Ngựa già biểu trưng cho trí tuệ và tài năng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn - Việt có yếu tố chỉ tên gọi động vật (Nhìn từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa (Trang 66)

Ví dụ:

1. 노마지지 → Trí ngựa già

2. 기복염차 → Dùng ngựa thiên lý bắt chuột

Người Hàn đánh giá cao và coi trọng ngựa vì ngựa gắn bó rất nhiều với đời sống con người trên nhiều phương diện, đặc biệt trong di chuyển và chiến đấu. Theo điển cố thì thời Xuân Thu, Tề Hoàn công cùng Quản Trọng là người nước Tề đi chinh phạt nước láng giềng, khi đi là mùa xuân, khi họ về đã mùa đông, tuyết phủ trắng, không thể nhận ra đường về. Quản Trọng nói với Tề Hoàn rằng „Thần nghe nói ngựa già quen đường, thuộc lối, có thể dùng chúng để dẫn đường‟. Người đời sau dùng thành ngữ này để chỉ người lớn tuổi, giàu kinh nghiệm[15, tr.85]

Thành ngữ thứ hai được dùng với ý nghĩa "một việc làm phí phạm và không cần thiết", ý nghĩa này có được là do quan niệm ngựa thiên lý là một con ngựa tốt, dũng mãnh, có thể chạy đường xa mà lại dùng để bắt chuột - một hành động dễ dàng và tầm thường - thì đó là một điều phí phạm, sử dụng người không đúng sở trường. Và như vậy, ngựa, nhất là ngựa thiên lý trở thành biểu tượng của chí khí và tài năng.

Đây là giá trị biểu trưng của ngựa trong thành ngữ Hàn mà chúng tôi không thấy xuất hiện trong thành ngữ Việt.

Nếu so sánh biểu trưng của ngựa trong thành ngữ Hàn và Việt thì thấy có nhiều nét tương đồng là ngựa có khá nhiều biểu trưng tốt. Trong thành ngữ Việt, ngựa còn được quan sát ở một khía cạnh khác mà chúng tôi không tìm thấy trong thành ngữ Hàn, đó là tính cộng đồng, là tình cảm yêu thương, sẻ chia, đùm bọc giữa các thành

viên trong cộng đồng qua câu thành ngữ Một con ngựa đau, cả tàu bỏ. Đây cũng là

đến những hành vi ứng xử của chính mình.

3.3.1.4. Các biểu trưng của bò (bê)

Theo [ 39, p.89-92 ] chúng tôi tìm thấy các đoạn viết về bò liên quan đến đặc trưng văn hoá dân tộc Hàn như sau: Từ lâu cư dân nông nghiệp, tổ tiên của chúng ta

đã coi bò là con vật nuôi trong gia đình. Vì vậy, người ta đã gọi bò là “Sengku” (sinh khẩu- nhân khẩu) hay còn gọi là “Sik-ku” (thực khẩu). Như vậy, người Hàn đã coi bò như một “thành viên” trong gia đình. Trước kia, bò rất quý. Gà với lợn cũng quý song những gia đình có bò được coi là nhà giàu. Bò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nhưng không phải tất cả mọi nhà đều có bò, chỉ khoảng hơn 10 hộ mới có một con bò. Bò được sử dụng vào các việc lớn sau:

- Kết hôn hoặc nhập trường thì bán bò

Vì bò rất đắt (Bây giờ đã khác nhiều). Trước đây một con bò có giá trị bằng một chiếc ôtô hoặc một chiếc máy cày. Do đó bò được coi là tài sản hàng đầu của nhà nông, chỉ khi không có tiền để làm lễ kết hôn hoặc nhập trường người ta mới bán bò.

- Là thực phẩm không thể thiếu trên bàn tiệc

Mặc dù rất quan trọng cho sản xuất nông nghiệp nhưng bò cũng là thực phẩm không thể thiếu trong bữa tiệc. Ở Hàn còn có một lễ hội “bắt bò” để cầu mong sự thịnh vượng. Tuy nhiên, cũng vì con bò rất được coi trọng nên khi giết bò người ta phải xin phép chính quyền.

- Là biểu tượng tôn giáo

Bò đóng vai trò rất quan trọng trong tôn giáo, tín ngưỡng. Theo sách “Hậu Hán Thư” thì những con bò hy sinh trong chiến tranh được coi là những con vật thiêng. Trong dân gian cũng có nhiều tín ngưỡng về bò như: Nếu sáng ngày mùng Một Tết mà nghe tiếng bò kêu thì sẽ được may mắn cả năm hay vào vụ thu hoạch mà dẫm phải

phân bò thì sẽ được mùa. Bò còn là biểu trưng của sự phồn thịnh trong thơ ca. Bò còn xuất hiện trong nhiều các trò chơi dân gian, lễ hội và được bảo tồn cho đến ngày nay.

Theo tư liệu, chúng tôi thu được 26/387 thành ngữ Hàn nói về bò (bê) và tìm thấy các giá trị biểu trưng chủ yếu của loài vật này như sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn - Việt có yếu tố chỉ tên gọi động vật (Nhìn từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)