Biểu trưng chung của cá nói chung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn - Việt có yếu tố chỉ tên gọi động vật (Nhìn từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa (Trang 78)

- Cá biểu trưng cho những gì có giá trị

Ví dụ:

1. 놓친고기가 더크다 → Cá mất là cá to 2. 득어망전→ Được cá quên nơm

Thành ngữ này biểu hiện quan niệm truyền thống của người Hàn về cá. Đây cũng là quan niệm truyền thống của người Việt về loài vật này. Thật vậy, nếu chỉ nhìn thấy một Hàn Quốc phát triển như vũ bão ngày nay với tầm vóc của một trong những quốc gia công nghiệp phát triển nhất châu Á thì khó có thể lý giải được những ý nghĩa biểu trưng như trong thành ngữ này. Nhưng nếu quay ngược lại vài thế kỷ trước để nhìn đất nước này như một nước nông nghiệp lúa nước truyền thống như Việt Nam chúng ta thì những giá trị biểu trưng kiểu này sẽ dễ dàng được làm sáng tỏ. Trong văn hoá Việt, câu thành ngữ «Con cá mất là con cá to» cũng được chúng ta sử dụng cực kỳ phổ biến trong đời sống hàng ngày. Tương tự, câu thành ngữ «Được cá quên nơm» với ý nghĩa là sự vô ơn (đạt được mục đích lớn nhưng lại quên mất phương tiện) cũng cho thấy

người Hàn coi cá là loài vật có giá trị với họ, và đôi khi, chúng trở thành mục đích lớn, tốt đẹp trong cuộc sống của họ.

- Cá biểu trưng cho các món ăn ngon

Ví dụ: 어두육미 → Ngư thủ, nhục vĩ

Trong quan niệm xưa, các bộ phận của một số con vật như đầu cá, đuôi bò, đuôi trâu... là các món ăn bổ dưỡng. Đây là một trong những biểu trưng quan trọng phản ánh đời sống nông nghiệp của cư dân Hàn, thêm nữa, đây là là một đất nước bán đảo

với ba mặt giáp biển, thức ăn quan trọng của người dân là cá nên việc cá trở thành biểu trưng cho các món ăn ngon là một điều dễ hiểu. Có thể nói đây là điểm tương đồng quan trọng với văn hoá và đời sống của Việt. Trong cuốn "Phong tục Việt Nam", tác giả Toan Ánh đã viết như sau: “Hai nghề chính của ta là nghề nông và nghề ngư. Gạo

là món ăn chính của ta do nghề nông sản xuất ra còn cá cũng là món ăn chính nhưng do ngư nghiệp mà có” [ dẫn theo 16, tr. 33 ].. Ngoài ra, tư liệu thành ngữ Việt cho thấy

sự xuất hiện của hàng loạt các thành ngữ nói về cá như một loại thức ăn ngon, để biểu hiện cuộc sống no đủ và sung sướng: Có cá đổ vạ cho cơm, Cơm cả rá cá cả nồi, Cơm trắng cá ngon, Chẳng có cá lấy cua làm trọng...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn - Việt có yếu tố chỉ tên gọi động vật (Nhìn từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)