thành ngữ Hàn và thành ngữ Việt có thành tố chỉ tên gọi động vật nói riêng, và nhìn rộng ra, đó cũng chính là điểm giống và khác nhau về cách cấu tạo giữa thành ngữ Hàn và thành ngữ Việt nói chung. Những điểm giống nhau cơ bản được tìm ra là:

- Có rất ít hư từ và quan hệ từ trong các thành ngữ Hàn và thành ngữ Việt.

chính phụ thông thường. Các thành tố phụ trong thành ngữ đặc biệt khác những thành tố phụ trong cụm từ chính phụ thông thường ở bản chất từ loại. Chúng thường được thay thế bằng những hình ảnh sinh động, trực quan và những hình ảnh đó phải được hiểu dựa trên quan niệm và sự đánh giá của chủ nhân sáng tạo.

- Về cấu trúc, các thành ngữ thuần Hàn có trật tự thuận cú pháp Hàn, các thành ngữ Việt có trật tự thuận cú pháp Việt. Tuy nhiên, có một số lượng đáng kể các thành ngữ Hàn gốc Hán có trật tự như thành ngữ Việt là do người Hàn khi chuyển dịch sang chữ Hangul đã giữ nguyên trật tự Hán ban đầu.

- Số lượng thành ngữ ở các tiểu loại trong tiếng Hàn và tiếng Việt có một sự tương ứng tương đối, điều này chứng tỏ một điểm tương đồng trong lối tư duy, trong cách cấu tạo, diễn tả của hai cộng đồng bản ngữ.

Bên cạnh những nét tương đồng cơ bản đó, luận văn còn tìm thấy một số khác biệt như (1) Ở một số kiểu cấu trúc, các tiểu loại nhỏ trong thành ngữ Việt phong phú hơn thành ngữ Hàn, đặc biệt là tiểu loại thành ngữ chính phụ có động từ làm trung tâm và thành ngữ có quan hệ C-V; (2) Sự xuất hiện nổi trội của cấu trúc so sánh trong thành ngữ Việt, các hình ảnh so sánh trong thành ngữ Việt cũng cụ thể và sinh động hơn; và (3) sự xuất hiện đáng chú ý của thành ngữ gốc Hán trong tiếng Hàn (hầu hết thành ngữ 4 thành tố trong tiếng Hàn đều có gốc Hán). Đây là một khác biệt đối với thành ngữ Việt (thành ngữ Việt cũng có một bộ phận gốc Hán nhưng không nhiều bằng thành ngữ Hàn về số lượng. Tuy nhiên nhận xét này chỉ căn cứ trên phạm vi tư liệu của chúng tôi nên có thể chưa hoàn toàn chính xác).

(2) Đối chiếu ngữ nghĩa thành ngữ Hàn - Việt có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật từ góc nhìn ngôn ngữ văn hoá và tìm ra được một số nội dung ngữ nghĩa cơ bản được đề cập ở phạm vi thành ngữ này như nội dung nghĩa nói về con người (đây là nội dung cơ bản, chiếm

số lượng thành ngữ nhiều nhất) ; nội dung nghĩa nói về kinh nghiệm sống, về môi trường sống.... Về sắc thái nghĩa, các thành ngữ có nội dung chê bai, phê phán... hay ý nghĩa xấu nói chung bao giờ cũng nhiều hơn về mặt số lượng ở cả hai ngôn ngữ. Điều đó chứng tỏ rằng, với việc mượn hình ảnh các con vật, con người đã khéo léo bộc lộ được những tình cảm, thái độ phê phán những cái tiêu cực của mình một cách kín đáo, tế nhị. Đây cũng chính là một đặc điểm trong sử dụng ngôn từ của người châu Á, kín đáo, ý nhị nhưng lại đạt hiệu quả giao tiếp cao. Bên cạnh những điểm tương đồng cơ bản, việc đối chiếu ngữ nghĩa cũng cho thấy một số nét khác biệt trong việc sử dụng hình ảnh, trong cách nhìn nhận thế giới loài vật của hai dân tộc. Điều này, có lẽ, là sự phản ánh những khác biệt địa lý, môi trường tự nhiên cũng như sự khác biệt về quan niệm sống, quan niệm về hệ giá trị của hai dân tộc.

(3) Đối chiếu những giá trị biểu trưng của thế giới loài vật qua thành ngữ Hàn - Việt từ góc nhìn ngôn ngữ văn hoá giúp tìm ra một số điểm tương đồng trong cách sử dụng các hình ảnh biểu trưng (ở các nhóm động vật khác nhau như vật nuôi, vật hoang dã, côn trùng sâu bọ...) cũng như trong cách biểu thị sắc thái của biểu trưng. Nhìn chung, có thể nhận thấy đặc điểm nổi bật trong giá trị biểu trưng của thành ngữ Hàn và Việt ở đây là sắc thái biểu trưng không thể tách rời những đặc điểm hình thức cũng như tính chất của hình ảnh biểu trưng. Vấn đề cốt lõi là: cách nhìn nhận của con người đối với con vật sẽ quyết định biểu trưng của con vật và sắc thái biểu trưng chính là sự phản ánh ngược lại tình cảm của con người với con vật biểu trưng. Các giá trị biểu trưng được hình thành trên cơ sở cảm tính tùy theo mức độ gần gũi của con người với từng loài vật khác nhau, không có cơ sở khoa học chắc chắn, đôi lúc có tính chất áp đặt, tưởng tượng chủ quan. Do đó thành ngữ chỉ có các nội dung liên quan đến các phương diện giao tiếp, ứng xử, trong lĩnh vực đời sống xã hội chứ không đề cập đến các lĩnh

vực khoa học tự nhiên. Nói cách khác, thành ngữ phản ánh một xu hướng hoàn thiện của con người về mặt xã hội.

Tiếp nối các kết quả nghiên cứu đi trước cả về lý luận và thực tiễn song tất cả các đề tài, bài viết trước về thành ngữ Hàn hay đối chiếu thành ngữ Hàn - Việt chưa phải là những nghiên cứu tập trung về cấu trúc, ngữ nghĩa và giá trị biểu trưng của thành ngữ Hàn nói riêng và đối chiếu thành ngữ Hàn - Việt nói chung, đặc biệt là ở phạm vi thành ngữ có yếu tố chỉ tên gọi động vật, vì vậy, chúng tôi khẳng định đây là đề tài đầu tiên đi vào khai thác một cách đầy đủ các bình diện của phạm vi thành ngữ này. Chính vì thế, quá trình nghiên cứu khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được những góp ý khoa học của các thầy cô và những người đọc khác!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt

1. Toan Ánh (1992), Phong tục Việt Nam, Nhà sách Khai trí, Sài gòn

2. Lâm Thị Hoà Bình (2000), Đối chiếu thành ngữ chỉ trạng thái tâm lý trong tiếng Anh và tiếng Việt, Luận án thạc sĩ ngữ văn, Hà nội

3. Đỗ Hữu Châu (1987), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, NXB Đại học và trung

học chuyên nghiệp, Hà nội

4. Đỗ Hữu Châu (1986), Từ vựng và ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Khoa học xã

hội, Hà nội

5. Nguyễn Tô Chung (2003), Tìm hiểu ý nghĩa và cách sử dụng thành ngữ Nhật bốn chữ Hán trong sự so sánh với những đơn vị tương đương trong tiếng Việt,

Luận án Thạc sĩ ngôn ngữ học, Hà nội

6. Nguyễn Tô Chung (2003), Góp phần tìm hiểu cách sử dụng thành ngữ Nhật có danh từ chỉ con vật (trên thành ngữ, tục ngữ có hình ảnh chó và mèo), Ngữ

học trẻ 2003, Hội ngôn ngữ học Việt Nam, Hà nội

7. Nguyễn Thiện Giáp (1985), Từ vựng học tiếng Việt., NXB Đại học và trung

học chuyên nghiệp, Hà nội

8. Vũ Quang Hào (1992), Biến thể của thành ngữ tục ngữ, Văn hoá dân gian, Hà nội

9. Hoàng Văn Hành (1987), Thành ngữ trong tiếng Việt, Ngôn ngữ, số 1, 1987 10. Phi Tuyết Hinh (1990) Giá trị biểu trưng của khuôn vần trong từ láy tiếng Việt, Luận án Phó tiến sỹ khoa học ngữ văn, Hà nội

11. Nguyễn Xuân Hoà (1996), Đối chiếu thành ngữ Nga - Việt trên bình diện giao tiếp, Luận án phó tiến sĩ ngữ văn, Hà nội

12. Nguyễn Xuân Hoà (1992), Vai trò của tri thức nền trong việc nghiên cứu đối

13. Nguyễn Xuân Hoà (2001), Đặc trưng văn hoá dân tộc nhìn từ đối chiếu thành ngữ- tục ngữ Hàn- Việt, T/c Ngôn ngữ & Đời sống số 12

14. Lê Huy Khảng, Lê Huy Khoa (2003), Thành ngữ- tục ngữ tiếng Hàn, Nxb

trẻ, Hà nội

15. Hồng Khánh – Thái Vy(2002), Thành ngữ điển cố thông dụng, NXB Đà nẵng, Đà nẵng

16. Trịnh Cẩm Lan (1995), Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa và giá trị

biểu trưng của thành ngữ tiếng Việt ( trên cứ liệu thành ngữ có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật , Luận án Thạc sĩ ngữ văn, Hà nội

17. Nguyễn Lân (2006), Thành ngữ tục ngữ Việt Nam, Nxb Văn học, Hà nội 18. Nguyễn Thế Lịch (1986), Sự chuyển nghĩa của các từ chỉ tên loài vật, Những vấn đề ngôn ngữ học về các ngôn ngữ phương Đông, Hà nội

19. Nguyễn Lực, Lương Văn Đang, Phương Tri (1978), Thành ngữ Tiếng Việt,

NXB Khoa học xã hội, Hà nội

20. Đái Xuân Ninh (1978), Hoạt động của từ tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội,

Hà nội

21. Hoàng Phê (1994), Từ điển tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà nội

22. Nguyễn Thị Thành (2009), Tìm hiểu đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn - Việt có yếu tố chỉ tên gọi động vật (Nhìn từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)