1. Các khái niệm công cụ
1.3. Nhân viên công tác xã hội, Vai trò, Vai trò của Nhân viên công tác
Nhân viên công tác xã hội: Nhân viên công tác xã hội (Social worker)
được Hiệp hội các nhà công tác xã hội chuyên nghiệp Quốc tế IASW định nghĩa:
“Nhân viên công tác xã hội là người được đào tạo và trang bị các kiến thức và kỹ năng trong công tác xã hội, họ có nhiệm vụ: trợ giúp các đối tượng nâng cao khả năng giải quyết và đối phó với vấn đề trong cuộc sống, tạo cơ hội để các đối tượng tiếp cận được nguồn lực cần thiết; thúc đẩy sự tương tác giữa các cá nhân, giữa các cá nhân với môi trường tạo ảnh hưởng tới chính sách xã hội, các cơ quan, tổ chức vì lợi ích của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng thông qua hoạt động nghiên cứu và hoạt động thực tiễn”.
“Nhân viên công tác xã hội với các kĩ năng được đào tạo về chuyên môn và các kinh nghiệm nghề nghiệp là người trực tiếp làm việc để đạt được các mục đích được định rõ và do nghề công tác xã hội đặt ra bằng cách vận dụng các phương pháp, kĩ năng cơ bản trong công tác xã hội để làm cho đối tượng có khả năng đáp ứng nhu cầu, giải quyết điều chỉnh những vấn đề đang đặt ra của mình cho phù hợp với sự thay đổi mô hình xã hội” [20, tr.2].
Như vậy, nhân viên công tác xã hội là người được đào tạo một cách bài bản về mặt chuyên môn và các kỹ năng làm việc chuyên nghiệp. Nhân viên công tác xã hội không chỉ hướng vào các nhóm đối tượng yếu thế mà còn xây dựng những chương trình, những giải pháp chiến lươ ̣c nhằm bảo vệ cả cộng đồng dân cư. Họ
luôn luôn đặt lợi ích của thân chủ lên cao nhất và cố gắng giúp đỡ thân chủ đạt được mục đích mà họ đặt ra. Tuy nhiên, nhân viên công tác xã hội chỉ là người cùng thảo luận và giải thích các phương án có điểm nào tốt, điểm nào hạn chế, còn quyết định cuối cùng vẫn thuộc về thân chủ chứ nhân viên không làm hộ làm thay.
Vai trò: Cho đến nay đã có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm vai
trò. Có quan điểm cho rằng: “Vai trò là tác dụng, chức năng của ai hay cái gì trong sự hoạt động, sự phát triển của một tập thể, một tổ chức. Ví dụ: vai trò của người người cha trong gia đình, nguồn vốn giữ một vai trò quyết định trong kinh
doanh” [28, tr.1690]. Quan điểm này cho thấy, để biết được một cá nhân hay một
cái gì đó có vai trò như thế nào trong tổ chức, trong tập thể thì phải biết được chức năng của họ hoặc vật đó là gì, có những tác dụng gì đối với tiến trình phát triển của tập thể.
Cũng có quan điểm cho rằng: “Một vai trò là một tập hợp các mong đợi, các quyền và những nghĩa vụ được gán cho một địa vị cụ thể. Những sự mong đợi này xác định các hành vi của con người được xem như là phù hợp và không phù hợp đối với người chiếm giữ một địa vị” [4, tr.212]. Theo quan điểm này tương ứng với từng địa vị cụ thể sẽ có những vai trò được đưa ra. Những quyền và nghĩa vụ này sẽ giúp phân biệt được vai trò của cá nhân trong từng địa vị khác nhau.
Chính các nhà xã hội học đã vay mượn từ kịch bản của sân khấu để miêu tả các vai trò ảnh hưởng như thế nào trong đời sống xã hội. Giống như các nghệ sỹ trên sân khấu, tất cả chúng ta đóng các vai trò trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Gắn với mỗi vai trò là một kịch bản mà nó nói với chúng ta sẽ ứng xử như thế nào với người khác và họ sẽ tương tác trở lại chúng ta ra sao. Cá nhân không hoàn toàn thực hiện được vai trò của mình nếu không có sự hợp tác của nhóm xã hội mà anh ta tham gia. Nó đề cập đến vị trí của một người liên quan đến những người khác trong một hệ thống phân cấp trong một nhóm nhất định. Vị trí của một người trong nhóm xác định mức độ, ảnh hưởng, trách nhiệm và khả năng kiểm soát liên quan đến các thành viên khác [4, tr.211].
Cả hai quan điểm trên đều cho thấy để xác định được vai trò của một người thì cần phải đặt họ trong mối tương quan với nhóm xã hội mà họ đang
thuộc về. Do đó, khi thực hiện các vai trò xã hội khác nhau, chúng ta là thành viên của các nhóm xã hội khác nhau. Xã hội tác động tới các cá nhân thông qua nhóm. Vì vậy, cần phải xem xét những ảnh hưởng của nhóm với tư cách là người trung gian giữa cá nhân và xã hội. Sự tham dự chung của các thành viên của nhóm vào trong một hoạt động chung phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức của nhóm. Ngược lại, cơ cấu xã hội, tiểu văn hóa của nhóm cũng ảnh hướng tới hoạt động của các thành viên [4, tr.165]. Từ đó chúng ta thấy được vai trò của các nhóm xã hội đối với từng cá nhân trong nhóm như thế nào cũng như mỗi cá nhân có vai trò gì trong hoạt động của nhóm.
Vai trò của Nhân viên công tác xã hội: Khi nhân viên CTXH ở những vị trí khác nhau thì vai trò và các hoạt động của họ cũng rất khác nhau, tùy theo chức năng và đối tượng họ làm việc. Theo quan điểm của Feyerico (1973) người nhân viên CTXH có những vai trò sau đây: Vai trò là người huy động nguồn lực; Vai trò là người kết nối nguồn lực – còn gọi là trung gian; Vai trò là người biện hộ; Vai trò là người vận động/hoạt động xã hội; Vai trò là người giáo dục; Vai trò là người tạo ra sự thay đổi; Vai trò là người tư vấn; Vai trò là người tham vấn; Vai trò là người trợ giúp xây dựng và thực hiện kế hoạch cộng đồng; Vai trò là người chăm sóc, người trợ giúp; Vai trò là người xử lý dữ liệu; Vai trò là người quản lý hành chính; Vai trò là người tìm hiểu, khám phá cộng đồng. [13. tr,146].
Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi đi tìm hiểu và phân tích vai trò của Giáo viên dạy nghề, văn hóa, cán bộ quản lý trong trường giáo dưỡng như là m ột nhân viên công tác xã hội trong hoạt động hướng nghiê ̣p, dạy nghề cho học sinh giáo dưỡng. Từ chính những hoạt động hướng nghiê ̣p, dạy nghề cụ thể trong nhà trường đang tri ển khai sẽ giúp cho chúng tôi thấy được dáng dấp của một nhân viên công tác xã hội trong đó.