Thành ngữ nói về tính cách xấu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn - Việt có yếu tố chỉ tên gọi động vật (Nhìn từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa (Trang 38)

Loại này chiếm đa số các thành ngữ nói về tính cách của con người trong cả tiếng Hàn và tiếng Việt.

Ví dụ: Tiếng Hàn:

1. 고양이 죽은데 쥐눈물만큼 → Như nước mắt chuột khi mèo chết (Nước mắt

của kẻ giả dối)

2. 개가 똥을 마다한다→ Chó bỏ phân (Không tự biết thân phận của mình)

3. 인면수심 → Nhân diện, thú tâm (Mặt người, dạ thú)

4. 두꺼비 파리 잡다먹듯 → Như cóc đớp ruồi (Tính cách cơ hội)

Tiếng Việt:

1. Nước mắt cá sấu (Nước mắt của kẻ giả dối)

2. Chó chê cứt nát (Không tự biết thân phận của mình)

3. Dạ cá lòng chim (Tâm địa xấu xa, tráo trở, không trung thành) 4. Chó mặc váy lĩnh (Đua đòi một cách kệch cỡm, lố lăng)

Xem xét các ví dụ, có thể thấy, những tính cách xấu của con người được nói đến quan thành ngữ rất đa dạng, đó có thể là sự giả dối, cơ hội, đó cũng có thể là sự tráo trở, không trung thành, đó còn có thể là sự đua đòi, kệch cỡm, lố lăng hay không tự biết thân biết phận của mình… Trong số các thành ngữ nói về tính cách con người, ở cả tiếng Hàn và tiếng Việt, thành ngữ về tính cách tốt thì ít, về tính cách xấu thì nhiều, điều này thể hiện tính phê phán trong lời ăn tiếng nói của cả hai dân tộc. Thêm nữa, chính đặc điểm hình thức của thành ngữ, với tính cân đối, hài hoà về ngữ âm, làm cho người ta dễ nhớ, dễ thuộc, dễ sử dụng này, cùng với tính đắc dụng, tính hiệu quả trong việc sử dụng thành ngữ làm cho sự phê phán dường như thấm thía hơn.

2.3.1.3. Thành ngữ nói về hoạt động của con người

Ở cả thành ngữ Hàn và thành ngữ Việt, đó đều là các thành ngữ mô tả hành động của con người tác động lên các con vật, thông qua đó để biểu đạt những thái độ đánh giá của con người với hành động của chính mình hay của các đồng loại khác như ca

ngợi, chê bai hay phê phán…

Về cấu trúc, phần lớn các yếu tố con vật trong loại thành ngữ này đều giữ vai trò là yếu tố phụ và gánh nặng ngữ nghĩa của thành ngữ hầu hết nằm ở đây. Vì vậy, hoạt động thì của con người nhưng đối tượng chịu tác động, yếu tố bổ nghĩa, xác định nghĩa, thậm chí đánh giá hành động đó lại được mượn từ con vật.

Ví dụ: Tiếng Hàn:

1. 주마간산 → Cưỡi ngựa xem núi (Cưỡi ngựa xem hoa)

2. 양호유환 → Dưỡng hổ lưu họa (Dưỡng hổ di họa)

3. 쇠 뿔에 계란을 세우다 → Đặt trứng lên sừng bò (Hành động ngu xuẩn)

Tiếng Việt:

1. Nói hươu nói vượn 2. Kén cá chọn canh 3. Chửi như ó

4. Nói như chó cắn ma...

Nhìn chung, cả thành ngữ Hàn và thành ngữ Việt về trường nghĩa này hầu hết đều là những thành ngữ cấu trúc chính phụ có động từ làm trung tâm, và phần phụ trong kết cấu chính phụ hầu hết đóng vai trò là trạng ngữ chỉ cách thức thực hiện hành động đó và những con vật được nói đến trong thành tố phụ là hình ảnh sinh động của những cách thức này. Điều này đặc biệt được thể hiện rõ với số lượng lớn ở thành ngữ Việt nhưng ít hơn ở thành ngữ Hàn.

Về nội dung biểu vật của các động từ thì cũng rất phong phú, đặc biệt là trong tiếng Việt. Đây cũng chính là nét khác biệt giữa thành ngữ Việt và thành ngữ Hàn ở trường nghĩa này. Trong thành ngữ Việt, tất cả mọi hoạt động bình thường nhất của con người đều được nói đến: từ những hoạt động sinh lý có tính chất bản năng như ăn

(ăn như lợn, ăn như hùm đổ đó...), ngáy (ngáy như bò rống...), thở (thở như trâu...), đẻ (đẻ như gà, đẻ như ngan như ngỗng...), ngủ (ngủ như chó chết...) đến những hoạt động

có ý thức như chửi (chửi như ó, chửi như mất gà...), nói (nói hươu nói vượn...), học (học như gà đá vách).... và biết bao hành động khác nữa, những hành động có thể xuất

hiện trong cuộc sống của con người đều được miêu tả bằng những cách thức sinh động trên cơ sở sự quan sát tỉ mỉ, cẩn thận và sự khái quát hoá, trừu tượng hoá một cách tinh tế những điều đã quan sát được, nâng chúng thành những biểu tượng đặc thù cho những sản phẩm ngôn từ của người Việt.

2.3.1.4. Thành ngữ nói về các tình thế của con người

Những tình thế của con người được nói đến qua thành ngữ có yếu tố liên quan đến tên gọi động vật cũng khá phong phú. Có hầu hết những tình thế, hoàn cảnh mà con người có thể gặp trong cuộc sống hàng ngày được nói đến và được cụ thể hoá bằng một số tình thế điển hình của một vài con vật nào đó.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn - Việt có yếu tố chỉ tên gọi động vật (Nhìn từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa (Trang 38)