Tình thế bế tắc, tù túng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn - Việt có yếu tố chỉ tên gọi động vật (Nhìn từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa (Trang 43)

Ví dụ: Tiếng Hàn và tiếng Việt tương đương

1. 개미텟바퀴 돌듯한다 → Kiến leo miệng chén (Kiến bò miệng chén )

2. 부중생어→ Cá sống trong nồi (Như cá trong chậu)

Như đã phân tích, các thành ngữ miêu tả tình thế bế tắc của con người cũng thường mượn các tình thế bế tắc, tù túng điển hình con vật để tạo sự liên tưởng về nghĩa. Ở trên là hai tình thế điển hình mà cả hai dân tộc cùng quan sát được và có những liên tưởng tương đồng.

đ. Tình thế bị tai vạ, nguy hiểm Ví dụ: Tiếng Hàn:

1. 오비이락 → Quạ bay, táo rơi (Tai bay, vạ gió)

2. 전문거호→ Chặn hổ cửa trước, sói đến cửa sau (Tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa)

Ví dụ 1 miêu tả hiện tượng con quạ vừa bay qua thì quả táo bị rơi (rụng). Về mặt tâm lý, thông thường người ta sẽ hiểu quả táo rơi là do lỗi của con quạ, do đó hiện tượng này đã được mượn để nói về tình thế bị tai vạ, bị oan ức của con người. Trong ví dụ 2, hổ và sói, trong tâm thức con người là những con vật đại diện cho sự độc ác nên sự xuất hiện liên tục của hai loài vật này là các tín hiệu không mong muốn, biểu thị

tình thế bị tai họa liên tiếp, không tránh được. Người Việt cũng mượn tình thế gặp hùm, hổ, voi (những con vật to lớn) để nói về những tình thế tai hoạ tương tự (Tránh hùm mắc hổ, Chặn hổ cửa trước, rước voi cửa sau…)

2.3.1.5. Thành ngữ nói về thân phận của con người

Trong số các thành ngữ về thân phận con người ở cả hai ngôn ngữ, tư liệu của chúng tôi và kết quả nghiên cứu của Trịnh Cẩm Lan năm 1995 cho thấy thành ngữ Hàn có xu hướng nói về cả hai loại thân phận cao quý và hèn kém của con người trong xã hội nói chung, còn thành ngữ Việt lại chủ yếu nói đến thân phận vất vả cực nhọc của người lao động nói riêng.

Thành ngữ Hàn:

- Thân phận cao quý

금오옥토→ Quạ vàng, thỏ ngọc (Rất cao quý)

썩어도 준치→ Cá ươn cũng là cá trích (Rất cao quý, hiếm có)

Bằng việc sử dụng những hình ảnh Á đông quen thuộc như phượng hoàng, vàng,

ngọc…thành ngữ đầu để nói về những con người có thân phận cao quý. Tuy nhiên đặc

trưng của nhóm thành ngữ này lại là phối hợp các thành tố để nêu bật ý nghĩa là: Quạ

vàng, thỏ ngọc = sự sang trọng; cá ươn cũng là cá trích có nghĩa là: người đã có thân

phận cao quý thì dù có bỏ đi (cá ươn) cũng vẫn mang thân phận cao quý. - Thân phận hèn kém

1. 학도 아니고 봉도아니고→ Không phải hạc, cũng không phải phượng

(Dở ông, dở thằng)

2. 견마지류 → Như loài chó ngựa (Rất khổ cực, hèn hạ)

Vẫn cùng mô-típ cũ, thành ngữ nói về thân phận hèn kém của con người luôn luôn chọn biểu tượng là các con vật nhỏ, không được ưa thích như chuột chù, ếch

nhái, chó, ngựa…

Thành ngữ Việt:

- Thân phận vất vả, cực nhọc của người dân lao động 1. Cổ cày vai bừa

2. Mò cua bắt ốc 3. Năm vạc tháng cò 4. Vạc ăn đêm

5. Làm thân trâu ngựa

Trong văn hoá Việt, có một số loài vật chuyên đại diện cho loại thân phận này như trâu, bò, ngựa (những con vật có sức khoẻ, chuyên phải lao động nặng, làm việc

cật lực để phục vụ con người) ; cò, vạc (những con vật chuyên phải lặn lội kiếm ăn nơi ao chuôm, đồng ruộng, hoặc đi kiếm ăn vào đêm hôm, rất vất vả). Đây là những hình ảnh thường được người Việt mượn để nói về thân phận vất vả, cực nhọc của mình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn - Việt có yếu tố chỉ tên gọi động vật (Nhìn từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)