Thành ngữ nói về kinh nghiệm sống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn - Việt có yếu tố chỉ tên gọi động vật (Nhìn từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa (Trang 46)

2 3.1.6 Thành ngữ nói về quan hệ con người với con người

2.3.2.Thành ngữ nói về kinh nghiệm sống

Nhóm này bao gồm các thành ngữ nói về kinh nghiệm của con người trong rất nhiều lĩnh vực như: kinh nghiệm ứng xử giữa con người với con người, kinh nghiệm ứng xử với tự nhiên, xử lý các tình huống trong cuộc sống… Những kinh nghiệm về ăn uống của con người cũng được đế cập đến. Có thể nói, thành ngữ nói về kinh nghiệm sống của con người là nhóm thành ngữ hay nhất, biểu thị được tri thức, vốn sống, kinh nghiệm, lối tư duy, tâm thức… của cả một dân tộc. Thông qua việc mượn

hình ảnh con vật, con người diễn tả và truyền đạt một cách sống động những kinh nghiệm của bản thân. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của chúng tôi, nội dung được chú trọng phản ánh trong nhóm thành ngữ này chủ yếu là những lời khuyên răn, cảnh báo và như đã nói ở trên, loại thành ngữ này hầu như không tìm thấy trong nguồn tư liệu của chúng tôi. Do đó việc đối chiếu chỉ mang tính tương đối. Trong thành ngữ Hàn có các câu sau:

1. 견토방구→ Thấy hổ thả chó (Phải biết nắm bắt cơ hội thì mới thành công)

2. 궁서설묘→ Chuột cùng đường cắn mèo (Chó cùng cắn dậu)

3. 낮말이 새가듣고 밤말이 → Lời ngày chim nghe, lời đêm chuột nghe (Tai vách, mạch rừng)

4. 타는 닭이 꼬꼬하고 그슬린 돝이 달음 질한다 → Gà đang nướng gáy, lợn đang thui chạy (Tai vạ luôn tiềm ẩn)

Bên cạnh việc đúc rút kinh nghiệm và cao hơn hành vi đúc rút đơn thuần, thành ngữ nói chung và thành ngữ Hàn nói riêng, đều nhằm mục đích hoàn thiện tri thức của cộng đồng và ứng dụng tri thức đó vào cuộc sống. Phần lớn các thành ngữ phản ánh các kinh nghiệm sống đều phải trải qua quá trình hình thành lâu dài và được kiểm chứng giá trị để tồn tại. Nghiên cứu các thành ngữ, chúng tôi thống kê được thành ngữ nói về kinh nghiệm rất phong phú, đa lĩnh vực, đa phương diện song mục đích nổi bật, chủ yếu vẫn là khuyên nhủ, cảnh báo…Nội dung của các thành ngữ trên là: (1). Phải nắm bắt cơ hội nhanh chóng; (2). Người bị tước hết cơ hội thì sẽ làm càn; (3). Phải cẩn thận lời nói; (4). Luôn đề phòng tai họa tiềm ẩn.

Rất khó có thể giải thích một cách toàn diện về sự khác biệt này, song ở một chừng mực hiểu biết nhất định, chúng tôi thấy rằng người Hàn vốn rất coi trọng văn hóa ứng xử, cũng có thể nói văn hóa ứng xử được đặt lên hàng đầu với nhiều nghi lễ

cầu kỳ. Những nghi lễ này nhằm mục đích giáo dục con người luôn chú trọng đến việc gìn giữ tình cảm gắn bó với tổ tiên và cha mẹ lúc sinh thời. Với đặc điểm là một dân tộc sớm bị ảnh hưởng và tiếp thu văn hóa Hán, trong đó có Nho giáo từ rất sớm [dẫn theo 27, tr. 295]. Có những học giả đã nhận định rằng: Nho giáo ảnh hưởng sâu sắc đến văn hoá Triều Tiên và phát triển ở Triều Tiên hơn cả ở quê hương của nó vì người Hàn coi Nho giáo là chuẩn mực tinh thần của họ trong đời sống thường nhật, và về mặt triết học, người Hàn tin vào những điều tốt đẹp bẩm sinh của con người (Nhân chi sơ, tính bản thiện) nên lấy đó làm chuẩn mực sống [27, tr.293-294]. Như vậy, có thể nói, thành ngữ Hàn nói chung và thành ngữ Hàn nói về kinh nghiệm sống nói riêng mang nhiều đặc trưng văn hóa Nho giáo bởi vì các thành ngữ này là sản phẩm trí tuệ của chủ nhân sáng tạo, đồng thời vừa là chủ thể, vừa là khách thể của văn hóa. Do đó, có thể coi nhóm thành ngữ này trong tiếng Hàn là đặc trưng có tính dị biệt với thành ngữ Việt do sự tiếp biến văn hóa ở mỗi khu vực, mỗi vùng lãnh thổ, vị trí địa lý và cách thức tiếp nhận văn hóa theo các hướng khác nhau của mỗi dân tộc.

TIỂU KẾT

Như đã phân tích ở trên, về mặt ngữ nghĩa, thành ngữ có yếu tố chỉ tên gọi động vật trong tiếng Hàn và tiếng Việt truyền tải nhiều nội dung khác nhau. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi trên tư liệu tiếng Hàn và kết quả nghiên cứu của Trịnh Cẩm Lan trên tư liệu tiếng Việt, trường nghĩa cơ bản được nói đến nhiều nhất với số lượng thành ngữ rất lớn là thành ngữ nói về con người (xấp xỉ 55% trong tiếng Hàn và trên 70% trong tiếng Việt). Tất nhiên, còn có một số nội dung nghĩa khác được đề cập như thành ngữ nói về môi trường sống, về cuộc sống vật chất hay về những quan niệm của con người nhưng số lượng không đáng kể nên chúng tôi xin phép không đề cập. Trên cơ sở các dữ liệu trên, có thể đưa ra những nhận xét sơ bộ sau:

1. Thành ngữ có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật cả trong tiếng Hàn và tiếng Việt nói về con người đều có số lượng lớn. Điều đó chứng tỏ mối quan hệ tự nhiên thân thiết giữa con người với loài vật. Đặc biệt trong đời sống nông nghiệp, một số loài vật được coi như "Bạn của nhà nông" như trâu, bò, lợn, gà…vì các con vật này tham gia trực tiếp vào lao động sản xuất và góp phần quyết định đời sống vật chất của con người. Dần dà, từ đời sống vật chất, các con vật đã đi vào đời sống văn hoá tinh thần của con người một cách tự nhiên và tất yếu. Do đó, thật dễ hiểu, trong văn học loài vật chủ yếu xuất hiện trong mảng văn học dân gian như ca dao, vè, truyện ngụ ngôn, đặc biệt là truyện ngụ ngôn vì chủ thể sáng tạo không phải là những người sáng tác chuyên nghiệp. Lý giải về điều này, Trịnh Cẩm Lan cho rằng: Con người và loài vật là sản phẩm của tự nhiên gần gũi với nhau nhất vì có phần lớn những hoạt động tương tự nhau như ăn, ngủ, vui chơi, làm việc, kiếm sống nên con người đã coi chúng là bạn và đặt chúng ngang hàng với mình trong một số trường hợp…Theo truyền thuyết về

nguồn gốc của người Hàn thì Tangul là vị thuỷ tổ của tộc người Hàn, người thiết lập vương triều đầu tiên là vương triều Choson, cũng được sinh ra bởi sự kết hợp giữa cha - Hwanung - là người (con của một đấng tối cao) và mẹ là một con gấu [27,tr.214- 215]. Còn truyền thuyết về nguồn gốc dân tộc Việt cũng cho thấy một sự kết hợp giữa Rồng và Tiên với việc người sinh ra từ trứng. Như vậy, ở một chừng mực nhất định, có thể nói, con người và loài vật có mối liên hệ mật thiết với nhau và con người đã quan sát rất kỹ các loài vật và đã mượn đại bộ phận các hình ảnh loài vật để diễn tả các trạng thái, suy nghĩ, quan điểm của mình.

2. Về sắc thái nghĩa, theo kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy các thành ngữ có nội dung chê bai, phê phán... hay ý nghĩa xấu nói chung bao giờ cũng nhiều hơn về mặt số lượng ở cả hai ngôn ngữ. Điều đó chứng tỏ rằng, với việc mượn hình ảnh các con vật,

con người đã khéo léo bộc lộ được những tình cảm, thái độ tiêu cực của mình một cách kín đáo, tế nhị. Và có thể nói, về mặt tâm lý, giá trị giáo huấn của việc làm này cao hơn hẳn so với việc "nói thẳng, nói thật". Đây cũng chính là một đặc điểm trong sử dụng ngôn từ của người châu Á, kín đáo, ý nhị nhưng lại đạt hiêu quả giao tiếp cao. 3. Đối chiếu các trường nghĩa được thể hiện qua thành ngữ ở cả hai ngôn ngữ, có thể thấy rằng có một bộ phận không nhỏ các trường nghĩa cùng được thể hiện bằng những hình ảnh, tính chất, đặc điểm, tình thế... giống nhau ở cùng một số loài vật giống nhau, một số câu thành ngữ gần như giống nhau 100% từ hình ảnh được sử dụng lẫn nội dung ý nghĩa. Điều này cho thấy một mức độ tương đồng đáng kể trong quan sát thực tế khách quan, trong cách thể hiện sự quan sát đó qua sản phẩm ngôn từ, trong cách tư duy của hai dân tộc và trên tất cả, đó là kết quả của một sự tương đồng văn hoá mà nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh qua một số lĩnh vực khác.

4. Bên cạnh những điểm tương đồng cơ bản, việc đối chiếu của chúng tôi cũng cho thấy một số nét khác biệt trong việc sử dụng hình ảnh, trong cách nhìn nhận thế giới loài vật của hai dân tộc. Điều này là sự phản ánh những khác biệt địa lý, môi trường tự nhiên cũng như sự khác biệt về quan niệm sống, quan niệm về hệ giá trị của hai dân tộc.

CHƢƠNG III

ĐỐI CHIẾU GIÁ TRỊ BIỂU TRƢNG CỦA ĐỘNG VẬT QUA THÀNH NGỮ HÀN - VIỆT TỪ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ 3.1. Vấn đề biểu trƣng ngữ nghĩa của tín hiệu ngôn ngữ

Khi nêu nguyên lý về tính võ đoán của ngôn ngữ, F.de. Saussure đã bàn về cái gọi là «biểu trưng». Ông viết : Người ta đã từng dùng từ "biểu trưng" (symbol) để chỉ

tín hiệu ngôn ngữ, hay nói đúng hơn, để chỉ cái mà chúng tôi gọi là cái biểu hiện. Biểu trưng có một đặc tính là không hoàn toàn võ đoán, nó không hoàn toàn trống rỗng. Ở đây, có một yếu tố tương quan thô sơ nào đấy giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện [31, tr.124]. F.de. Saussure chỉ có ý phân biệt cái gọi là biểu trưng và cái biểu hiện vì đó là hai khái niệm không đồng nhất. Nếu dùng "biểu trưng" thì bản thân nó đã bao hàm tính có lý do trong khi ông đang cố chứng minh luận điểm của mình là: Không có sự liên quan tự nhiên nào giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện trong tín hiệu ngôn ngữ. Nhưng đó chỉ là về mặt khái niệm thuần túy. Một mặt, F.de. Saussure vẫn cố gắng khẳng định nguyên lý về tính võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ, mặt khác ông vẫn hết sức lưu ý đến "tính võ đoán tương đối". Ông viết : "Tất cả những gì có liên quan

đến ngôn ngữ với tính chất là một hệ thống đều đòi hỏi được nhìn nhận trên quan điểm "sự hạn chế của tính võ đoán", một quan điểm đã không được các nhà ngôn ngữ học chú ý mấy" [31,tr.227]. Sau khi chứng minh luận điểm trên bằng việc áp dụng cái gọi

võ đoán tuyệt đối vào hệ thống ngôn ngữ và hệ quả của nó, ông lại một lần nữa

khẳng định "không làm gì có một ngôn ngữ mà trong đó tuyệt nhiên không có cái gì là không có nguyên do cả" [31,tr.228].

được quy ra thành ba trường hợp: thứ nhất, có lý do về âm thanh (từ tượng thanh); thứ hai, có lý do về hình thái học (cấu tạo từ) ; và thứ ba, có lý do về ngữ nghĩa (trường hợp chuyển nghĩa) [dẫn theo 3, tr.110].

Có nhiều nhà nghiên cứu dựa trên cơ sở này để tìm ra những mối tương quan nhất định giữa âm và nghĩa để chứng minh rằng có hiện tượng biểu trưng ngữ âm ở một số loại tín hiệu ngôn ngữ. Ở Việt Nam gần đây, nhiều nhà nghiên cứu đã khai thác mối tương quan âm - nghĩa để nghiên cứu hiện tượng biểu trưng hoá ngữ âm trong từ láy. Hoàng Tuệ viết: "Nên hiểu rằng „láy‟, đó là phương thức cấu tạo mà những từ trong đó có sự tương quan âm - nghĩa nhất định. Tương quan ấy có tính chất tự nhiên, trực tiếp trong những trường hợp như gâu gâu, cu cu… đó là những tiếng vang thực

sự. Nhưng tương quan ấy sẽ tinh tế hơn nhiều và có thể nói là đã được cách điệu hoá trong những trường hợp như : lác đác, bâng khuâng, long lanh, mênh mông… Sự cách điệu ấy chính là biểu trưng hoá ngữ âm" [29].

Theo các cách hiểu trên đây của các tác giả thì giá trị biểu trưng có nghĩa là mối quan hệ có lý do giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện. Biểu trưng thường được tạo ra do sự liên tưởng tương đồng vì thế nó thường là những ý niệm trừu tượng [10], khác với ý nghĩa bao giờ cũng mang tính cụ thể và xác định. Nếu chỉ đơn giản như vậy thì khó có thể thấy được tầm quan trọng của sự phân biệt này. Nhưng, tầm quan trọng ấy sẽ bộc lộ khi đi tìm giá trị biểu trưng ngữ nghĩa trong thực tế, sự lầm lẫn rất dễ xảy ra trong thao tác này và chúng tôi thường dựa vào ý nghĩa để xác định biểu trưng. Vì vậy, cần phân biệt và hiểu hai khái niệm. Chúng tôi cho rằng đó là điều cần thiết và đó cũng là lý do chúng tôi đưa ra sự phân biệt biểu trưng và ý nghĩa dưới đây.

Các nhà ngôn ngữ học cho rằng tính có lý do phải được đặt ra ở tất cả các lĩnh vực của ngôn ngữ, ở tất cả các đơn vị của hệ thống ngôn ngữ. Ở đây, chúng tôi muốn

đặt ra tính có lý do về mặt ngữ nghĩa mà F.de. Saussure gọi là "quá trình chuyển

nghĩa" - là cái mà trong luận văn chúng tôi gọi là „những giá trị biểu trưng ngữ nghĩa‟.

Về vấn đề này, chúng tôi muốn nhắc đến một ý kiến của Guiraud như sau : "…Bởi vậy, tính võ đoán của tín hiệu là một trong những điều kiện cho sự hành chức thuận lợi của ngôn ngữ. Nhưng tính có lý do là một động lực sáng tạo gắn liền với ngôn ngữ xã hội. Chỉ sau khi từ được tạo ra, mang tính có lý do, những đòi hỏi của chức năng ngữ nghĩa mới dẫn tới sự làm mờ dần các tính có lý do từ nguyên đó, tính có lý do từ nguyên bị xoá hẳn đưa tới sự biến đổi ngữ nghĩa của từ"[dẫn theo 3,tr.110]. Đây là cách luận giải rất có cơ sở về quá trình chuyển nghĩ của từ, điều mà chúng tôi sẽ áp dụng làm cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu của mình trong phần xác định biểu trưng ngữ nghĩa của các tên gọi động vật qua thành ngữ tiếng Hàn, đối tượng nghiên cứu cả luận văn này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Áp dụng nguyên lý về tính võ đoán tương đối hay tính có lý do của tín hiệu ngôn ngữ vào lĩnh vực từ vựng - ngữ nghĩa ở cấp độ cụm từ để tìm ra và đối chiếu những giá trị biểu trưng ngữ nghĩa của những tên gọi, những tình thế, những hành động có liên quan đến các con vật qua thành ngữ tiếng Hàn - Việt là mục đích của chúng tôi trong chương này. Nhưng, biểu trưng là gì?

Những tên gọi động vật trong mỗi ngôn ngữ, những tên gọi mà bản thân nó là kết quả của sự chia cắt thực tế khách quan - kết quả của quá trình định danh bậc 1, là hoàn toàn võ đoán. Tuy nhiên, cũng chính những tên gọi ấy trong trong hoạt động ngôn ngữ - kết quả của quá trình định danh bậc 2 - đặc biệt là trong thành ngữ của mỗi dân tộc, lại hoàn toàn không võ đoán, chắc chắn nó phải mang một ý nghĩa hay một giá trị biểu trưng nhất định.

hoàn toàn có lý do về ngữ nghĩa. Qua cách cấu tạo, cách dùng, người ta thổi vào đó những giá trị biểu trưng, những ý nghĩa trừu tượng dưới hình thức những sự vật cụ thể. Giá trị biểu trưng ngữ nghĩa trong thành ngữ, theo chúng tôi hiểu, thì đó chính là những giá trị ngữ nghĩa nhất định mà cộng đồng người bản ngữ gán cho một sự vật, một hiện tượng, một thuộc tính, một tình thế nào đó theo cách cảm nhận và suy ngẫm của họ.

Tìm hiểu và so sánh những giá trị biểu trưng ngữ nghĩa của thành ngữ Hàn - Việt có yếu tố chỉ tên gọi động vật thực chất là đi tìm những giá trị ngữ nghĩa mà người Hàn và người Việt đã gán cho những con vật hay những đặc điểm, tình thế, những hoạt động của các con vật đó theo cách cảm nhận của họ. Những cảm nhận đó có liên quan hoặc phụ thuộc vào việc lựa chọn những dấu hiệu, đặc điểm mà mỗi dân tộc cho là đặc thù đối với mỗi loài vật. Điều này được bộc lộ qua ý nghĩa của các thành ngữ, qua cách cấu tạo, cách dùng chúng, trải qua một quá trình sử dụng, cảm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn - Việt có yếu tố chỉ tên gọi động vật (Nhìn từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa (Trang 46)