Một số chính sách, quan điểm về bồi dƣỡng nguồn nhân lƣ̣c và

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hoạt động dạy nghề cho học sinh giáo dưỡng tại trường giáo dưỡng số 2 – Yên Mô – Ninh Bình (Trang 34)

hƣớng nghiê ̣p, dạy nghề

3.1. Quan điểm của Bộ Công an về việc hướng nghiệp và đào tạo nghề nghiệp cho học sinh các trường giáo dưỡng cho học sinh các trường giáo dưỡng

Với tư cách là đơn vị trực tiếp quản lý các trường giáo dưỡng , Bộ Công an đã đưa ra rất nhiều các quan điểm chỉ đạo về hoạt động của trường giáo dưỡng nói chung, công tác hướng nghiệp, dạy nghề trong trường giáo dưỡng nói riêng.

Trong Quy chế về trường giáo dưỡng có đề cập đến hoạt động đào tạo nghề trong trường giáo dưỡng. Điều 2 của Quy chế thể hiện: “Trường giáo dưỡng có nhiệm vụ quản lý, giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, dạy văn hóa, giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề và tổ chức lao động phù hợp với lứa tuổi nhằm giúp đỡ học sinh sửa chữa những vi phạm của mình, phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ để trở thành những công dân lương thiện, có ích cho xã hội”.

Về công tác chuẩn bị kinh phí cho công tác định hướng và đào tạo nghề nghiệp, Điều 3 quy định: “Trường giáo dưỡng được trực tiếp nhận sự giúp đỡ về vật chất của Uỷ ban nhân dân địa phương, các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức từ thiện, cá nhân trong nước, cá nhân và tổ chức nước ngoài để tổ chức dạy văn hoá, hướng nghiệp và dạy nghề, mua sắm đồ dùng học tập và sinh hoạt cho học sinh”. Các chứng chỉ học văn hóa, học nghề trong các trường giáo dưỡng có giá trị như chứng chỉ của các trường phổ thông (điều 25 Quy chế trường giáo dưỡng).

Những quy định về việc học văn hóa của học sinh trường giáo dưỡng được thể hiện tại điều 24: “Học sinh trường giáo dưỡng được học văn hoá theo chương trình chung của Nhà nước. Việc học văn hoá đối với học sinh chưa phổ

cập giáo dục tiểu học là bắt buộc. Đối với những học sinh khác thì tuỳ khả năng và điều kiện thực tế của trường mà tổ chức học tập; và Kinh phí dùng cho việc mua sắm sách vở, đồ dùng học tập cho mỗi học sinh hàng tháng tương đương với 5 kg gạo”.

Bộ Công an cũng ban hành quy định về bộ máy tổ chức trong trường giáo dưỡng. Theo đó, Ban Giám hiệu là đơn vị có quyền hạn cao nhất trong trường giáo dưỡng, giúp việc cho Ban Giám hiệu có hệ thống tổ chức gồm 7 đội, trong đó, riêng đội ngũ giáo viên được chia thành 3 lĩnh vực phụ trách:

(1) Đội giáo viên chủ nhiệm (phụ trách học sinh), (2) Đội giáo viên văn hóa (dạy văn hóa cho học sinh),

(3) Đội sản xuất, xây dựng, hướng nghiệp và dạy nghề cho học sinh. Trong biên chế cán bộ quy định rõ, giáo viên dạy văn hóa và dạy nghề được tính thêm 1,2 giáo viên/1 lớp cấp I (40 học sinh), 1,5 giáo viên dạy văn hóa/1 lớp cấp II (40 học sinh) và 1,5 giáo viên dạy nghề/ 1 lớp học nghề (40 học sinh). [3].

Các chính sách đối với việc đào tạo nghề cho học sinh trường giáo dưỡng được cụ thể hóa bằng các hoạt động cụ thể: Từ năm 2006-2011, Tổng cục VIII có 27 đơn vị được Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đầu tư, hỗ trợ kinh phí từ 2 dự án “Tăng cường năng lực giáo dục dạy nghề” và “Đổi mới và phát triển dạy nghề” với số tiền là 24 tỷ đồng và vốn sản xuất của các đơn vị là 676 triệu đồng. Các đơn vị được đầu tư phối hợp với các trung tâm dạy nghề của các địa phương tổ chức dạy nghề cho phạm nhân, trại viên và học sinh. Công tác tổ chức lao động, dạy nghề là một chức năng cơ bản của các Trung tâm xúc tiến việc làm trong các trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng. Trong giai đoạn này, các trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng đã phối hợp với các trường nghề tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ nghề cho 4.948 phạm nhân, trại viên, học sinh và hàng vạn lượt phạm nhân, trại viên, học sinh được truyền nghề với các nghề như: may dân dụng, xây dựng dân dụng, mộc dân dụng, điện dân dụng, sửa chữa động cơ, sửa chữa xe máy, cơ khí gò hàn, chăn nuôi thú y, tin học văn phòng,…

Những kết quả trên đây cho thấy công tác giáo dục nghề nghiệp rất được quan tâm trong các trại giam, cơ sở giáo dục và trường giáo dưỡng. Điều này cho thấy tính đúng đắn của định hướng đào tạo nghề đối với những người vi phạm pháp luật nói chung, các học sinh trường giáo dưỡng nói riêng.

3.2. Yêu cầu của công tác định hƣớng và giáo dục nghề nghiệp nói chung và cho học sinh giáo dƣỡng nói riêng

Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi trọng nhân tố con người, nguồn lực con người, coi đây là yếu tố cơ bản, có vai trò quyết định đến sự phát triển nhanh và bền vững của một quốc gia.

Mục tiêu chung của phát triển nguồn nhân lực là nâng cao kiến thức, kỹ năng, trình độ nghề nghiệp và phát triển toàn diện con người Việt Nam cả về chính trị, trí tuệ, đạo đức, ý chí, thể lực, hình thành đội ngũ lao động có cơ cấu trình độ, ngành nghề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng.

Giáo dục nghề nghiệp là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân, có chức năng đào tạo người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật để trực tiếp tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,… theo nhu cầu của thị trường lao động.

Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Luật Giáo dục năm 2005 gồm đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, trong đó giáo dục nghề nghiệp nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ, có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo

[12, tr.10].

Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2006 đã cụ thể hóa: Mục tiêu giáo dục nghề nghiệp là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ; có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm

nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [12,tr, 11].

Như vậy, những quy định trong các văn bản pháp luật đã cho thấy giáo dục nghề nghiệp có vai trò hết sức đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Mục tiêu của công tác giáo dục nghề được đặt ra rất rõ ràng, cụ thể nhằm tạo ra những người lao động có tay nghề, có trình độ chuyên môn nghề nghiệp có thể đáp ứng tốt yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.

Theo báo cáo kết quả triển khai thực hiê ̣n các biên pháp xử lý hành chính đưa người vào cơ sở giáo du ̣c , trường giáo dưỡng và nhiê ̣m vu ̣ quản lý , giáo dục trại viên, học sinh của cục V 26, Bô ̣ Công an (2002-2006). Công tác giáo du ̣c đã đươ ̣c chú tro ̣ng, trong đó hoa ̣t đô ̣ng da ̣y văn hóa luôn được coi là con đường chủ yếu để bồi bưỡng tri thức , phục hồi những phẩm chất nhân cách lệch lạc của đối tươ ̣ng. Trong 4 năm từ năm 2002 – 2006, trường Giáo dưỡng đã tổ chức được 256 lớp với 12.353 lượt ho ̣c sinh ho ̣c văn hóa . Mă ̣c dù gă ̣p nhiều khó khăn , chưa có biên chế giáo viên văn hóa , phòng học thiếu thốn , nhưng các cơ sở giáo du ̣c đã rất cố gắng phối hợp với các phòng giáo du ̣c nơi cơ sở giáo du ̣c đóng tổ chức dạy văn hóa xóa bù chữ cho hơn 1 ngàn trại viên.

Các cơ sở giáo dục , trường giáo du ̣c đã quan tâm viê ̣c tổ chức lao đô ̣ng , kết hơ ̣p với hướng nghiê ̣p, dạy nghề cho trại viên, học sinh. Học sinh trường giáo dưỡng được sắp xếp công viê ̣c lao đô ̣ng phù hợp với lứa tuổi , sức khỏe đảm bảo sự phát triển bình thường về tâm , sinh lý và nhân cách của các e m. Kết quả lao đô ̣ng của cơ sở giáo du ̣c, trường giáo dưỡng được sử du ̣ng có hiê ̣u quả , tiết kiê ̣m, đúng pháp luâ ̣t , chủ yếu phục vụ cho việc cải thiện đời sống , phòng chữa bệnh , mua sắm thiết bi ̣ sinh hoa ̣t , học tập, lao đô ̣ng và tổ chức các hoa ̣t đô ̣ng giáo du ̣c cho tra ̣i viên, học sinh. Tùy từng điều kiện cụ thể của các cơ sở giáo dục , trường giáo dưỡng đã tổ chức cho hàng nghìn trại viên , học sinh tham gia học các nghề như: sửa chữa xe máy, điê ̣n tử, vi tính văn phòng, may mă ̣c, nề, mô ̣c, gò, hàn, dê ̣t

chiếu…. Nhiều ho ̣c sinh , trai viên khi trở về đã tìm được viê ̣ c làm, ổn định cuộc sống bằng nghề ho ̣ đã được ho ̣c.

Nếu nhìn từ khía cạnh này, việc định hướng và giáo dục nghề nghiệp cho học sinh giáo dưỡng có vai trò quan trọng, thậm chí, vai trò ấy còn cao hơn nhiều so với việc giáo dục nghề nghiệp cho các đối tượng thanh thiếu niên khác. Điều này được lý giải do đây là cách thức phù hợp nhất, nhanh chóng nhất để làm trong sạch đời sống xã hội, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng vi phạm pháp luật do sự tái phạm của những học sinh đã từng phạm pháp bị xử lý bằng hình thức đưa vào trường giáo dưỡng gây ra. Điều này càng khẳng định thêm rằng việc đào tạo nghề cho những đối tượng này đặt ra bức thiết hơn bao giờ hết.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hoạt động dạy nghề cho học sinh giáo dưỡng tại trường giáo dưỡng số 2 – Yên Mô – Ninh Bình (Trang 34)