Nhu cầu hỗ trợ tham vấn tâm lý ở các trường giáo dưỡng

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hoạt động dạy nghề cho học sinh giáo dưỡng tại trường giáo dưỡng số 2 – Yên Mô – Ninh Bình (Trang 84)

4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.3.Nhu cầu hỗ trợ tham vấn tâm lý ở các trường giáo dưỡng

Trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật được đưa và các trường giáo dưỡng hàng năm ngày càng tăng hầu hết các em đều xuất thân từ những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt thiếu sự quan tâm của cha mẹ, gia đình không trọn vẹn…. Theo đánh giá của giáo viên làm việc trong trường cho biết các em gặp nhiều vấn về cảm xúc, hành vi và cần được tham vấn. Học sinh giáo dưỡng khi nhập trường các em gặp những vấn đề khác nhau, tùy theo lứa tuổi và thời gian vào trường. Các em thường có biểu hiện lo lắng không biết được đối xử thế nào, hình phạt và

chế tài ra sao, có bị bạn trong trường đánh đập, quan hệ với gia đình thế nào (nhóm 12 -14). Nhóm tuổi 14 – 16 lo lắng đến việc thiết lập, kết bạn trong trường để tìm tới mối quan hệ đồng cảm và giúp đỡ khi khó khăn. Nhóm học sinh trên 16 không quan tâm tới việc kết bạn vì khó có thể bị nhóm tuổi ít hơn bắt nạt, nhưng lại chịu phát lực khá rõ nét ở các nhóm bạn tự phát. Nhóm tuổi này thường không thiết tha tới việc học tập nên thường học kém mà quan tâm tâm tới việc học nghề. Nhiều em sợ bị trả thù nên thường né tránh, thờ ơ, ít gặp gỡ giáo viên.

Với kết quả được khảo sát về những trải nghiệm trong tháng qua cho thấy nhiều học sinh đã trải qua những cảm xúc tiêu cực (buồn, căng thẳng, tức giận và nhiều hành vi tiêu cực như đánh nhau gây gổ….) Khá nhiều em mô tả cảm xúc chung khi ở trường là buồn bã, lo lắng có khi là cô đơn, vô vọng. Có nhiều em cảm thấy thoải mái, bình thường kết quả thu được trong khảo sát như sau:

Bảng 8: Một số cảm xúc học sinh trƣờng giáo dƣỡng số 2 mô tả cảm xúc trong một tháng gần đây TT Cảm xúc Tỉ lệ (%) 1 Buồn bã 29,1 2 Lo lắng/sợ hãi 8,7 3 Bình thường 35,6 4 Thoải mái 26,5

Đối với trẻ em vi thành niên việc phát triển cảm xúc có vai trò đặc biệt quan trọng cho việc phát triển về mặt thể chất, trí tuệ và xã hội. Lứa tuổi vị thành niên thường trải nghiệm nhiều cảm xúc thất thường , thậm chí là bão táp về mặt phát triển. Các cuộc phỏng vấn sâu và các ca tham vấn trực tiếp đã cung cấp nhiều thông tin giá trị về nguyên nhân của các trạng thái cảm xúc nói trên. Các nguyên nhân mà học sinh thường hay đề cập tới theo tần suất từ cao tới thấp:

Lo lắng về sau khi ra trường khi bị “tì vết” có được chấp nhận hay không, tương lai thế nào, cuộc sống ra sao, ai lo cho mình, xoay sở thế nào...

Lo lắng vì ở trường bị “anh/chị, đại ca”, “đầu gấu” chèn ép, bắt nạt đánh đập mà không ai bảo vệ.

Lo lắng cho gia đình (bố mẹ già không ai chăm sóc, vì mình hư hỏng phải vào trại nên bố mẹ suy nghĩ ốm đau, bệnh tật, qua đời… Các biệt có một số em bị trầm cảm vì mặc cảm tội lỗi hay mặc cảm vì không thực hiện được bổn phận làm con (ví dụ một trường hợp khi học sinh vào trường một thời gian thì bố mất vì bệnh ung thư phổi nhưng em tin rằng vì mình mà bố chết, em luôn dằn vặt và không thể tha thứ cho bản thân)

Cách giải quyết của các em khi gặp các vấn đề như: buồn bã, lo lắng, sợ hãi học sinh thường “tự giải quyết”, “nói chuyện” với bạn bè, “ngủ”, “không làm gì cả tự nó qua đi”, hoặc “cố kìm nén đề tự nó qua đi vì không biết phải làm thế nào” Một số khác “âm thầm ngồi một mình”, “tự nó qua đi” hoặc có khi “tham gia vào một hoạt động nào đó”. Nhiều em nói tới sự thăm nom, thư từ của gia đình như là một sự khích lệ giúp các em ứng phó với các khó khăn tâm lý. Theo thống kê của nhà trường năm 2012 đã bố trí cho 325 lượt học sinh thăm gặp gia đình, nhận bưu phẩm 175 lượt, gọi điện thoại về gia đình 453 lượt, tuy nhiên cá biệt có những trường hợp cho biết là em mất niềm tin.

Bạn bè có ba mẹ đến thăm, còn em còn thấy tuyệt vọng rất ít khi nhận được thư từ gia đình. Em không bao giờ nói ra nỗi đau của mình vì em không muốn ai biết (PVS số 4, nam, 16 tuổi).

Như vậy, có một số đáng kể các em có nhu cầu thâm vấn tâm lý như một phần quan trọng trong quá trình “giáo dưỡng” nhằm thay đổi nhận thức hành vi. Thực tế, ở trường có dịch vụ hỗ trợ tham vấn tâm lý nhưng không được nhiều học sinh sử dụng. Vấn đề là hoạt động đó ra sao và tại sao lại chưa có hiệu quả như mong muốn.

Theo báo cáo tổng kết hàng năm của trường giáo dưỡng số ca tham vấn tâm lý là 103 lượt học sinh, theo nhận định hầu hết giáo viên và học sinh trường giáo dưỡng đều khẳng định dịch vụ tham vấn tâm lý là cần thiết được tham vấn cá nhân thì ½ số ca khẳng định cảm thấy rất thoải mái sau khi được tham vấn. Các thầy cô giáo đều khẳng định nếu như được tham vấn tốt tình hình học sinh vi

phạm giảm và không còn vi phạm lớn. Tuy nhiên từ kết quả khảo sát và phỏng vấn cá nhân, nhóm và quan sát một số ca tham vấn cá nhân có thể thấy quá trình tham vấn tại đây vẫn còn gặp một số khó khăn

Từ phía người tham vấn hầu hết là kiêm nhiệm do yêu thích công việc tham vấn hay do yêu cầu mà tình nguyện làm, vì thế thời gian hạn chế không chuyên tâm, công việc quá tải nên có tới 16,8% ý kiến cho rằng trình độ của người tham vấn còn chưa đáp ứng được nhu cầu của học sinh cần tham vấn. Có nhiều trường hợp học sinh đăng ký đến lượt thì vấn đề đã qua đi mà không được can thiệp, giúp đỡ kịp thời.

Mâu thuẫn vai trò: quản giáo và tham vấn. Hai vai trò rất khác nhau nhưng lại được một người thực hiện, đó là cán bộ quản giáo mặc đồng phục công an của nhà trường. Quan sát các ca tham vấn cho thấy người tham vấn còn khá lúng túng trong giai đoạn/qui trình tham vấn. Hệ quả điều này làm cho họ có xu hướng nói nhiều (dễ đi vào thuyết giáo, tuyên truyền giáo dục – phần việc của người quản giáo) nên tham vấn không hiệu quả và dễ gây nhầm lẫn giữa tuyên truyền giáo dục và tham vấn. Còn hậu quả từ phía học sinh là các em e ngại, “sợ’ đến với tham vấn vì trước mắt các em, họ là công an hơn là nhà tham vấn/giúp đỡ. Với quản giáo trẻ có xu hướng giữ bí mật vì sợ bị lộ và bị bắt lỗi, bị phán xét, nên theo kết quả khảo sát có tới 37,3% sợ bị lộ bị mật và 18,3% ý kiến cho rằng người tham vấn không thân thiện. Vì vậy, đây là các cuộc tham vấn thường không thể diễn ra một cách bình thường và dễ thất bại.

Từ phía học sinh được tham vấn tại trường giáo dưỡng

Thường thì các em gặp nhiều khó khăn tâm lý cùng một lúc cùng một lúc (khó khăn về gia đình, quan hệ về gia đình, khó khăn về kinh tế, cảm xúc…)

Do môi trường (trường giáo dưỡng) và đặc điểm tham vấn vừa nói trên cũng như đặc điểm của học sinh trường giáo dưỡng nhiều em còn ngại, chưa cởi mở khi được tham vấn. Lo lắng nhất đối với các em là những thông tin mình nói ra có được giữ bí mật không, với tỉ lệ trả lời là 37,3%, có bị hiểu nhầm hoặc bị phán xét hay không.

Vì ngại nói thật, ngại nói hết nên khi tham vấn viên không giúp được nhiều, nhất là các em bị bệnh xã hội. Những vấn đề riêng tư trong gia đình, trải nghiệm bị lạm dụng tình dục, bị xâm hại thân thể và tinh thần do các em cũng có xu hướng muốn giữ kín.

Trước áp lực nhóm, các em được tham vấn rất ngại các bạn khác cùng trường biết với tỉ lệ trả lời là 25% với lý do là mách nẻo cán bộ. Hiện còn đang tồn tại một thành kiến, thậm chí hiềm khích với các học sinh đi tham vấn, cho là các em đi báo cáo tình hình. Các học sinh được tham vấn thì sợ bạn bè không chơi với mình, bị tẩy chay, nghi sợ về mình.

Như vậy, nhiều thách thức như trên cũng được hiểu như những nhu cầu từ phía giáo viên và học sinh của trường giáo dưỡng cần dần được tháo gỡ để làm cho hoạt động tham vấn đi đúng hướng, đáp ứng nguyên nhân cơ bản của tham vấn, góp phần vào quá trình nuôi dưỡng học sinh giáo dưỡng một cách hiệu quả.

3.4. Định hƣớng sau khi ra trƣờng của học sinh giáo dƣỡng

Sau thời gian bị quản lý tại trường giáo dưỡng , học sinh rời trường , về lại địa phương nơi đăng ký hộ khẩu thường trú . Theo số liệu khảo sát đối với 196 học sinh trường giáo dưỡng số 2 – Ninh Bình có địa bàn cư trú ở thành phố , thị xã, thị trấn chiếm tỷ lệ 78,6%, nông thôn là 21,4%. Thời hạn chấp hành 24 tháng chiếm 83,2%, từ 18 tháng đến dưới 24 tháng chiếm 6,6%, từ 12 tháng đến dưới 18 tháng chiếm 5,6%, từ 6 tháng đến dưới 12 tháng chiếm 4,6%.

Có một thực tế mà chúng tôi được biết sau khi trao đổi với cán bộ, giáo viên công tác tại trường giáo dưỡng số 2 là khi mới vào trường giáo dưỡng, hầu hết học sinh đều tìm cách trốn trường. Sau thời gian ổn định tâm lý, đa phần học sinh chấp hành tốt quy chế của trường giáo dưỡng. Tuy nhiên, sau khi rời trường giáo dưỡng, bên cạnh đa số các em đã cố gắng sống tốt, học tập tốt, có công ăn việc làm ổn định thì vẫn còn một bộ phận học sinh tái phạm. Khi được hỏi về dự định sau khi rời trường giáo dưỡng, các ý kiến cho biết:

Biểu đồ 21: Dự định của học sinh trong các trƣờng giáo dƣỡng sau khi rời trƣờng

(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra)

Kết quả nghiên cứu cho thấy dường n hư ho ̣c sinh trường giáo dưỡng đang hết sức phân vân về những viê ̣c mình phải làm khi ra trường có tới 36,2% số các em trả lời là chưa có ý đi ̣nh tìm viê ̣c làm ngay sau khi ra trường và 63,8% số các em trả lời dự đi ̣nh tìm kiếm viê ̣c làm ngay sau khi ra trường.

Với 63,8% đi kiếm việc làm ngay là tín hiệu đáng mừng bởi lẽ, các em đã nhận thức được tầm qua trọng của công việc đối với bản thân và không muốn bản thân rơi vào cảnh vi phạm pháp luật nữa.

Em sẽ đi tìm công việc để làm, để tự lo cho bản thân... em không muốn

mình cứ mãi như thế này nữa. Nhưng không biết họ có nhận em không? em rất lo lắng...” (PVS số 4, nam, 16 tuổi). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, 36,2% chưa có ý định đi tìm việc ngay là con số cũng không nhỏ đáng lo lắng về việc một số em chưa nhận thức và có động cơ đúng đắn trong việc học nghề và tìm kiếm việc làm, việc mà một số em trong tỉ lệ này trở lại con đường phạm pháp là điều mà xã hội đang lo ngại. Vì vậy đối với vai trò tham vấn và kết nối của NVCTXH cần phải được thực hiện triệt để. Trước khi các em ra trường cần hướng dẫn, tham vấn cho các em một số địa chỉ tìm kiếm việc làm để giúp các em tự tin “trở về” với xã hội, hòa nhập với cộng đồng. Đây cũng chính là mục tiêu mà CTXH hướng đến.

Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này chúng tôi đã tìm hiểu thông tin về việc làm sau khi tốt nghiệp học sinh giáo dưỡng có được tư vấn hay tìm hiểu các thông tin về thi ̣ trường lao đô ̣ng viê ̣c làm qua các kênh thông tin nào ? Kết quả thu đươ ̣c như sau:

Biểu đồ 22: Thông tin để tìm kiếm viê ̣c làm sau tốt nghiê ̣p

(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra)

Kết quả nghiên cứu cho thấy dường như học sinh trường giáo dưỡng tiếp câ ̣n thông tin chủ yếu qua hê ̣ thống truyền thông như bá o chí chiếm 25%, đài truyền thanh 17,2%, trên ti vi chiếm 16,7%, tiếp sau thông tin về viê ̣c làm của các em được tiếp cận từ thầy /cô giáo da ̣y văn hóa trong trường là 11,1%, thầy/cô giáo dạy nghề trong trường là 22,7%, cán bộ quả n lý trong trường là 11,6%; nhóm tiếp tận thông tin từ người thân là 23,9%, sau cùng là từ ba ̣n bè cùng ho ̣c trong trường là 10%. Nếu như chúng ta nhóm các thông tin về viê ̣c làm sau tốt nghiê ̣p của ho ̣c sinh giáo dưỡng cho thấy : Nhóm 1 từ hê ̣ thống truyền thông đa ̣i chúng chiếm 58,9%, nhóm thứ 2 là từ các thầy cô và cán bộ quản lý trong trường chiếm 45,4%; nhóm thứ ba là người thân trong gia đình chiếm 23,9% và nhóm cuối cùng là ba ̣n bè chiếm 10%.

Nhìn vào những con số này, chúng ta thấy rằng, các em ở đây chủ yếu tiếp cận nguồn thông tin từ ngoài mà chưa thấy vai trò tham vấn và kết nối của cán

bộ/NVCTXH. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của đào tạo cũng như việc tìm kiếm việc làm của các em

Tìm hiểu về nguyên nhân tại sao các em được tiếp cận thông tin từ các thầy/cô giáo (kể cả thầy /cô giáo da ̣y nghề và văn hoá cũng như cán bô ̣ quản lý trong trường ) chỉ chiếm 38,8%; chúng tôi đã phỏng vấn sau về mức đô ̣ quan hê ̣ của học sinh với giáo viên trong trường như thế nào kết quả thu được như sau : đa số các em chưa thực sự có mối quan hệ thân thiết với giáo viên. Các em còn mặc cảm, tự ti với bản thân là người vi phạm phạm pháp luật, một số giáo viên còn chưa thực sự thông cảm với các em.

“Em ngại nói chuyện với các thầy cô lắm, nhiều khi muốn hỏi mà không biết các thầy cô có nghe không, thôi em tự tìm hiểu” hay “Chúng em thấy mình có là gì đâu mà đòi hỏi, cú học đi rồi khi ra ngoài kiếm việc, có ai nhận chúng em không?”... (PVS số 4, nam, 16 tuổi)

Như vậy, việc mà các em tiếp cận nguồn thông tin là từ rất nhiều kênh khác nhau, trong khi đó kênh quan trọng nhất là từ cán bộ, giáo viên thì chỉ chiếm tỉ lệ chưa cao. Điều này đặt ra cho cán bộ, giáo viên ở trường cần có biện pháp tích cực hơn nữa đáp ứng nhu cầu thông tin cho các em

3.5. Đề xuất hoạt động công tác xã hội trong trƣờng giáo dƣỡng

Công tác hướng nghiệp, dạy nghề trong trường giáo dưỡng vẫn còn một số hạn chế do thiếu đội ngũ NVCTXH. Vì vậy, việc bổ sung nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực tư vấn hướng nghiệp dạy nghề tại trường giáo dưỡng là việc làm cần thiết. Việc bổ sung nguồn nhân lực này sẽ mang lại những lợi ích mang lại sự thay đổi tốt hơn cho công tác dạy và học nghề tại đây.

Thứ nhất, đội ngũ nhân viên xã hội sẽ giúp hoạt động hướng nghiệp, dạy

nghề, trợ giúp những khó khăn, hạn chế đang tồn tại trong hoạt động dạy và học nghề của nhà trường và học sinh.

Thứ hai, nhân viên xã hội được đào tạo chuyên nghiệp và bài bản, họ có hệ thống lý thuyết, phương pháp và kỹ năng can thiệp một cách chuyên nghiệp nhằm trợ giúp học sinh giáo dưỡng tháo gỡ những khó khăn trong quá trình sinh hoạt học tập trong trường giáo dưỡng.

Số lượng nhân viên xã hội cần bổ sung cho trường giáo dưỡng là một vấn đề cần thiết. Tuy nhiên, việc bổ sung đội ngũ NVCTXH còn phụ thuộc nhiều và kế hoạch ngân sách và định biên cho nhà nước. Để khắc phục điều này trước tiên chúng ta nên sử dụng đội ngũ cán bộ, giáo viên ngay trong nhà trường theo hình thức kiêm nhiệm, hoặc chuyên trách như cần được đào tạo kỹ năng, kiến thức về công tác xã hội.

Trong lĩnh vực hoạt động này, Nhân viên xã hội có thể tham gia vào công tác tư vấn tâm lý, định hướng, hướng nghiệp và dạy nghề cho học sinh:

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hoạt động dạy nghề cho học sinh giáo dưỡng tại trường giáo dưỡng số 2 – Yên Mô – Ninh Bình (Trang 84)