Biểu trưng của cá qua tình huống, hành động cụ thể

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn - Việt có yếu tố chỉ tên gọi động vật (Nhìn từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa (Trang 79)

- Cá nhốt trong ao, trong chậu biểu trưng cho sự tù túng Thành ngữ Hàn có câu

우물에 든고기→ Cá nhốt trong ao Thành ngữ Việt cũng có những câu tương tự:

1. Cá chậu, chim lồng 2. Cá nằm trong chậu

Ao, hồ nói chung là môi trường sống của cá nhưng về mặt tự nhiên cá luôn có xu hướng tìm bơi ra những nơi rộng lớn hơn. Cá nhốt trong ao là biểu trưng cho những người không thể hoặc không có điều kiện đến được với môi trường mới rộng lớn hơn. Ở hai câu thành ngữ Việt, sự tù túng còn được nhấn mạnh hơn nhiều.

- Cá leo lên thớt biểu trưng cho tình thế nguy hiểm Ví dụ: 도마에 오른고기→ Cá leo lên thớt

Thành ngữ Việt tương đ ương là : Cá nằm trên thớt

trên thớt có nghĩa là không tránh khỏi cái chết. Đây là một tình thế huy hiểm cận kề tính mạng. Con người gặp tình thế này thì coi như cuộc sống sẽ kết thúc. Đây cũng chính là tình thế mà người Việt mượn để nói về những tình thế nguy hiểm, gần như không thể bảo vệ được tính mạng của con người thông qua câu thành ngữ gần như trùng khớp: Cá nằm trên thớt.

3.3.2.4. Biểu trưng của thỏ

Theo tư liệu thành ngữ tiếng Hàn, có 16/387 thành ngữ có thành tố cấu tạo liên quan đến thỏ, chiếm khoảng 4%. Qua tư liệu này, chúng tôi thấy, trong quan niệm của người Hàn, thỏ có biểu trưng chủ yếu cho sự nhanh nhẹn. Đây cũng là đặc tính sinh học của loài vật này mà hầu như dân tộc nào cũng đều nhìn thấy.

Ví dụ:

1. 교토삼굴 → Thỏ nhanh ba động 2. 오비토주 → Quạ bay, thỏ chạy

Thành ngữ Việt lại sử dụng thỏ như là biểu tượng của sự nhút nhát với thành ngữ Nhát như thỏ hay Nhát như thỏ đế. Đây chính là sự khác biệt trong quan sát đặc

điểm loài vật này của hai chủ thể sáng tạo.

3.3.2.5. Các biểu trưng của rắn

Theo nguồn tư liệu, chúng tôi tìm thấy 9/387 thành ngữ có rắn là thành tố cấu tạo. a.Biểu trưng cho sự xấu xa, nguy hiểm, tai vạ

Thành ngữ Hàn có câu:

수미상위 → Rắn hai đầu

Thành ngữ Việt cũng có câu với biểu trưng tương tự: Cõng rắn cắn gà nhà. Rắn là loài vật có nọc độc, có thể cắn chết con người và các động vật khác. Vì đặc điểm sinh học này mà rắn thường trở thành nỗi sợ của con người và một số loài

vật. Thêm nữa, rắn có thân hình mềm mại, có thể đột ngột chuyển hướng và di chuyển rất nhanh nên rắn bị coi là động vật nguy hiểm. Đặc điểm này đã được con người sử dụng làm biểu trưng cho tính chất nguy hiểm và tai họa.

b. Biểu trưng cho sự lươn lẹo

Ví dụ: 공사무척 → Đo rắn trong hang

Vì các đặc điểm như có thân hình trơn, hay bò, trườn, uốn mình... nên việc đo

rắn trong hang là hết sức khó. Với ý nghĩa đó, người Hàn đã mượn hình ảnh của rắn để biểu trưng cho sự lươn lẹo, khó lường.

So sánh với nhóm thành ngữ Việt nói về rắn thì về cơ bản chúng tôi nhận thấy đây là môtip chung. Rắn trong thành ngữ Hàn và Việt đều biểu trưng cho những giá trị xấu. Ví dụ: Khẩu phât tâm xà (mồm Phật bụng rắn), Mắt rắn ráo, rắn đổ nọc cho lươn...

3.3.2.6. Các biểu trưng của chuột

Theo tư liệu của chúng tôi, có 17/387 thành ngữ có thành tố cấu tạo liên quan đến chuột. Theo các thành ngữ này, chuột hầu như không có những biểu trưng chung của loài mà chỉ có những biểu trưng của một loài chuột nào đó (chuột chù) hoặc biểu trưng của chuột trong những hoàn cảnh, tình huống cụ thể.

a. Chuột (hay Chuột chù) biểu trưng cho vật ít giá trị Ví dụ 1: Ví dụ 1:

투서기기→ Ném chuột sợ vỡ lọ

Ý nghĩa của thành ngữ này là phải cân nhắc khi thực hiện một hành động đạt được mục đích nhỏ lại làm hỏng một việc lớn. Ý nghĩa này có được từ quan niệm chuột là một con vật ít giá trị, giết được nó cũng không phải là một chiến tích lớn lao gì, nên trước khi giết nó, phải cân nhắc xem hành động có làm tổn hại đến những việc

lớn hơn hay không ? Việc ném chuột làm vỡ lọ khiến người ta phải cân nhắc đến cái hại lớn hơn có thể xảy ra, đẩy con người đến trạng thái phải đắn đo, cân nhắc trước khi thực hiện hành động. Kho tàng thành ngữ Việt Nam cũng có những câu tương tự, biểu hiện ý nghĩa tương tự và vì thế nó cũng là cách nhìn nhận, cảm nhận tương tự của người Hàn và người Việt đối với loài vật này: Ném chuột vỡ lọ, Ném chuột làm vỡ bình sứ...

Ví dụ 2: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

두더지 혼인같다→ Giống như cuộc hôn nhân của chuột chù

Với ý nghĩa biểu thị một cái gì đó ít giá trị, không đáng giá, câu thành ngữ cho thấy trong quan niệm của người Hàn, chuột chù là biểu trưng cho những thứ, những vật, những việc ít giá trị.

Không giống với người Hàn, sự nhìn nhận của người Việt đối với loài chuột này lại khác, họ nhìn chuột chù như một con vật bẩn thỉu và hôi hám qua câu thành ngữ

Hôi như chuột chù và qua câu ca dao mang ý nghĩa châm biếm nổi tiếng :

Chuột chù chê khỉ là hôi

Khỉ mới trả lời "cả họ mày thơm!"

b. Chuột trong hũ gạo biểu trưng cho sự may mắn Ví dụ: 쌀독에앉은쥐 → Chuột trong hũ gạo Ví dụ: 쌀독에앉은쥐 → Chuột trong hũ gạo

Chuột là loài gậm nhấm, ăn các nông sản, đặc biệt là rất thích ăn gạo. Do vậy,

chuột trong hũ gạo là một tình huống may mắn, là hạnh phúc bất ngờ của người thân

phận thấp hèn lại rơi vào chốn no đủ, cao sang. Kho tàng thành ngữ Việt Nam cũng chứa những câu thành ngữ tương tự chứng tỏ sự tương đồng trong tư duy, cách nhìn nhận các hoàn cảnh, tình huống liên quan đến chuột của hai dân tộc Việt - Hàn: Chuột

3.3.2.7. Biểu trưng của con vật tưởng tượng - con rồng

Chúng ta đều biết rồng là con vật tưởng tượng cấu tạo bởi mình rắn, đầu sư tử và là một biểu tượng đặc biệt trong văn hoá dân tộc của một số nước phương Đông như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Theo tư liệu của chúng tôi, có 14/387 thành ngữ có thành tố cấu tạo liên quan đến loài vật này và chủ yếu mang các ý nghĩa biểu trưng tích cực.

a. Biểu trưng cho sự vinh quang và thành đạt Ví dụ: Ví dụ:

1. 개천에게 용난다→ Rồng bay ra từ khe lạch 2. 등욯문 → Cửa rồng lên

Rồng bay ra từ khe lạch để chỉ những người tài giỏi nhưng có xuất thân bình dân và Cửa rồng lên là một cửa mà những người thành đạt trong thi cử có thể ra làm

quan. Và theo cả ý nghĩa này, rồng đều trở thành biểu trưng cho sự vinh quang và thành đạt.

Trong thành ngữ tiếng Việt, rồng cũng có một biểu trưng tương tự nhưng được thể hiện qua một câu thành ngữ khác: Cá chép hoá rồng.

b. Biểu trưng cho vẻ đẹp hình thức và dũng khí của người đàn ông. Ví dụ: Ví dụ:

1. 용행호보 → Rồng bay, hổ lượn 2. 독안욯 → Rồng một mắt

Rồng bay, hổ lượn miêu tả vẻ đẹp dũng mãnh, đầy khí chất của người đàn ông. Rồng một mắt là biểu trưng của người có năng lực bộc lộ ra ngoài. Đây là nét nghĩa biểu trưng của rồng mà chúng tôi tìm được trong thành ngữ Hàn như không có trong thành ngữ Việt.

Trong văn hoá của người Việt, rồng là con vật thiêng, chủ yếu biểu trưng cho sự cao quý, thiêng liêng, cội nguồn cao quý của dân tộc với những hình ảnh quen thuộc như: bệ rồng, long nhan, con Rồng cháu Tiên [13, tr.20]. Trong khi đó, đây không phải là một điểm đáng chú ý trong văn hoá Hàn. Và vì vậy, trong kho tàng thành ngữ Việt Nam, hình ảnh biểu trưng cho dòng dõi cao quý của rồng là hình ảnh nổi bật nhất với nhiều câu thành ngữ như: Con rồng cháu tiên, Long li quy phượng, Trứng rồng lại nở ra rồng... . Trong văn hoá dân gian Hàn Quốc thì nếu người phụ nữ vô sinh mà nằm

mơ thấy rồng thì sẽ sinh được con trai[ 13,tr.20]. Như vậy, cũng có thể nói đây là biểu trưng tương ứng của rồng trong hai nền văn hoá Hàn - Việt nhưng biểu thị ở các hình thức khác nhau.

Tuy nhiên, có một vài biểu trưng của rồng qua một số thần thoại và truyền thuyết Việt Nam nhưng lại không tìm thấy trong thành ngữ Hàn như : qua nhiều bức tranh mô phỏng hình ảnh rồng cuốn nước (hút nước) qua tưởng tượng của người Việt Nam, chúng ta nhìn thấy ở rồng thêm một đặc điểm nữa rất đặc biệt là khả năng cuốn nước, ăn uống nhiều nên mặc dù chỉ là một con vật tượng tượng nhưng đặc điểm đó cũng đã đi vào hệ thống biểu tượng trong văn hoá Việt Nam với câu thành ngữ cực kỳ thông dụng: Ăn như rồng cuốn, Uống như rồng leo, Làm như mèo mửa.

3.3.3. Biểu trƣng của các loài côn trùng, sâu bọ

Theo tư liệu chúng tôi thu được 17/387 thành nói về các loài côn trùng, sâu bọ. Mỗi loài lại có những biểu trưng riêng. Cụ thể như sau:

3.3.3.1. Biểu trưng của kiến

- Biểu trưng cho sự hèn kém và bé nhỏ (cả về thân phận và sức vóc) Ví dụ 1: 봉의군신 → Phượng hoàng phải khác với kiến.

cạnh phượng hoàng là để biểu hiện sự đối lập quá rõ ràng giữa hai thân phận, hai tầm vóc : một to lớn và cao quý, một là quá bé nhỏ.

Ví dụ 2 : 개미한잔등이 만큼 걸린다 → Chỉ tốn kém bằng cái lưng kiến.

Kiến vốn đã bé nhỏ nên lưng kiến đương nhiên là rất bé nhỏ. Sự tốn kém mà bằng cái lưng kiến nghĩa là chẳng có gì đáng kể và chẳng hề đáng phải bận tâm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cũng do bé nhỏ là một đặc điểm của loài vật này mà không chỉ người Hàn, người Việt và nhiều dân tộc khác cũng mượn nó làm biểu trưng điển hình cho sự nhỏ bé. Kho tàng thành ngữ Việt Nam có hàng loạt những câu thành ngữ lấy kiến là biểu trưng cho sự nhỏ bé như: Bé bằng (như) con kiến, Con kiến mà kiện củ khoai...

- Biểu trưng cho tính cần cù, siêng năng và kiên nhẫn Ví dụ: 개미금탑보으듯한다 → Kiến xây tháp vàng

Kiến nhỏ bé nhưng luôn sống theo bầy, làm việc chăm chỉ và khéo léo, đặc biệt trong xây tổ. Tổ kiến có dạng thành bao trong, ngoài kiểu trôn ốc hoặc thành rất dài, biểu thị được sự khéo léo của loài kiến. Vì vậy, kiến được chọn làm biểu trưng cho tính cần cù, siêng năng và kiên nhẫn. Biểu trưng của kiến qua thành ngữ tiếng Việt cũng tương tự với câu Kiến tha lâu đầy tổ...

Tuy vậy, cũng khác với người Hàn, ngoài việc nhìn nhận kiến là một con vật bé nhỏ nhưng cần cù và siêng năng, nhờ quan sát đặc điểm luôn sống theo bầy đàn, với số lượng cá thể rất đông đúc của loài vật này, người Việt còn thấy chúng là một đại diện tiêu biểu cho số đông (hay sự đông đúc) qua các thành ngữ: Đông như kiến, Đông như

kiến cỏ, Nhung nhúc như kiến, Chi chít như kiến... mà chúng tôi không tìm thấy trong

kho thành ngữ tiếng Hàn.

3.3.3.2. Biểu trưng của muỗi.

ngữ tiếng Hàn là biểu trưng cho sự nhỏ bé, ít ỏi. Ví dụ:

1. 모기다리피뺀다 → Lấy máu chân muỗi 2. 견문발검 → Thấy muỗi rút kiếm

Thành ngữ thứ nhất được dùng với ý nghĩa quá ít, quá nhỏ, không thể làm được, nó được dùng trong trường hợp để chỉ những hành vi bóc lột tinh vi và cạn kiệt đến cả những cái nhỏ nhất. Thành ngữ thứ hai được dùng với nghĩa đối tượng quá nhỏ bé, không đáng để thực hiện một hành động lớn như rút kiếm. Với hai ý nghĩa này, người Hàn đã khái thác hình ảnh nhỏ bé của muỗi để biểu trưng cho sự nhỏ bé và ít ỏi.

Ở Việt Nam thì khác, đặc trưng khí hậu nóng ẩm của đất nước này (khác hẳn với khí hậu lạnh và khô của bán đảo Hàn) đưa đến một đặc điểm là khi muỗi đã xuất hiện thì chúng xuất hiện với số lượng rất đông và đặc điểm này khiến người Việt nhìn nhận chúng theo số đông. Hệ quả là, một biểu trưng duy nhất của muỗi trong kho tàng thành ngữ Việt Nam không phải là sự nhỏ bé mà là số đông với hai câu thành ngữ là biến thể của nhau: Muỗi như trấu và Muỗi như vãi trấu.

3.3.3.3. Biểu trưng của bọ ngựa

Bọ ngựa có một biểu trưng duy nhất là ương ngạnh. Ví dụ: 당랑거철 → Bọ ngựa chống xe

Thành ngữ Việt tương đương là : Châu chấu đã voi

Bọ ngựa là loài giáp xác, thân mềm, rất yếu nếu chống xe tất bị đè bẹp. Do vậy bọ ngựa là biểu trưng của tính cách ương ngạnh, biết trước kết quả xấu nhưng vẫn cố tình làm. Một câu thành ngữ giống hệt câu này cũng được chúng tôi tìm thấy trong kho thành ngữ tiếng Việt.

Trong kho thành ngữ tiếng Hàn, giun có một biểu trưng duy nhất là biểu trưng cho thân phận bị áp bức, chà đạp. Và đây cũng là biểu trưng duy nhất của giun mà

chúng tôi tìm thầy trong thành ngữ tiếng Việt

지렁이도밟으면 꿈틀하다 → Con giun xéo mãi cũng quằn

TIỂU KẾT

Qua nghiên cứu đối chiếu giá trị biểu trưng ngữ nghĩa của các con vật trong thành ngữ Hàn - Việt, chúng tôi có những nhận định sơ bộ như sau:

Về phƣơng thức thể hiện giá trị biểu trƣng - Điểm tƣơng đồng:

Nhìn chung, thành ngữ ở cả hai dân tộc đều sử dụng hai phương thức biểu trưng là biểu trưng chung và biểu trưng thông qua những hành động, tình huống cụ thể có liên quan đến thế giới động vật. Tuy nhiên, sử dụng biểu trưng chung hay biểu trưng qua các hành động, tình thế, tình huống cụ thể đối với mỗi nhóm động vật mà chúng tôi phân loại trong chương này không giống nhau.

- Đối với nhóm vật nuôi trong gia đình: Tất cả các con vật được chọn trình bày đại

diện ở đây đều có các biểu trưng cụ thể qua tình huống, hành động nhiều hơn các biểu trưng chung và điều này được thể hiện giống nhau trong thành ngữ của cả hai dân tộc. Điều đó chứng tỏ, sự gần gũi giữa con người với các loài vật này đã cho phép họ quan sát chúng một cách tỉ mỉ, hình thành trong tư duy những liên tưởng cụ thể, sinh động đối với những hoàn cảnh, tình thế, đặc điểm, tính cách có tính chất tương liên trong cuộc sống của mình và điều đó được thể hiện một cách sinh động, đầy hình ảnh qua thành ngữ.

- Đối với nhóm động vật hoang dã: Phần lớn các thành ngữ chỉ sử dụng biểu trưng một

Chim sẻ nhỏ nhưng đẻ giỏi (bé hạt tiêu) trong thành ngữ Hàn hay To như voi, Hỗn như gấu... trong thành ngữ Việt. Vì vậy, có thể nhận định rằng việc không gần gũi với các

con vật hoang dã khiến cho các chủ nhân sáng tạo thành ngữ chỉ có thể gán cho chúng các biểu trưng ở mức độ “hời hợt” so với các con vật nuôi trong gia đình, những loài mà họ thường xuyên gần gũi, tiếp xúc hàng ngày và có những quan sát tỉ mỉ.

- Đối với các nhóm côn trùng, sâu bọ: Cũng như đối với nhóm vật hoang dã, phương

thức dùng biểu trưng của các con vật này đại bộ phận là biểu trưng chung. Thường là mỗi con vật chỉ có một đến hai biểu trưng, do số lượng thành ngữ nói về chúng quá ít.

- Điểm khác biệt: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điểm khác biệt cơ bản trong sử dụng biểu trưng của các loài vật của hai dân tộc ở đây nằm ở một số loài đặc trưng theo vùng khí hậu. Có những loài vật chỉ có hay

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn - Việt có yếu tố chỉ tên gọi động vật (Nhìn từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa (Trang 79)