Ví dụ: Tiếng Hàn và tiếng Việt tương đương
몽장착어 → Lưới nhỏ được cá (Chó ngáp phải ruồi)
Tương tự, như đã phân tích ở trên, các thành ngữ miêu tả tình thế may mắn của con người cũng được thể hiện thông qua việc sử dụng môtip phối hợp hình ảnh con vật và điều kiện hay môi trường sống của chúng để diễn tả. Trong các ví dụ trên, hình tượng
lưới nhỏ - được cá; chuột - sa hũ gạo gợi liên tưởng đến cảm giác may mắn rất rõ rệt. c. Tình thế nguy hiểm
Ví dụ : Tiếng Hàn và tiếng Việt tương đương 1. 기호지세 → Thế cưỡi hổ (Cưỡi lên lưng hổ)
3. 숙호충비 → Chạm vào mũi hổ đang ngủ (Vuốt râu hùm)
Có thể dễ dàng thấy được sự tương ứng của những hình ảnh điển hình của các loài vật mà cả người Hàn và người Việt mượn nhằm đại diện cho tình thế nguy hiểm theo quan niệm của mình. Điều này không chỉ biểu hiện sự tương đồng trong tư duy, trong sự quan sát mà cao hơn, đó là sự tương đồng trong những biểu trưng văn hoá được thể hiện qua sản phẩm ngôn từ của hai dân tộc.
d. Tình thế bế tắc, tù túng
Ví dụ: Tiếng Hàn và tiếng Việt tương đương
1. 개미텟바퀴 돌듯한다 → Kiến leo miệng chén (Kiến bò miệng chén )
2. 부중생어→ Cá sống trong nồi (Như cá trong chậu)
Như đã phân tích, các thành ngữ miêu tả tình thế bế tắc của con người cũng thường mượn các tình thế bế tắc, tù túng điển hình con vật để tạo sự liên tưởng về nghĩa. Ở trên là hai tình thế điển hình mà cả hai dân tộc cùng quan sát được và có những liên tưởng tương đồng.
đ. Tình thế bị tai vạ, nguy hiểm Ví dụ: Tiếng Hàn:
1. 오비이락 → Quạ bay, táo rơi (Tai bay, vạ gió)
2. 전문거호→ Chặn hổ cửa trước, sói đến cửa sau (Tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa)
Ví dụ 1 miêu tả hiện tượng con quạ vừa bay qua thì quả táo bị rơi (rụng). Về mặt tâm lý, thông thường người ta sẽ hiểu quả táo rơi là do lỗi của con quạ, do đó hiện tượng này đã được mượn để nói về tình thế bị tai vạ, bị oan ức của con người. Trong ví dụ 2, hổ và sói, trong tâm thức con người là những con vật đại diện cho sự độc ác nên sự xuất hiện liên tục của hai loài vật này là các tín hiệu không mong muốn, biểu thị
tình thế bị tai họa liên tiếp, không tránh được. Người Việt cũng mượn tình thế gặp hùm, hổ, voi (những con vật to lớn) để nói về những tình thế tai hoạ tương tự (Tránh hùm mắc hổ, Chặn hổ cửa trước, rước voi cửa sau…)
2.3.1.5. Thành ngữ nói về thân phận của con người
Trong số các thành ngữ về thân phận con người ở cả hai ngôn ngữ, tư liệu của chúng tôi và kết quả nghiên cứu của Trịnh Cẩm Lan năm 1995 cho thấy thành ngữ Hàn có xu hướng nói về cả hai loại thân phận cao quý và hèn kém của con người trong xã hội nói chung, còn thành ngữ Việt lại chủ yếu nói đến thân phận vất vả cực nhọc của người lao động nói riêng.
Thành ngữ Hàn:
- Thân phận cao quý
금오옥토→ Quạ vàng, thỏ ngọc (Rất cao quý)
썩어도 준치→ Cá ươn cũng là cá trích (Rất cao quý, hiếm có)
Bằng việc sử dụng những hình ảnh Á đông quen thuộc như phượng hoàng, vàng,
ngọc…thành ngữ đầu để nói về những con người có thân phận cao quý. Tuy nhiên đặc
trưng của nhóm thành ngữ này lại là phối hợp các thành tố để nêu bật ý nghĩa là: Quạ
vàng, thỏ ngọc = sự sang trọng; cá ươn cũng là cá trích có nghĩa là: người đã có thân
phận cao quý thì dù có bỏ đi (cá ươn) cũng vẫn mang thân phận cao quý. - Thân phận hèn kém
1. 학도 아니고 봉도아니고→ Không phải hạc, cũng không phải phượng
(Dở ông, dở thằng)
2. 견마지류 → Như loài chó ngựa (Rất khổ cực, hèn hạ)
Vẫn cùng mô-típ cũ, thành ngữ nói về thân phận hèn kém của con người luôn luôn chọn biểu tượng là các con vật nhỏ, không được ưa thích như chuột chù, ếch
nhái, chó, ngựa…
Thành ngữ Việt:
- Thân phận vất vả, cực nhọc của người dân lao động 1. Cổ cày vai bừa
2. Mò cua bắt ốc 3. Năm vạc tháng cò 4. Vạc ăn đêm
5. Làm thân trâu ngựa
Trong văn hoá Việt, có một số loài vật chuyên đại diện cho loại thân phận này như trâu, bò, ngựa (những con vật có sức khoẻ, chuyên phải lao động nặng, làm việc
cật lực để phục vụ con người) ; cò, vạc (những con vật chuyên phải lặn lội kiếm ăn nơi ao chuôm, đồng ruộng, hoặc đi kiếm ăn vào đêm hôm, rất vất vả). Đây là những hình ảnh thường được người Việt mượn để nói về thân phận vất vả, cực nhọc của mình.
2 3.1.6. Thành ngữ nói về quan hệ con người với con người
Cũng như những thành ngữ nói về đặc điểm tính cách, ở cả tiếng Hàn lẫn tiếng Việt, các thành ngữ nói về các quan hệ tốt không nhiều. Tuy nhiên, có một điều trùng hợp ở đây là những hình ảnh được dùng để nói đến về quan hệ tốt giữa người với người ở hai nước giống hệt nhau, có lẽ đây đều là những hình ảnh mượn từ văn hoá Hán.
Ví dụ : Tiếng Hàn và tiếng Việt tương ứng: 1. 원앙지계 → (Như ong với bướm)
2. 붕진지란 → Như loan như phượng (Chồng loan vợ phượng)
Ngược lại, có rất nhiều thành ngữ nói về quan hệ xấu giữa người với người với thái độ phê phán công khai và thấm thía. Thành ngữ ở trường nghĩa này thường đề cập
đến những quan hệ (hay tình cảm) bất hợp tác, bàng quan, đố kỵ, mất đoàn kết, lợi dụng và cướp công người khác…trong các mối quan hệ xã hội.
Ví dụ: Tiếng Hàn và tiếng Việt tương ứng:
1. 심원의마 → Lòng vượn, ý ngựa (Ông nói gà, bà nói vịt)
2. 닭소보듯 소닭 보듯 → Như gà nhìn bò, như bò nhìn gà (Như chó thấy
thóc)
3. 시어미 미워서 개옆구리 찬다 → Ghét mẹ chồng đá vào sườn chó (Giận
cá chém thớt)
4. 고래싸움에 새등 터진다 → Cá voi đánh nhau tôm vỡ lưng (Trâu bò đánh
nhau ruồi muỗi chết)
5. 닭 길러 족제비 좋은 일 시킨다→ Gà nuôi, chồn được việc tốt (Cố mò cò xơi)
Có thể quan sát thấy những thành ngữ có cùng ý nghĩa trong tiếng Hàn và tiếng Việt không có sự tương ứng về hình ảnh cũng như những tình thế được sử dụng. Ở đây, cùng một nội dung ý nghĩa, mỗi dân tộc đã có những cách biểu hiện riêng với những con vật gần gũi, đặc trưng cho tình cảm hay mối quan hệ cần biểu hiện trong đời sống của mình.
2.3.2.Thành ngữ nói về kinh nghiệm sống
Nhóm này bao gồm các thành ngữ nói về kinh nghiệm của con người trong rất nhiều lĩnh vực như: kinh nghiệm ứng xử giữa con người với con người, kinh nghiệm ứng xử với tự nhiên, xử lý các tình huống trong cuộc sống… Những kinh nghiệm về ăn uống của con người cũng được đế cập đến. Có thể nói, thành ngữ nói về kinh nghiệm sống của con người là nhóm thành ngữ hay nhất, biểu thị được tri thức, vốn sống, kinh nghiệm, lối tư duy, tâm thức… của cả một dân tộc. Thông qua việc mượn
hình ảnh con vật, con người diễn tả và truyền đạt một cách sống động những kinh nghiệm của bản thân. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của chúng tôi, nội dung được chú trọng phản ánh trong nhóm thành ngữ này chủ yếu là những lời khuyên răn, cảnh báo và như đã nói ở trên, loại thành ngữ này hầu như không tìm thấy trong nguồn tư liệu của chúng tôi. Do đó việc đối chiếu chỉ mang tính tương đối. Trong thành ngữ Hàn có các câu sau:
1. 견토방구→ Thấy hổ thả chó (Phải biết nắm bắt cơ hội thì mới thành công)
2. 궁서설묘→ Chuột cùng đường cắn mèo (Chó cùng cắn dậu)
3. 낮말이 새가듣고 밤말이 → Lời ngày chim nghe, lời đêm chuột nghe (Tai vách, mạch rừng)
4. 타는 닭이 꼬꼬하고 그슬린 돝이 달음 질한다 → Gà đang nướng gáy, lợn đang thui chạy (Tai vạ luôn tiềm ẩn)
Bên cạnh việc đúc rút kinh nghiệm và cao hơn hành vi đúc rút đơn thuần, thành ngữ nói chung và thành ngữ Hàn nói riêng, đều nhằm mục đích hoàn thiện tri thức của cộng đồng và ứng dụng tri thức đó vào cuộc sống. Phần lớn các thành ngữ phản ánh các kinh nghiệm sống đều phải trải qua quá trình hình thành lâu dài và được kiểm chứng giá trị để tồn tại. Nghiên cứu các thành ngữ, chúng tôi thống kê được thành ngữ nói về kinh nghiệm rất phong phú, đa lĩnh vực, đa phương diện song mục đích nổi bật, chủ yếu vẫn là khuyên nhủ, cảnh báo…Nội dung của các thành ngữ trên là: (1). Phải nắm bắt cơ hội nhanh chóng; (2). Người bị tước hết cơ hội thì sẽ làm càn; (3). Phải cẩn thận lời nói; (4). Luôn đề phòng tai họa tiềm ẩn.
Rất khó có thể giải thích một cách toàn diện về sự khác biệt này, song ở một chừng mực hiểu biết nhất định, chúng tôi thấy rằng người Hàn vốn rất coi trọng văn hóa ứng xử, cũng có thể nói văn hóa ứng xử được đặt lên hàng đầu với nhiều nghi lễ
cầu kỳ. Những nghi lễ này nhằm mục đích giáo dục con người luôn chú trọng đến việc gìn giữ tình cảm gắn bó với tổ tiên và cha mẹ lúc sinh thời. Với đặc điểm là một dân tộc sớm bị ảnh hưởng và tiếp thu văn hóa Hán, trong đó có Nho giáo từ rất sớm [dẫn theo 27, tr. 295]. Có những học giả đã nhận định rằng: Nho giáo ảnh hưởng sâu sắc đến văn hoá Triều Tiên và phát triển ở Triều Tiên hơn cả ở quê hương của nó vì người Hàn coi Nho giáo là chuẩn mực tinh thần của họ trong đời sống thường nhật, và về mặt triết học, người Hàn tin vào những điều tốt đẹp bẩm sinh của con người (Nhân chi sơ, tính bản thiện) nên lấy đó làm chuẩn mực sống [27, tr.293-294]. Như vậy, có thể nói, thành ngữ Hàn nói chung và thành ngữ Hàn nói về kinh nghiệm sống nói riêng mang nhiều đặc trưng văn hóa Nho giáo bởi vì các thành ngữ này là sản phẩm trí tuệ của chủ nhân sáng tạo, đồng thời vừa là chủ thể, vừa là khách thể của văn hóa. Do đó, có thể coi nhóm thành ngữ này trong tiếng Hàn là đặc trưng có tính dị biệt với thành ngữ Việt do sự tiếp biến văn hóa ở mỗi khu vực, mỗi vùng lãnh thổ, vị trí địa lý và cách thức tiếp nhận văn hóa theo các hướng khác nhau của mỗi dân tộc.
TIỂU KẾT
Như đã phân tích ở trên, về mặt ngữ nghĩa, thành ngữ có yếu tố chỉ tên gọi động vật trong tiếng Hàn và tiếng Việt truyền tải nhiều nội dung khác nhau. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi trên tư liệu tiếng Hàn và kết quả nghiên cứu của Trịnh Cẩm Lan trên tư liệu tiếng Việt, trường nghĩa cơ bản được nói đến nhiều nhất với số lượng thành ngữ rất lớn là thành ngữ nói về con người (xấp xỉ 55% trong tiếng Hàn và trên 70% trong tiếng Việt). Tất nhiên, còn có một số nội dung nghĩa khác được đề cập như thành ngữ nói về môi trường sống, về cuộc sống vật chất hay về những quan niệm của con người nhưng số lượng không đáng kể nên chúng tôi xin phép không đề cập. Trên cơ sở các dữ liệu trên, có thể đưa ra những nhận xét sơ bộ sau:
1. Thành ngữ có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật cả trong tiếng Hàn và tiếng Việt nói về con người đều có số lượng lớn. Điều đó chứng tỏ mối quan hệ tự nhiên thân thiết giữa con người với loài vật. Đặc biệt trong đời sống nông nghiệp, một số loài vật được coi như "Bạn của nhà nông" như trâu, bò, lợn, gà…vì các con vật này tham gia trực tiếp vào lao động sản xuất và góp phần quyết định đời sống vật chất của con người. Dần dà, từ đời sống vật chất, các con vật đã đi vào đời sống văn hoá tinh thần của con người một cách tự nhiên và tất yếu. Do đó, thật dễ hiểu, trong văn học loài vật chủ yếu xuất hiện trong mảng văn học dân gian như ca dao, vè, truyện ngụ ngôn, đặc biệt là truyện ngụ ngôn vì chủ thể sáng tạo không phải là những người sáng tác chuyên nghiệp. Lý giải về điều này, Trịnh Cẩm Lan cho rằng: Con người và loài vật là sản phẩm của tự nhiên gần gũi với nhau nhất vì có phần lớn những hoạt động tương tự nhau như ăn, ngủ, vui chơi, làm việc, kiếm sống nên con người đã coi chúng là bạn và đặt chúng ngang hàng với mình trong một số trường hợp…Theo truyền thuyết về
nguồn gốc của người Hàn thì Tangul là vị thuỷ tổ của tộc người Hàn, người thiết lập vương triều đầu tiên là vương triều Choson, cũng được sinh ra bởi sự kết hợp giữa cha - Hwanung - là người (con của một đấng tối cao) và mẹ là một con gấu [27,tr.214- 215]. Còn truyền thuyết về nguồn gốc dân tộc Việt cũng cho thấy một sự kết hợp giữa Rồng và Tiên với việc người sinh ra từ trứng. Như vậy, ở một chừng mực nhất định, có thể nói, con người và loài vật có mối liên hệ mật thiết với nhau và con người đã quan sát rất kỹ các loài vật và đã mượn đại bộ phận các hình ảnh loài vật để diễn tả các trạng thái, suy nghĩ, quan điểm của mình.
2. Về sắc thái nghĩa, theo kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy các thành ngữ có nội dung chê bai, phê phán... hay ý nghĩa xấu nói chung bao giờ cũng nhiều hơn về mặt số lượng ở cả hai ngôn ngữ. Điều đó chứng tỏ rằng, với việc mượn hình ảnh các con vật,
con người đã khéo léo bộc lộ được những tình cảm, thái độ tiêu cực của mình một cách kín đáo, tế nhị. Và có thể nói, về mặt tâm lý, giá trị giáo huấn của việc làm này cao hơn hẳn so với việc "nói thẳng, nói thật". Đây cũng chính là một đặc điểm trong sử dụng ngôn từ của người châu Á, kín đáo, ý nhị nhưng lại đạt hiêu quả giao tiếp cao. 3. Đối chiếu các trường nghĩa được thể hiện qua thành ngữ ở cả hai ngôn ngữ, có thể thấy rằng có một bộ phận không nhỏ các trường nghĩa cùng được thể hiện bằng những hình ảnh, tính chất, đặc điểm, tình thế... giống nhau ở cùng một số loài vật giống nhau, một số câu thành ngữ gần như giống nhau 100% từ hình ảnh được sử dụng lẫn nội dung ý nghĩa. Điều này cho thấy một mức độ tương đồng đáng kể trong quan sát thực tế khách quan, trong cách thể hiện sự quan sát đó qua sản phẩm ngôn từ, trong cách tư duy của hai dân tộc và trên tất cả, đó là kết quả của một sự tương đồng văn hoá mà nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh qua một số lĩnh vực khác.
4. Bên cạnh những điểm tương đồng cơ bản, việc đối chiếu của chúng tôi cũng cho thấy một số nét khác biệt trong việc sử dụng hình ảnh, trong cách nhìn nhận thế giới loài vật của hai dân tộc. Điều này là sự phản ánh những khác biệt địa lý, môi trường tự nhiên cũng như sự khác biệt về quan niệm sống, quan niệm về hệ giá trị của hai dân tộc.
CHƢƠNG III
ĐỐI CHIẾU GIÁ TRỊ BIỂU TRƢNG CỦA ĐỘNG VẬT QUA THÀNH NGỮ HÀN - VIỆT TỪ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ 3.1. Vấn đề biểu trƣng ngữ nghĩa của tín hiệu ngôn ngữ
Khi nêu nguyên lý về tính võ đoán của ngôn ngữ, F.de. Saussure đã bàn về cái gọi là «biểu trưng». Ông viết : Người ta đã từng dùng từ "biểu trưng" (symbol) để chỉ
tín hiệu ngôn ngữ, hay nói đúng hơn, để chỉ cái mà chúng tôi gọi là cái biểu hiện. Biểu trưng có một đặc tính là không hoàn toàn võ đoán, nó không hoàn toàn trống rỗng. Ở đây, có một yếu tố tương quan thô sơ nào đấy giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện [31, tr.124]. F.de. Saussure chỉ có ý phân biệt cái gọi là biểu trưng và cái biểu hiện vì đó là hai khái niệm không đồng nhất. Nếu dùng "biểu trưng" thì bản thân nó đã bao hàm tính có lý do trong khi ông đang cố chứng minh luận điểm của mình là: Không có sự liên quan tự nhiên nào giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện trong tín hiệu ngôn ngữ. Nhưng đó chỉ là về mặt khái niệm thuần túy. Một mặt, F.de. Saussure vẫn cố