Đánh giá của học sinh về mức độ quan tâm của giáo viên vớ

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hoạt động dạy nghề cho học sinh giáo dưỡng tại trường giáo dưỡng số 2 – Yên Mô – Ninh Bình (Trang 68)

4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.4.2.4. Đánh giá của học sinh về mức độ quan tâm của giáo viên vớ

Để tìm hiểu sâu hơn về mức độ quan tâm của thầy cô giáo trong quá trình dạy nghề đối với học sinh như thế nào kết quả thu được như sau:

Biểu đồ 18: Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh giáo dƣỡng

(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra)

Trong quá trình dạy và học việc tương tác giữa giáo viên và học sinh là một trong những yếu tố quyết định tới chất lượng dạy và học, đặc biệt với đối tượng học sinh giáo dưỡng thì yếu tố này càng trở lên quan trọng hơn. Ngoài yếu tố truyền đạt kiến thức tới học sinh, người giáo viên còn cần quan tâm tới thái độ, tâm lý và khả năng tiếp thu của học sinh. Hiểu được vấn đề này giáo viên ở trường giáo dưỡng đã phần nào hiểu được tâm tư nguyện vọng của học sinh và điều chỉnh thái độ trong quá trình lên lớp của mình với tỉ lệ gần gũi giữa giáo viên và học sinh ở mức trung bình là 49,5%, mức độ gần gũi chiếm 27%, rất gần gũi chiếm 17,3%, tiếp đó là tỉ lệ không gần gũi và hoàn toàn không gần gũi chiếm tỉ lệ không đáng kể đều ở mức độ 3,1%.

Thông qua hai kết quả về mức độ gần gũi (biểu đồ 18) và sự nhiệt tình

(biểu đồ 16) của các thầy cô giáo trong quá trình dạy nghề có tỉ lệ tương đối đồng nhất, điều này đã góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo nghề tại trường giáo dưỡng, giúp học sinh thoải mái tự tin trong quá trình học nghề.

Tóm lại: Công tác dạy nghề cho học sinh giáo dưỡng cần được đặc biệt

coi trọng vì đa số các em gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn, trình độ văn hóa thấp, có nhiều hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy, việc hướng nghiệp cần được coi

trọng cũng như việc dạy nghề chú ý tới hoàn cảnh, tâm lý học sinh và có một phương pháp truyền đạt phù hợp. Công tác hướng nghiệp tại trường giáo dưỡng số 2 đã được quan tâm nhiều nhưng vẫn còn một số khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, khả năng tiếp thu của học sinh…..

Chƣơng 3 : Nhân viên CTXH với nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trƣờng giáo dƣỡng

Nhân viên công tác xã hội là người được đào tạo một cách chuyên nghiệp và sử dụng những kiến thức và kỹ năng của mình để cung cấp các dịch vụ xã hội cho các thân chủ (những người này có thể là cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng), nhân viên công tác xã hội sẽ giúp những thân chủ tăng cường khả năng giải quyết và đối phó với các vấn đề của mình cũng như giúp họ trong việc tiếp cận các nguồn lực, thiết lập những mối quan hệ thuận lợi giữa họ và môi trường của họ, đồng thời giúp cho xã hội thấy rõ trách nhiệm của mình đối với sự phát triển chung của xã hội, qua đó có những ảnh hưởng đến sự phát triển của chính sách xã hội. Chính vì vậy, nhân viên CTXH có vai trò quan trọng đối với hoạt động hướng nghiệp và dạy nghề nói chung và với hoạt động và dạy nghề tai trường giáo dưỡng nói riêng.

Để tìm hiểu và làm rõ vai trò quan trọng này, chúng tôi cũng đã nghiên cứu và khảo sát những nội dung liên quan sau:

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hoạt động dạy nghề cho học sinh giáo dưỡng tại trường giáo dưỡng số 2 – Yên Mô – Ninh Bình (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)