4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.2. Đặc điểm học sinh đang theo học nghề tại trường giáo dưỡng số 2
Nhằm tìm hiểu về thực trạng công tác định hướng nghề nghiệp và đào tạo nghề cho học sinh trong trường giáo dưỡng, chúng tôi đã về khảo sát tại trường giáo dưỡng số 2 - Ninh Bình và tiến hành phỏng vấn bằng phiếu trưng cầu ý kiến
đối với 196 học sinh đang học tập, sinh hoạt tại trường. Do việc đào tạo hướng nghiệp và dạy nghề được tiến hành với những học sinh từ 15 tuổi nên trong cơ cấu mẫu chọn, chúng tôi chủ yếu phỏng vấn các em ở độ tuổi này. Cụ thể, cơ cấu theo độ tuổi của khách thể nghiên cứu như sau:
Xét theo yếu tố độ tuổi:
+ Số em từ 15 đến 16 tuổi: 82 em (41,8%) + Số em từ 16 tuổi trở lên: 114 em (58,2%) Xét theo yếu tố giới tính:
+ Số nam giới được phỏng vấn: 190 em (96,9%) + Số nữ giới được phỏng vấn: 6 em (3,1%)
Xét về nơi cư trú chủ yếu tập trung ở thành thị với (78,6%) và ở nông thôn với (21,4%).
Xét về học vấn chung như đã phân tích, đa số các em đều có kết quả học tập không tốt, nhiều em khi vào trường ở trong tình tạng mù chữ. Các em đều có tâm lý chung là không thích học, học kém, nhận thức chậm. Qua khảo sát về trình độ học vấn của học sinh đang học nghề chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 4: Trình độ học vấn của học sinh giáo dƣỡng đang học nghề
TT Trình độ học vấn của học sinh giáo dƣỡng trƣớc khi vào trƣờng Tỉ lệ (%) 1 Học vấn từ lớp 1 đến hết lớp 5 30,0 2 Học vấn từ lớp 6 đến hết lớp 9 58,8 3 Học vấn lớp 10 và lớp 11 11,2
(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra)
Kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ học sinh trước khi vào trường giáo dưỡng có tỉ lệ từ lớp 1 đến lớp 5 chiếm 30% (số học sinh này đang học các nghề theo phương thức truyền nghề), từ lớp 6 đến lớp 9 chiếm 58,8%, trung học phổ thông (lớp 10,11) chiếm 11,2%.
Xét về hiện trạng gia đình của học sinh giáo dưỡng đang học nghề theo kết quả khảo sát:
Biểu đồ 3: Hiện trạng gia đình của học sinh giáo dƣỡng đang học nghề
(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra)
Tỷ lệ học sinh còn cả cha lẫn mẹ là (64,8%), học sinh chỉ còn me ̣ (14,9%) và học sinh chỉ còn bố và không còn bố mẹ đều chiếm (7,7%).
Xét theo số lần vào trường giáo dưỡng: 94,9% vào trường giáo dưỡng lần đầu tiên, (3,6%) cho biết đây là lần thứ hai em vào trường giáo dưỡng , 02 em cho biết đây là lần thứ ba em vào trường giáo dưỡng và (0,5%) cho biết đây là lần thứ 4 em vào trường giáo dưỡng.
Công việc mà học sinh giáo dưỡng từng làm việc, ngoài việc tìm hiểu về đặc điểm nhân khẩu của học sinh giáo dưỡng chúng tôi còn tìm hiểu về những công việc và học sinh giáo dưỡng đã từng làm trong thời gian trước khi được đưa vào trường giáo dưỡng kết quả cho thấy có 98/196 chiếm tỉ lệ 50% số học sinh được hỏi đã tham gia nhiều công việc khác nhau để kiếm sống. Qua biểu đồ khảo sát chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
Biểu đồ 4: Cơ cấu nghề học sinh giáo dƣỡng kiếm sống trong thời gian trƣớc khi vào trƣờng
(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra)
Kết quả khảo sát cho thấy các công việc mà học sinh giáo dưỡng đã từng kiếm sống trong thời gian trước khi vào trường tập trung chủ yếu và các nghề như: xây dựng, cơ khí là nhóm nghề các em làm nhiều nhất chiếm 28%, tiếp đó là may, thủ công nghiệp, lần lượt chiếm 26%, tiếp sau là nhóm nghề bưng bê, phục vụ nhà hàng, karaoke chiếm 23%; bán hàng thuê chiếm 15,5% và cuối cùng tuy có tỉ lệ thấp nhất nhưng hoạt động các em tham lại rất nghiêm trọng đó là hoạt động bán dâm chiếm 1,5%. Các em làm nghề bán dâm không chỉ là những học sinh nữ mà còn có sự tham gia của các học sinh nam làm việc trong quán tẩm quất, message nam.
“Khách hàng đến đây phần đông là nam giới những người có nhu cầu tẩm quất, message để thư giãn nhằm đảm bảo sức khỏe rất ít mà chủ yếu tập trung vào các khách hàng thường là người đồng tính nam tới đây ngoài việc tầm quất thư giãn họ còn tìm đến những người làm nghề tầm quất, message để giải quyết
nhu cầu sinh lý của mình” (PVS số 4, Nam, 16 tuổi ).
Xét về thời gian làm nghề kiếm sống của các em trong thời gian trước khi vào trường giáo dưỡng chiếm tỉ lệ cao nhất với 65,2% có thời gian làm việc từ 1
đến 6 tháng, kế tiếp với tỉ lệ 19,8% thời gian làm việc từ 7 đến 12 tháng và cuối cùng với tỉ lệ 15% em có tỉ lệ làm việc trên 12 tháng.
Có thể thấy rằng, hầu hết học sinh giáo dưỡng đang học nghề trước khi vào trường đều xuất phát từ những gia đình có hoàn cảnh éo le, trình độ học vấn thấp đa số các em đã bỏ học và có tới 50% số em tham gia vào nhiều công việc khác nhau để kiếm sống thời gian thấp nhất là một tháng và cao nhất là trên 12 tháng.
2.1.3. Lý do đƣợc đƣa vào trƣờng giáo dƣỡng của học sinh đang học nghề
Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường ở nước ta quá trình đô thị hóa nhanh, hình thành nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế tập trung…; sự phân hóa giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, sự chênh lệch mức sống giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng, miền, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền đã làm một số giá trị đạo đức xã hội bị đảo lộn và ngày càng gia tăng. Trong đó, vấn đề liên kết xã hội sự bền vững giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ, làng bản hoặc từng bộ phận dân cư ngày càng có xu hướng lỏng lẻo. Sự xuống cấp đạo đức xã hội làm giảm sự gắn kết giữa các thành viên trong xã hội và gia đình; trẻ em phải chịu hậu quả sống thiếu thốn tình cảm, bị bạc đãi, đánh đập, xâm hại… nhiều trẻ em trong số đó có hành vi vi phạm pháp luật mà chính bản thân các em cũng chưa nhận thức hết được hành vi của mình làm là vi phạm pháp luật.
Trong mẫu khảo sát học sinh học nghề, hành vi vi phạm pháp luật của các em chủ yếu là:
Biểu đồ 5: Hành vi vi phạm pháp luật của học sinh giáo dƣỡng
(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra)
Qua kết quả khảo sát 196 học sinh đang theo học tại trường giáo dưỡng, số học sinh thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật chủ yếu là nhóm hành vi trộm cắp, cướp tài sản chiếm 76% đây là hành vi vi phạm pháp luật chiếm tỉ lệ cao nhất, thủ đoạn chủ yếu của các em là tụ tập, liên kết từng nhóm, đến đón sẵn ở cổng trường phổ thông và nhằm vào các em học sinh con nhà khá giả (nhất là nữ), giàu có, hoặc có tài sản để bắt các em nộp tiền, giầy dép, cắp sách, thậm chí có trường hợp còn cưỡng đoạt cả xe đạp của các em đó.
“ Sau khi bị nhà trường đuổi học em đã cùng một số bạn lang thang trên
phố (có máu mặt) đến cổng trường rình rẵn và cưỡng đoạt tài sản của các bạn
(PVS số 3, Nam, 16 tuổi).
Như vậy, hành vi phạm phạm pháp luật của học sinh đang học nghề tại trường giáo dưỡng chiếm tỉ lệ cao nhất vẫn là nhóm hành vi vi trộm cắp tài sản nhưng những hành vi có tính chất nguy hiểm là hành vi cố ý gây gây thương tích cho người khác.
2.2. Hoạt động dạy nghề của trƣờng giáo dƣỡng
2.2.1. Định hƣớng lựa chọn nghề nghiệp đang học của học sinh giáo dƣỡng
Qua kết quả khảo sát đối với 196 học sinh tại trường Giáo dưỡng số 2 - Ninh Bình về thực trạng đào tạo nghề và công tác định hướng nghề nghiệp tại
trường cho thấy đa phần các em đã được tư vấn hướng nghiệp trước khi bắt đầu học nghề.
Biểu đồ 6: Việc hƣớng hƣớng nghiệp dạy nghề
(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra)
Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết học sinh (94,4%) đã được tư vấn hướng nghiệp, số trả lời chưa từng được tư vấn hướng nghiệp, chọn nghề trong tương lai chiếm tỉ lê ̣ không đáng kể chỉ (4,6%). Công tác tư vấn hướng nghiệp đã giúp cho học sinh giáo dưỡng hiểu được tính chất, đặc điểm và loại hình nghề nghiệp nào phù hợp với năng lực của bản thân cũng như địa phương mà các em sinh sống. Vậy, ai là những người tham gia vào công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh và vai trò của họ như thế nào? Về phía trường giáo dưỡng chúng tôi phỏng vấn cán bộ của nhà trường về công tác hướng nghiệp dạy nghề tại đây.
Học sinh đưa vào trường được nhà trường xem xét hồ sơ, trình độ học vấn qua học bạ mà các em đã học để xếp lớp phù hợp với khả năng của bản thân theo chương trình phổ cập phổ thông trung học cơ sở đồng thời tiến hành công tác hướng nghiệp dạy nghề, giúp các em có ý thức lao động, làm việc với nghề các em được đào tạo trong trường trở thành một người có ích cho xã hội ngay sau khi các em được hoà nhập với cộng đồng. (PVS số 2, Nam, 53 tuổi, cán bộ).
Nhƣ vậy, học sinh đã nhận được thông tin tư vấn hướng nghiệp tương đối đầy đủ về những nghề nghiệp mình sẽ được đào tạo trong thời gian trong trường.
2.2.2. Thành phần tham gia vào công tác định hƣớng nghề cho học sinh
Để tìm hiểu thêm thông tin về hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề học bao gồm những thành phần tham gia vào việc cung cấp thông tin cho các em chúng tôi thu được kết quả như sau:
Biểu đồ 7: Ngƣời đi ̣nh hƣớng nghề nghiê ̣p
(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra)
Thực tế, theo quan sát của chúng tôi, những thầy cô trong trường giáo dưỡng có khả năng trực tiếp tác động đến việc chọn nghề của học sinh chính là các thầy cô chủ nhiệm, thầy cô dạy văn hóa, thầy cô dạy nghề và những người làm công tác giáo vụ, hồ sơ học sinh (làm công tác tiếp nhận học sinh, phân loại, bố trí đội, quản lý hồ sơ, tổ chức các hoạt động giáo dục chính khóa và giáo dục hỗ trợ, làm công tác khen thưởng, kỷ luật,…). Với kết quả thu được có tới 35,2% học sinh giáo dưỡng nhận được sự định hướng nghề nghiệp từ giáo viên dạy nghề, từ giáo viên dạy văn hoá và cán bộ quản lý trong trường có tỉ lệ tương đồng nhau là 20% .
Thầy cô giáo vừa là người ảnh hưởng tới học sinh trường giáo dưỡng thông qua quá trình dạy và học, các thầy không chỉ là người truyền đạt cho các em kỹ năng, kiến thức nghề nghiệp mà còn hiểu được tâm tư nguyện vọng, hoàn
cảnh, khả năng, năng lực của các em. Đây là một nguyên nhân lý giải tại sao tỉ lệ học sinh được tiếp nhận thong tin hướng nghiệp cho học sinh chiếm tỉ lệ cao nhất.
Thông thường , chúng tôi tổ chức giới thiê ̣u những ngành nghề mà nhà trường đang đào tạo để các em hình dung ra được những ngành nghề đó như thế nào, cần những kỹ năng gì ?……. để các em lựa chọn, chỉ khi thấy khả năng của
các em không phù hợp với nghề đó, chúng tôi mới tư vấn để các em thay đổi” (
PVS số 1, Nam, 40 tuổi, giáo viên).
Cũng theo kết quả khảo sát của chúng tôi, vai trò của cha mẹ chiếm 13% và họ hàng/người quen chiếm 8% tỉ lệ khá kiêm tốn trong cơ cấu thành phần tham gia tư vấn hướng nghiệp cho học sinh giáo dưỡng.
Để tìm hiểu nguyên nhân tại sao vai trò của cha mẹ chiếm tỉ lệ kiêm tốn như thế chúng tôi đã khảo sát học sinh giáo dưỡng về những người thăm nom các em trong thời gian các em học tập tại trường. Kết quả thu được như sau:
Biểu đồ 8: Ngƣời đến thăm trong thời gian học sinh giáo dƣỡng tại trƣờng
(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra)
Qua số liệu khảo sát cho thấy tỉ lệ người thân trong gia đình chiếm tỉ lệ 30,1% gần ngang bằng với tỉ lệ mẹ đến thăm chiếm 32,1%, tiếp đó tỉ lệ cả bố và mẹ đến thăm các em chiếm 19,4%, và tỉ lệ chỉ có bố đến thăm là 19,4%, sau cùng số trả lời người đến thăm không phải là (bố, mẹ, người thân trong gia đình) chiếm tỉ lệ không đáng kể 4,6%.
Lý do giải thích cho vấn đề này về một số nguyên nhân như: học sinh giáo dưỡng thường là có hoàn cảnh gia đình chỉ có bố hoặc mẹ, không còn bố mẹ (bị
bỏ rơi), bố mẹ trong trại giam ……nên các em thường được ít quan tâm hơn. Theo số liệu thống kê của báo cáo công tác hàng năm của trường giáo dưỡng số 2, 2012 về số lượt thăm gặp gia đình tại trường có 325 lượt, nhận bưu phẩm 175 lượt, gọi điện về gia đình 453 lượt.
Theo nhận định của chúng tôi, nếu thầy cô giáo dạy văn hoá, dạy nghề, cán bộ quản lý tại trường giáo dưỡng là những người có ảnh hưởng và có vai trò quan trọng trong công tác hướng nghiệp, dạy nghề tại đây. Như vâ ̣y, chúng ta có thể thấy rằng nhà trường đã chú tro ̣ng nhiều tới công tác tư vấn đi ̣nh hướng nghề nghiê ̣p cho ho ̣c sinh.
2.2.3. Cơ cấu nghề học sinh trƣờng giáo dƣỡng số 2 đang theo học nghề
Ngoài việc tìm hiểu học sinh đã được cung cấp những thông tin tư vấn hướng nghiệp, dạy nghề chúng tôi còn tìm hiểu thông tin về hoạt động dạy nghề tại trường giáo dưỡng bao gồm những loại hình ngành nghề nào được đào tạo tại đây. Qua khảo sát 196 học sinh trường giáo dưỡng đang tham gia học nghề và cơ cấu nghề mà học sinh đang theo học, chúng tôi thu đươ ̣c cơ cấu ho ̣c nghề của ho ̣c sinh như sau:
Biểu đồ 9: Cơ cấu nghề ho ̣c sinh trƣờng giáo dƣỡng số 2 đang theo ho ̣c nghề
Từ bảng trên cho thấy , tỷ lệ học sinh đang theo học các lớp truyền nghề như các nghề đan cói , đan lưới chiếm tỉ lê ̣ cao nhất với 48%, kế tiếp theo nghề học sinh lựa cho ̣n là nghề sửa xe máy có tỷ lê ̣ 13,3%. Các nghề mà các em theo học khác (tin ho ̣c vă n phòng, cơ khí, điê ̣n, may, mô ̣c, trang điểm… chiếm tỷ lệ thấp (khoảng 1% - 8,2%).
Lý giải tại sao học sinh tham gia các lớp học truyền nghề lại có tỉ lệ cao như vậy, như đã đề cập ở phần nội dung thời gian học nghề. Đối với học sinh học nghề được cấp chứng chỉ học nghề điều kiện về học vấn ít nhất phải có trình độ từ cấp 2 và thời gian đào tạo trong trường tối thiểu là 18 tháng và một điều kiện khách quan phụ thuộc vào số lượng học sinh vào thời điểm đó có đủ số lượng để nhà trường mở lớp hay không.
Về đội ngũ cán bộ làm việc tại trường giáo dưỡng đang thiếu về số lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục, cải tạo ở các cơ sở này. Theo quy định biên chế cán bộ ở các trường giáo dưỡng là 1 cán bộ/8 học sinh. Song trên thực tế, ở nhiều trường giáo dưỡng tỷ lệ số cán bộ chuyên trách chưa đạt định mức nên trên. Hơn nữa, các cán bộ trường giáo dưỡng chủ yếu có nghiệp vụ cảnh sát, trưởng thành từ thực tiễn chứ chưa được đào tạo bài bản về quản lý kinh tế, về giáo dục, chuyên môn sư phạm, về kỹ năng tư vấn tâm lý, hướng nghiệp, dạy nghề… Ngay ở trường giáo dưỡng số 02, việc dạy nghề cho học sinh trong trường hầu như do giáo viên trường Cao đẳng dạy nghề tỉnh Ninh Bình giảng dạy.
Chính vì những nguyên nhân trên công tác dạy nghề tại nhà trường vẫn chưa đa dạng về ngành nghề và chưa đáp ứng được nhu cầu cung và số lượng của học sinh.
2.3. Mức độ hứng thú đối với việc học nghề
Để tìm hiểu mức độ hứng thú cũng như thái độ nhận thức trong công tác học nghề của học sinh chúng tôi đã khảo sát mức độ hứng thú trong việc học nghề theo thang điểm từ 1 đến 5 (với 1 = hoàn toàn không hứng thú và tăng dần tới 5 = hoàn toàn hứng thú) đối với giờ học lý thuyết và thực hành của các em và