Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hoạt động dạy nghề cho học sinh giáo dưỡng tại trường giáo dưỡng số 2 – Yên Mô – Ninh Bình (Trang 31)

2.1. Thuyết hệ thống sinh thái

Các quan điểm hệ thống trong công tác xã hội có nguồn gốc từ lý thuyết hệ thống tổng quát của Bertalanffy (1971). Đây là một lý thuyết sinh học cho rằng mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ thống, được tạo nên từ các tiểu hệ thống và ngược lại cũng là một phần của các hệ thống lớn hơn. Do dó, con người là một bộ phận của xã hội, và được tạo nên từ các nguyên tử mà được tạo dựng từ các phân tử nhỏ hơn. Lý thuyết này được áp dụng đối với các hệ thống xã hội cũng như những hệ thống sinh học, dĩ nhiên khía cạnh về các hệ thống xã hội học (C.Payne,1994). Hanson (1995) cũng cho rằng giá trị của lý thuyết hệ thống chính là nó đi vào giải quyết các vấn đề về tổng thể nhiều hơn là những bộ phận của các hành vị xã hội hoặc con người cũng như việc những lý thuyết khác thực hiện. [9. tr,187].

Theo Pincus và Minahan [9. tr.192.]các cá nhân phụ thuộc vào hệ thống trong môi trường xã hội trung gian của họ nhằm thỏa mãn được cuộc sống riêng, do đó công tác xã hội phải nhấn mạnh đến các hệ thống như vậy.

Pincus và Mianhan cũng đưa ra các hệ thống cơ bản của công tác xã hội

 Hệ thống tác nhân thay đổi: nhân viên công tác xã hội và các tổ chức xã hội mà họ làm việc trong đó.

 Hệ thống thân chủ: Các cá nhân, nhóm, gia đình, cộng đồng đang tìm kiếm các hình thức trợ giúp và tham gia vào việc giải quyết với hệ thống tác nhân thay đổi.

 Hệ thống mục tiêu: các cá nhân mà hệ thống tác nhân thay đổi đang cố gắng thay đổi nhằm mục đích của hệ thống.

 Hệ thống hành động: Các cá nhân với việc hệ thống tác nhân thay đổi tiến hành can thiệp nhằm đạt được mục đích riêng

Trong nghiên cứu, thuyết hệ thống được sử dụng để đưa ra mối quan hệ tương tác giữa học sinh giáo dưỡng cán bộ, giáo viên dạy văn hóa và dạy nghề trong quá trình hướng nghiệp, dạy nghề và gia đình với khả năng tiếp cận dịch vụ lao động việc làm sau khi tốt nghiệp, từ đó đánh giá mối liên hệ nào cần phải cải thiện để đưa góp phần đem lại hiệu quả tốt hơn trong việc tiếp cận thị trường lao động sau khi tái hòa nhập cộng đồng

2.2. Thuyết nhu cầu của Maslow

Tiếp cận dựa trên thuyết về nhu cầu của con người: Là con người xã hội, mỗi người đều có những nhu cầu, nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Các nhu cầu của con người thường rất đa dạn, phong phú và phát triển. Nhu cầu của con người phản ánh mong muốn chủ quan hoặc khách quan tùy theo hoàn cảnh sống, yếu tố văn hóa, nhận thức và vị trí xã hội của họ.

Có nhiều cách phân loại nhu cầu khác nhau. Theo Maslow [13. tr.165], con người có những nhu cầu được sắp xếp theo thứ tự bậc thang từ thấp đến cao, từ nhu cầu thiết yếu đến nhu cầu thứ yếu. Sự thoả mãn nhu cầu của con người cũng theo các bậc thang đó.

Nhu cầu cơ bản: bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn,

uống, ngủ, không khí để thở, …đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người. Maslow cho rằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn.

Nhu cầu về an toàn, an ninh:. Nhu cầu an toàn và an ninh này thể hiện

ở mặt thể chất và tinh thần. Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các nguy hiểm. Nhu cầu này sẽ trở thành động cơ hoạt động trong các trường hợp khẩn cấp, nguy khốn đến tính mạng như chiến tranh, thiên tai, gặp thú dữ,….

Nhu cầu về xã hội: Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về… một bộ phận, một tổ chức nào đó hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương. Nếu nhu cầu này không được thoả mãn, đáp ứng, nó có thể gây ra các bệnh trầm trọng về tinh thần, thần kinh.

Nhu cầu về được quý trọng: Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự

trọng vì nó thể hiện 2 cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân, và nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân, sự tự tin vào khả năng của bản thân. Sự đáp ứng và đạt được nhu cầu này có thể khiến cho con người có suy nghĩ tích cực hơn, cảm thấy tự tin hơn.

Nhu cầu được thể hiện mình:. Nhu cầu của một cá nhân mong muốn

được là chính mình, được làm những cái mà mình muốn. Nói một cách đơn giản hơn, đây chính là nhu cầu được phát huy hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để đạt được các thành quả trong xã hội.

Sử dụng thuyết nhu cầu trong bài nghiên cứu để đánh giá và xếp loại những nhu cầu thiết yếu của học sinh giáo dưỡng đang học tập tại trường giáo dưỡng số 2– Ninh Bình, để từ đó có những phương pháp can thiệp phù hợp, đáp ứng đúng nhu cầu của trẻ. Trong bậc thang xếp loại nhu cầu Maslow thì nhu cầu về xã hội nằm trong bâc thang thứ ba, là nhu cầu cần được thuộc về một tổ chức, một bộ phận nào đó hoặc nhu cầu về tình cảm , tình thương ngoài các nhu cầu cơ bản như ăn, mặc, ở đảm bảo an toàn thì nhu cầu được thuộc về một bộ phận, một tổ chức hoặc nhu cầu tình cảm, tình thương là nhu cầu không thể thiếu, nếu không được đảm bảo sức khỏe, tình thương thì các em có thể mắc các bệnh trầm cảm, tự ti.

2.3. Lý thuyết vai trò

Đây là một trong những lý thuyết cơ bản được sử dụng trong nghiên cứu xã hội học và có ứng dụng mạnh mẽ trong thực hành CTXH.

Lý thuyết vai trò cho rằng một cá nhân trong xã hội có một vị trí nhất định và từ đó có một vai trò nhất định gắn với vị trí đó. Sự tương tác giữa các nhóm và giữa các cá nhân bao gồm cả sự tương tác giữa các vi ̣ trí , giữa các vai trò này. Mỗi người có một khoảng cho cá nhân của mình, khoảng này gắn với vị trí, với vai trò và có những tương tác với nhau để dẫn đến bản sắc xã hội nhất định.

Trong tương tác này, mỗi người có một kết cấu cá nhân, mỗi người có ý tưởng riêng của mình về một sự vật, sự kiện nhất định và họ trao đổi nhau, tương tác với nhau từ những kết cấu này. Nghiên cứu sử dụng thuyết vai trò đánh giá vai trò của những người trong hệ thống trợ giúp đối với việc nâng cao khả năng hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh giáo dưỡng và nhấn mạnh tới vai trò của người làm công tác xã hội trong hệ thống trợ giúp này. [20.tr14].

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hoạt động dạy nghề cho học sinh giáo dưỡng tại trường giáo dưỡng số 2 – Yên Mô – Ninh Bình (Trang 31)