4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.2. Nhận diện những khó khăn trong quá trình học nghề của học sinh
3.2.1. Đánh giá của học sinh về những khó khăn trong quá trình học nghề.
Để tiếp tục tìm hiểu nhận diện vấn đề khó khăn mà học sinh giáo dưỡng gặp phải trong nội dung các hoạt động liên quan tới việc đào tạo nghề tại trường giáo dưỡng chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 7: Những vấn đề khó khăn học sinh giáo dƣỡng gặp phải trong quá trình học nghề
Những vấn đề khó khăn khi học sinh gặp phải trong nội dung dạy nghề
Tỷ lệ (%)
1. Có ít thời gian học lý thuyết 31,6
2. Có ít thời gian thực hành 37,8
3. Chưa hiểu nô ̣i dung giáo viên da ̣y 21,9
4. Phương pháp truyền đa ̣t của giảng viên chưa hấp dẫn 9,2
5. Không thấy hứng thú với nghề đang ho ̣c 12,8
6. Khác 0
(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra)
Bảng số liệu phần nào phản ánh thực trạng đào tạo nghề trong trường giáo dưỡng theo đánh giá của học sinh giáo dưỡng . Theo đó, chiếm tỷ lệ cao nhất và thứ hai lần lượt là nhóm ý kiến cho biết việc đào tạo nghề ở trường giáo dưỡng vẫn còn nhiều khó khăn đối với viê ̣c ho ̣c nghề của ho ̣c sinh , học sinh ít được thao tác thực hành (37,8%) và tiếp sau đó học sinh được học ít lý thuyết là (31,6%), tỉ lệ học sinh chưa hiểu nội dung giáo viên day chiếm tỉ lệ là (21,9%) , các em vẫn còn có tình trạng chưa thực sự quan tâm tới nghề đang học là (12,8%) và cuối cùng là phương pháp truyền đạt của giảng viên chưa hấp dẫn chiếm 9,2%.
Việc học nghề cần gắn lý thuyết gắn với thực hành , cần tránh được cách học mang nặng tính lý thuyết , xa rời với thực tiễn . Một số em cho biết , các thầy cô giáo hướng dẫn da ̣y nghề cần quan tâm nhiều hơn với đúng tính chất “cầm tay chỉ việc” và nâng cao số giờ thực hành , cũng theo các em việc tăng thời gian học thực hành sẽ giúp cho các em có những thao tác cụ thể hơn, đỡ trìu tượng hơn. Vì vậy, việc học tập sẽ mang lại hiệu quả cao , khiến học sinh hầu hết đều hào hứng và yêu thích các giờ học nghề.
Để giúp học sinh có điều kiện xác định nghề nghiệp trên cơ sở đánh giá năng lực bản thân, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội; từ đó đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của địa phương, đất nước thì công tác hướng nghiệp phải căn cơ, khách quan và hiệu quả.Tuy nhiên nhìn vào bảng số liệu mà chúng
tôi đã khảo sát thì thấy rằng một thực tế hiện nay là các trường vẫn còn nặng lý thuyết và thực hành thì chưa đáp ứng được nhu cầu của người học. Chính vì vậy mà khi ra trường các em thiếu hoặc không có được những kĩ năng làm việc thực tế các em mang theo mình chỉ là những lý thuyết sách vở. Điều này dẫn tới việc các em không đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp và việc các em không có việc làm, thất nghiệp là không thể tránh khỏi. Điều đó khiến cho cái vòng luẩn quản : không có việc làm – lang thang – phạm pháp lại lặp lại ở các em.
Nói cách khác , việc ho ̣c nghề cần gắn lý thuyết gắn với thực hành , cần tránh được cách học mang nặng tính lý thuyết, xa rời với thực tiễn. Một số em cho biết, các thầy cô giáo hướng dẫn da ̣y nghề cần quan tâm nhiều hơn với đúng tính chất “cầm tay chỉ việc” . Vì vậy, việc học tập sẽ mang lại hiệu quả cao , khiến học sinh hầu hết đều hào hứng và yêu thích các giờ học nghề.
3.2.2. Năng lực của học sinh trƣờng giáo dƣỡng
Điểm đặc thù của trường giáo dưỡng là cho dù các em phạm tội, bị bắt buộc cải tạo bằng hình thức đưa vào trường giáo dưỡng, song tại đây, các em vẫn được dạy văn hóa, kết hợp với phổ biến pháp luật, giáo dục công dân và đào tạo nghề. Do đó, tất cả các em đang sống, sinh hoạt tại trường giáo dưỡng đều đang theo học tại các lớp học văn hóa từ cấp tiểu học đến cấp THCS. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, trình độ học vấn của các em nhìn chung rất thấp, có em thậm chí mù chữ, tái mù chữ (14,47%). Theo thống kê của Tổng cục VIII về công tác đào tạo tại trường giáo dưỡng, trong 10 năm (2002-2012), 4 trường giáo dưỡng đã tổ chức cho 29,764 lượt học sinh học văn hóa từ lớp 1 đến lớp 9, tỷ lệ xếp loại khá, giỏi đạt 32,44%, trung bình 56,63%, yếu, kém 10,03%.[26,tr8]
Qua khảo sát 196 học sinh giáo dưỡng đang học nghề tại trường giáo dưỡng số 2 chúng tôi thu được kết quả học vấn của học sinh trước khi vào trường giáo dưỡng có trình độ từ lớp 1 đến lớp 5 chiếm 30%; từ lớp 6 đến lớp 9 chiếm 58,8% và các lớp 10 và lớp 11 là 11,2%. Kết quả này cho phép đưa ra nhận định rằng tầm hiểu biết , trình độ nhận thức của học sinh trong các trường giáo dưỡng còn khá hạn chế và không đồng đều.
Nhƣ vậy, trong số 196 học sinh tại trường giáo dưỡng số 2 được phỏng vấn, đa phần các em còn theo học trước khi vào trường giáo dưỡng trong khoảng từ lớp 6 đến lớp 9 (75%), số học sinh đang theo học các lớp học, bậc học khác chiếm tỷ lệ (25%). Kết quả này cho phép nhận định, học sinh trước khi vào trường giáo dưỡng có trình độ nhận thức còn hạn chế, ngay cả ở nhóm học sinh có trình độ từ lớp 6 đến lớp 9 thì khả năng tư duy còn rất non kém. Đây thực sự là áp lực đối với các em trong việc nhận thức về nghề nghiệp và định hướng nghề nghiệp.
Theo đánh giá chung của các cán bộ trực tiếp làm công tác giảng dạy tại trường giáo dưỡng số 2, đa số học sinh có khả năng nhận thức ở mức trung bình, vừa phải, số có nhận thức tốt chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn. Thêm vào đó, học sinh giáo dưỡng chưa thực sự chủ động trong quá trình học tập, trong đó bao gồm cả việc học nghề. Do đó, hiệu quả của việc đào tạo nghề thực sự chưa cao.
3.2.3. Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy nghề
Việc đào tạo nghề rất cần đến sự đầy đủ và hoàn thiện về cơ sở vật chất, nhà xưởng phục vụ cho công tác thực hành, “cầm tay chỉ việc” của người dạy cho người học. Tuy nhiên, trên thực tế, theo Báo cáo Tổng kết công tác tổ chức lao động, dạy nghề trong các trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng giai đoạn 2006-2011 các trường giáo dưỡng còn đang gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu thốn, nhiều công trình được xây dựng từ những năm
80 của thế kỷ XX đã xuống cấp, hư hỏng nặng. Trong điều kiện đó, việc đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng, trước tiên, phải phục vụ cho việc ăn, ở, sinh hoạt cho học sinh. Vì đây là yêu cầu bức thiết nhất đặt ra hiện nay. Kinh phí cho cơ sở hạ tầng để đào tạo nghề, theo đó, bị thu hẹp lại.
Theo quy định tại khoản 2, điều 24, chương IV, Quy chế về trường giáo dưỡng (Ban hành kèm theo Nghị định số 33/CP ngày 14/4/2997 của Chính phủ):
Kinh phí dùng cho việc mua sắm sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh hàng
tháng tương đương với 5kg gạo. Với mức kinh phí eo hẹp như vậy, việc dạy và
học của thầy cô và học sinh trường giáo dưỡng đang gặp phải khó khăn. Trong quy chế cũng không thấy có quy định về chi phí cho việc học nghề, trong khi đó,
theo nhận định của nhiều giáo viên, việc học nghề còn tiêu tốn hơn nhiều so với học tập văn hóa, vì cần tới nhà xưởng, máy móc,… phục vụ cho các hoạt động thực hành thực tế của học sinh.
Trong Báo cáo Tổng kết công tác tổ chức lao động, dạy nghề trong các trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng giai đoạn 2006-2011 nêu rõ: Từ năm 2006-2011 tổng thu từ lao động, dạy nghề ở các trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng là 1.692 tỷ 240 triệu đồng, trừ chi phí 782 tỷ 428 triệu đồng, số chênh lệch còn lại: 909 tỷ 812 triệu đồng (…) Đầu tư Xưởng sản xuất đồ dùng bằng nhựa cho phạm nhân trị giá: 5 tỷ đồng, đầu tư nhà xưởng của Xưởng dệt phục vụ sản xuất trị giá: 4 tỷ đồng, đầu tư nhà xưởng dạy nghề trị giá: 3 tỷ đồn
[26.tr10]. Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ đầu tư phục vụ cho việc lao động và dạy nghề ở các trại giam, cơ sở giáo dục và trường giáo dưỡng nhìn chung còn thấp. Tuy nhiên, điều này được lý giải do những khó khăn chung về điều kiện cơ sở vật chất của những đơn vị này.
Trong báo cáo tổng kết này cũng nêu rõ từ năm 2002 đến 2012, các trường giáo dưỡng được kinh phí Nhà nước cấp trong chương trình mục tiêu quốc gia chăm sóc trẻ em làm trái pháp luật hơn 19 tỷ đồng, trong đó, riêng năm 2012 là 8,95 tỷ đồng. Ngoài ra, các nguồn kinh phí của chính quyền, ban ngành địa phương, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, Quỹ Dân số thế giới, Tổ chức Plan Việt Nam cũng như nhiều cơ quan, ban ngành khác để xây dựng, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, sách vở, dụng cụ dạy, học văn hóa, học nghề, chăm sóc sức khỏe, hoạt động văn thể cho học sinh. [26,tr12]. Kết quả này phản ánh sự quan tâm của các cấp, các ngành, các tổ chức trong và ngoài nước đối với học sinh trường giáo dưỡng. Tuy nhiên, theo ý kiến của các cán bộ trường giáo dưỡng, trong công tác dạy nghề và học nghề, hạn chế về cơ sở vật chất vẫn là khó khăn chính cản trở tính hiệu quả của công tác này đối với học sinh giáo dưỡng.
Để tìm hiểu việc đánh giá về chất lượng và số lượng của cơ sở vật chất từ học sinh chúng tôi thu được kết quả:
Biểu đồ 19: Đánh giá số lƣơ ̣ng trang thiết bi ̣ phu ̣c vu ̣ nhu cầu thƣ̣c hành nghề hiê ̣n nay của trƣờng giáo dƣỡng
(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra)
Qua biểu đồ dữ liê ̣u ch úng ta thấy kết quả đánh giá của học sinh giáo dưỡng về số lượng trang thiết bi ̣ dành cho hoa ̣t đô ̣ng ho ̣c nghề chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu ho ̣c nghề của ho ̣c sinh ta ̣i đây , với kết quả đánh giá ở mức rất đầy đủ là 12,5%, đầy đủ 11,3%, tương đối đầy đủ 37%, tỉ lệ đánh giá thiếu và rất thiếu ở mức độ vẫn khá cao là 25,2% và 14%.
Có thể thấy rằng, cơ sở vật chất còn thiếu thốn là điều mà một số trường giáo dưỡng trong đó có trường giáo dưỡng số 2 - Ninh Bình đang gặp phải. Điều này cần có sự giúp đỡ, liên kết của nhà trường và xã hội. Việc mà NVCTXH cần phải làm đó là tìm kiếm nguồn lực để có những chính sách giúp đỡ nhà trường.
Để tìm hiểu sâu hơn về cơ sở vâ ̣t chất chúng tôi tiếp tu ̣c đă ̣t câu hỏi về số lươ ̣ng trang thiết bi ̣ phu ̣c vu ̣ nhu cầu thực hành nghề kết quả thu được tỉ lê ̣ thuâ ̣n với chất lượng của cơ sở vâ ̣t chất kết quả như sau:
Biểu đồ 20: Đánh giá về chất lƣơ ̣ng cơ sở vâ ̣t chất dành cho hoạt động học nghề của ho ̣c sinh trƣờng giáo dƣỡng
(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra)
Qua biểu đồ dữ liê ̣u chúng ta thấy kết quả đánh giá của ho ̣c sinh giáo dưỡng về chất lượng của cơ sở vâ ̣t chất dành cho hoa ̣t đ ộng học nghề đáp ứng đươ ̣c nhu cầu ho ̣c nghề của ho ̣c sinh ở mức đô ̣ trung bình, với kết quả đánh giá từ mức trung bình chiếm 44%, khá chiếm 18,5%, tốt chiếm 13,2%, tỉ lệ yếu , kém lần lượt từ 15,5% và 9%.
Nhìn vào số liệu điều tra, chúng ta không thể phủ nhận rằng cơ sở vật chất có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo nghề và hứng thú học tập của học sinh. 44% đánh giá chất lượng cơ sở vật chất ở mức trung bình là con số lớn, nó cho chúng ta thấy rằng, chất lượng đào tạo phụ thuộc nhiều vào cơ sở vật chất vì cơ sở vật chất đầy đủ, tiện nghi... sẽ kích thích được hứng thú học tập của người học. Đậy chính là vấn đề mà NVCTXH thể hiện vai trò quản lý, tổ chức trong việc xây dựng kế hoạch trong năm học để có được cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng của đào tạo.
Theo số liệu thống kê, các trường giáo dưỡng trong 10 năm qua đã tổ chức được 5.157 học sinh (chiếm khoảng 25% tổng số học sinh các trường giáo dưỡng quản lý) được học nghề, cấp chứng chỉ theo các nghề như cơ khí, mộc, nề, sửa chữa xe máy, máy nổ, phục vụ bàn bar, cắt tóc, làm đầu, sửa chữa điện tử, vi tính
văn phòng, may công nghiệp,…[26,tr11]. Theo quan sát và số liệu chúng tôi thu thập được, việc đào tạo nghề ở các trường giáo dưỡng đã cố gắng gắn lý thuyết với thực hành, tuy nhiên, do hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác này còn hạn chế nên hiệu quả của công tác hướng nghiệp và dạy nghề trong trường giáo dưỡng còn chưa cao. Bằng chứng được thể hiện trong Báo cáo Tổng kết Công tác cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng 10 năm (2002-2012): Qua khảo sát điểm của trường giáo dưỡng số 3, số 4 và số 5 đối với khoảng 300 học sinh được học nghề đã ra trường từ 2006-2011 cho thấy tỷ lệ sử dụng nghề được học chiếm 22,79%, học tiếp nâng cao tay nghề 15,46%, chưa có việc làm 50,45%, tái phạm 11,30[26,tr11].
Hầu hết các trường giáo dưỡng chưa xây dựng được mô hình chuẩn dạy nghề. Theo ý kiến của nhiều cán bộ công tác tại trường giáo dưỡng số 2, hiện nay, các trường giáo dưỡng đang phối hợp với Tổ chức Plan Việt Nam tiếp tục hỗ trợ các trường giáo dưỡng kinh phí, trang thiết bị để bước đầu xây dựng mô hình chuẩn dạy các nghề sửa chữa xe máy và cắt, gội, làm đầu, uốn sấy tóc cho học sinh. Điều đó có nghĩa, từ trước đến nay, việc dạy nghề và học nghề của thầy và trò trường giáo dưỡng phần lớn trên những cơ sở hạ tầng có sẵn, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.
Từ các số liệu thống kê đã cho phép phần nào kết luận sự thiếu chuẩn hóa cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc dạy nghề khiến việc tiếp nhận kỹ năng nghề nghiệp của học sinh gặp phải những khó khăn nhất định trong việc phát huy nghề nghiệp đã được đào tạo.
3.3. Nhu cầu hỗ trợ tham vấn tâm lý ở các trường giáo dưỡng
Trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật được đưa và các trường giáo dưỡng hàng năm ngày càng tăng hầu hết các em đều xuất thân từ những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt thiếu sự quan tâm của cha mẹ, gia đình không trọn vẹn…. Theo đánh giá của giáo viên làm việc trong trường cho biết các em gặp nhiều vấn về cảm xúc, hành vi và cần được tham vấn. Học sinh giáo dưỡng khi nhập trường các em gặp những vấn đề khác nhau, tùy theo lứa tuổi và thời gian vào trường. Các em thường có biểu hiện lo lắng không biết được đối xử thế nào, hình phạt và
chế tài ra sao, có bị bạn trong trường đánh đập, quan hệ với gia đình thế nào (nhóm 12 -14). Nhóm tuổi 14 – 16 lo lắng đến việc thiết lập, kết bạn trong trường để tìm tới mối quan hệ đồng cảm và giúp đỡ khi khó khăn. Nhóm học sinh trên 16 không quan tâm tới việc kết bạn vì khó có thể bị nhóm tuổi ít hơn bắt nạt, nhưng lại chịu phát lực khá rõ nét ở các nhóm bạn tự phát. Nhóm tuổi này thường không thiết tha tới việc học tập nên thường học kém mà quan tâm tâm tới việc học nghề. Nhiều em sợ bị trả thù nên thường né tránh, thờ ơ, ít gặp gỡ giáo viên.
Với kết quả được khảo sát về những trải nghiệm trong tháng qua cho thấy nhiều học sinh đã trải qua những cảm xúc tiêu cực (buồn, căng thẳng, tức giận và nhiều hành vi tiêu cực như đánh nhau gây gổ….) Khá nhiều em mô tả cảm xúc