b. Biểu trưng cho vẻ đẹp hình thức và dũng khí của người đàn ông
3.3.3.1. Biểu trưng của kiến
- Biểu trưng cho sự hèn kém và bé nhỏ (cả về thân phận và sức vóc) Ví dụ 1: 봉의군신 → Phượng hoàng phải khác với kiến.
cạnh phượng hoàng là để biểu hiện sự đối lập quá rõ ràng giữa hai thân phận, hai tầm vóc : một to lớn và cao quý, một là quá bé nhỏ.
Ví dụ 2 : 개미한잔등이 만큼 걸린다 → Chỉ tốn kém bằng cái lưng kiến.
Kiến vốn đã bé nhỏ nên lưng kiến đương nhiên là rất bé nhỏ. Sự tốn kém mà bằng cái lưng kiến nghĩa là chẳng có gì đáng kể và chẳng hề đáng phải bận tâm.
Cũng do bé nhỏ là một đặc điểm của loài vật này mà không chỉ người Hàn, người Việt và nhiều dân tộc khác cũng mượn nó làm biểu trưng điển hình cho sự nhỏ bé. Kho tàng thành ngữ Việt Nam có hàng loạt những câu thành ngữ lấy kiến là biểu trưng cho sự nhỏ bé như: Bé bằng (như) con kiến, Con kiến mà kiện củ khoai...
- Biểu trưng cho tính cần cù, siêng năng và kiên nhẫn Ví dụ: 개미금탑보으듯한다 → Kiến xây tháp vàng
Kiến nhỏ bé nhưng luôn sống theo bầy, làm việc chăm chỉ và khéo léo, đặc biệt trong xây tổ. Tổ kiến có dạng thành bao trong, ngoài kiểu trôn ốc hoặc thành rất dài, biểu thị được sự khéo léo của loài kiến. Vì vậy, kiến được chọn làm biểu trưng cho tính cần cù, siêng năng và kiên nhẫn. Biểu trưng của kiến qua thành ngữ tiếng Việt cũng tương tự với câu Kiến tha lâu đầy tổ...
Tuy vậy, cũng khác với người Hàn, ngoài việc nhìn nhận kiến là một con vật bé nhỏ nhưng cần cù và siêng năng, nhờ quan sát đặc điểm luôn sống theo bầy đàn, với số lượng cá thể rất đông đúc của loài vật này, người Việt còn thấy chúng là một đại diện tiêu biểu cho số đông (hay sự đông đúc) qua các thành ngữ: Đông như kiến, Đông như
kiến cỏ, Nhung nhúc như kiến, Chi chít như kiến... mà chúng tôi không tìm thấy trong
kho thành ngữ tiếng Hàn.