Các biểu trưng chung của bò

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn - Việt có yếu tố chỉ tên gọi động vật (Nhìn từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa (Trang 68)

- Bò biểu trưng cho sự ngu dốt Thành ngữ Hàn có câu:

우이독경 → Đọc kinh tai bò Thành ngữ Việt có câu:

1. Ngu như bò (Dốt như bò tót) 2. Dốt như bò

Về ý nghĩa, thành ngữ Đọc kinh tai bò để chỉ một hành động vô ích. Ý nghĩa này được khai thác xuất phát từ quan niệm của chủ nhân sáng tạo về trí tuệ của loài bò.

Kinh là loại tác phẩm tôn giáo, mang tính triết học, cực kỳ trừu tượng và khó hiểu, không phải người nào cũng có thể hiểu được nếu không theo hoặc tìm hiểu về tôn giáo có tác phẩm kinh đó. Vì vậy, việc chọn kinh để đọc vào tai bò quả thật là không cần

phải bàn cãi gì thêm nữa, bò chắc chắn sẽ chẳng hiểu gì cả. Do đó, hành động đọc kinh tai bò là một hành động vô ích, không mang lại kết quả gì. Điều này càng nhấn mạnh tính chất ngu ngốc của loài bò. Tính chất này cũng được người Việt thể hiện một cách trực tiếp và hiển ngôn hơn qua các thành ngữ so sánh trực tiếp kiểu Ngu như bò hay Ngốc như bò. Còn ý nghĩa tương tự thành ngữ Đọc kinh tai bò lại được người Việt

khai thác thông qua hình ảnh biểu trưng của trâu bằng thành ngữ Đàn gảy tai trâu. - Bò biểu trưng cho cuộc sống sung túc, thanh bình, no đủ

매검매우 → Bán kiếm mua bò (cuộc sống sung túc, thanh bình, không cần đến gươm giáo nữa vì không còn chiến tranh)

Thành ngữ Việt có câu:

1. Trâu dắt ra bò dắt vào (giàu có, sẵn trâu bò, ví như bán con trâu này ra thì đã có con bò khác dắt vào)

2. Ba bò chín trâu (nhiều tài sản, của cải) - Bò biểu trưng cho sự to khoẻ và hung dữ

Ví dụ: 교각살우 → Nắm sừng giết bò

Thành ngữ này để nói về một hành động nguy hiểm vì nắm sừng để giết bò có thể làm cho người thực hiện hành động đó gặp nguy hiểm. Ý nghĩa đó của thành ngữ được tạo bởi ý niệm về sự to khoẻ và hung dữ của bò.

- Bò biểu trưng cho thân phận vất vả, cực nhọc Thành ngữ Hàn có câu:

석전경우 → Bò cày đồng đá (vất vả, cực nhọc) Thành ngữ Việt có câu:

Làm bò cho người ta cưỡi (thân phận nô lệ, bị bóc lột, đoạ đày)

Trong tâm thức của người Hàn, như đã diễn giải ở trên, bò là một loài vật có giá trị, thậm chí là một vật thiêng, và đặc biệt, bò không phải là sức kéo, vì vậy việc bò phải cày đồng đá là một việc làm vất vả quá sức. Còn trong quan niệm của người Việt, đã sinh ra là thân phận của bò thì có một cách là chấp nhận một số phận vất vả, cực nhọc mà thôi.

- Bò biểu trưng cho sự ngang ngạnh, bướng bỉnh

Đây là giá trị biểu trưng không có trong thành ngữ Hàn mà chỉ có trong thành ngữ Việt với câu Đầu bò đầu bướng (ngang ngược, ương ngạnh, bướng bỉnh).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn - Việt có yếu tố chỉ tên gọi động vật (Nhìn từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)