4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.4.2. Sự hiểu biết của giáo viên về học sinh
2.4.2.1. Biết về lý do vào trƣờng của học sinh
Tiếp tu ̣c khi được hỏi về mức đô ̣ quan tâm của thầy/cô giáo da ̣y nghề có biết lý do mà các học sinh được đưa vào trường giáo dưỡng thì kết quả thu được là:
Bảng 6: Mức độ quan tâm của thầy cô giáo dạy nghề biết lý do học sinh đƣa vào trƣờng giáo dƣỡng
TT Thầy/cô giáo Tỷ lệ (%)
1 Có 68,9
2 Không 31,1
Bảng số liệu phần nào phản ánh thực trạng đươ ̣c đô ̣i ngũ giáo viên dạy nghề tại trường giáo dưỡng số 2 đã nắm bắt được hoàn cảnh và lý do tại sao học sinh phải và trường giáo dưỡng với tỉ lệ 68,9% và tỉ lệ không biết tại sao lý do vào trường của học sinh chiếm 31,1%. Việc hiểu biết về lý do được đưa và trường sẽ giúp cho giáo viên hiểu được tâm lý, hoàn cảnh, đặc điểm của học sinh. Điều này, sẽ giúp ích cho giáo viên nắm bắt được thái độ, nhu cầu động lực, khả năng tiếp thu của học sinh trong quá trình dạy và học nghề.
Giáo viên dạy nghề được trường giáo dưỡng mời về giảng dạy cho học sinh đang theo học các lớp đào tạo nghề, hầu hết các em đều có những hoàn cảnh đặc biệt, trình độ nhận thức còn non nớt, nhiều em có những cá tính mạnh không giống như học sinh trường nghề. Nên việc giảng dạy của giáo viên cũng bị
hạn chế, để khắc phục điều kiện này trước tiên chúng tôi phải tìm hiểu trình độ học vấn, năng lực tư duy cũng như hoàn cảnh, đặc biệt là cần phải nắm bắt tâm lý các em nhằm tạo động lực cho các em tiếp thu bài trong khả năng tốt nhất.
(PVS 5, Nam, 37 tuổi, cán bộ).
Thông qua kết quả khảo sát tỉ lệ học sinh trả lời cho biết tới 2/3 các thầy cô giáo dạy nghề biết lý do tại sao các em được đưa vào trường giáo dưỡng. Điều này khẳng định giáo viên dạy nghề ngoài việc cung cấp kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mà còn nắm bắt được lý do, hoàn cảnh của học sinh tại đây.
2.4.2.2. Đánh giá về năng lực học tập của học sinh
Trong quá trình học tập việc kiểm tra chất lượng, đánh giá giữa người dạy và người học luôn cần được quan tâm thích đáng nhằm nâng cao chất lượng dạy vào học, việc học nghề của học sinh giáo dưỡng cần được chú trọng về mặt chất lượng nhiều hơn vì học sinh giáo dưỡng trước khi được đưa vào trường và thường là đã bỏ học, có trình độ tiếp thu không đồng đều, do hoàn cảnh bản thân các đều có những hoàn cảnh éo le, dẫn đến tâm lý chán học hoặc chưa có định hướng rõ ràng về nghề mình đang học. Do đó việc đánh giá khả năng tiếp thu và năng lực nghề nghiệp là điều vô cùng nên làm, đánh giá của ho ̣c sinh trường giáo dưỡng về mức đô ̣ quan tâm của giáo viên dạy nghề đánh giá về năng lực của học sinh giáo dưỡng như sau:
Biểu đồ 13: Giáo viên dạy nghề đánh giá về năng lực của học sinh giáo dƣỡng trong việc học nghề
Qua số liê ̣u phần nào phản ánh mức đô ̣ quan tâm tới chất lượng ho ̣c tâ ̣p của học sinh giáo dưỡng thông qua quá trình nhận xét năng lực học nghề của học sinh từ các thầy /cô giáo da ̣y nghề ở mức đô ̣ trên 4 lần chiếm tỉ lê ̣ cao nhất là 46,4%, từ 3 - 4 lần chiếm 18,9%, từ 1-2 lần chiếm 11,7%. Điều này, cho thấy các thầy cô giáo da ̣y nghề đã thực sự quan tâm tới khả năng tiếp thu và trình đô ̣ tay nghề của ho ̣c sinh. Tuy nhiên, vẫn còn mô ̣t tỉ lê ̣ số ho ̣c sinh cho biết chưa mô ̣t lần đươ ̣c giáo viên nhâ ̣n xét về năng lực ho ̣c nghề của bản thân chiếm 23%, giải thích cho nguyên nhân này một phần do các em mới bắt đầu học nghề được 1 đến 2 tháng cho nên thời gian này các thầy cô gi áo chưa nhận xét năng lực học nghề của các em và thông qua một phỏng vấn sâu 01 học sinh đang tham gia học nghề đươ ̣c 15 tháng cho biết:
“Trong thời gian đầu học nghề các thầy cô giáo giảng dạy lý thuyết là chủ yếu sau khi tới thời gian học giờ thực hành chúng em được thầy cô giáo chú ý tới tay nghề thực hành hơn phụ thuộc và trình độ tiếp thu của từng học sinh mà thầy cô có thể điều chỉnh phương pháp giảng dạy cũng như nhận xét đánh giá năng lực học nghề cho từng học sinh. ” (PVS 6, Nam, 17 tuổi,).
Ngoài việc đánh giá năng lực của học sinh trong quá trình học nghề thì phương pháp giảng dạy của giáo viên góp phần không nhỏ giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức và vẫn dụng kiến thức vào thực tế. Kết quả khảo sát đánh giá của học sinh về phương pháp giảng dạy của giáo viên dạy nghề như sau:
Biểu đồ 14: Phƣơng pháp giảng da ̣y của giáo viên da ̣y nghề
Thực tế, theo quan sát của chúng tôi , những thầy cô trong trường giáo dưỡng có khả năng trực tiếp tác động đến việc chọn nghề , học nghề , phương pháp giảng dạy của các giáo viên dạy nghề góp phần không nhỏ tới chất lượng học nghề của học sinh
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy 44,4% trả lời rất thích , 19,9% trả lời thích, 25% trả lời bình thường và 4,6 – 6,1 trả lời ở mức độ không thích và rất không thích chiếm tỉ lê ̣ không đáng kể về phương pháp giảng da ̣y của giáo viên dạy nghề. Điều này, cho thấy các thầy cô da ̣y nghề trong trường giáo dưỡng và giáo viên được nhà trường thuê đã hiểu hoàn cảnh cũng như trình độ tiếp thu của học sinh giáo dưỡng để có được phương pháp truyền đạt kỹ năng nghề một cách có hiệu quả nhất . Về phía học sinh dạy nghề đánh giá phương pháp của thầy cô giáo dạy nghề.
“Chúng em thấy thầy cô dạy nghề có phương pháp truyền đạt dễ hiểu vì
các thầy cô thường dùng giảng dạy có hình ảnh hoặc dụng cụ minh họa kèm”.
(PVS, nữ 16 tuổi).
Còn phía thầy cô giáo dạy nghề nhận xét về kinh nghiệm giảng dạy cho học sinh giáo được được biết:
“Viê ̣c dạy nghề cho học sinh giáo dưỡng đối với giáo viên chưa cho kinh nghiê ̣m làm viê ̣c với các em thời gian đầu rất vất vả , vì trình độ của các em còn nhiều hạn chế và không đồng đều nên các em tiếp thu chậm , còn mải chơi nên trong quá trình giảng dạy cần phải áp dụng phương pháp truyền đạt đơn giản, sử dụng ngôn ngữ hàng ngày để giải thích, hạn chế tối đa các ngôn ngữ mang tính chất khoa học hàn lâm , bài giảng cần sinh động và có dụng cụ mình họa kèm theo, phương pháp làm việc với học sinh cần gần gũi nhưng có lúc phải vừa cứng vừa mềm đối với các em.”. (PVS 5, 37 tuổi, Nam, cán bộ).
2.4.2.3. Giáo viên dạy nghề và học sinh trao đổi kiến thức ngoài giờ học
Tiếp tục tìm hiểu về mối quan hệ giữa giáo viên dạy nghề và học sinh trao đổi kiến thức ngoài thời gian lên lớp nhằm tìm hiểu thái độ, nhu cầu động lực tiếp thu năng lực, kỹ năng thực hành nghề của học sinh cũng như thái độ và lòng
nhiệt tình của giáo viên dạy nghề trong thời gian dạy nghề mà không phải là thời gian chính khóa. Chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
Biểu đồ 15: Học sinh trao đổi kiến thức học nghề với thầy cô da ̣y nghề ngoài giờ học
(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra)
Qua biểu đồ phần nào phản ánh ho ̣c sinh giáo dưỡng chưa chủ đô ̣ng và mô ̣t phần tâm lý còn e nga ̣i khi trao đổi với giáo viên da ̣y nghề ngoài giờ h ọc chiếm 41,8% số các em ho ̣c sinh chưa bao giờ trao đổi với giáo viên da ̣y nghề , tỉ lê ̣ trao đổi với giáo viên da ̣y nghề phổ biến từ 1 - 2 lần chiếm tỉ lê ̣ cao nhất là 36,2%; từ 3-4 lần là 14,3% và trên 4 lần là 7,7%.
“Viê ̣c trao đổi với g iáo viên dạy nghề ngoài giờ học chủ yếu là giáo viên dạy nghề trong trường , còn giáo viên dạy nghề được nhà trường thuê thì việc trao đổi có phần khó khăn hơn chủ yếu trước và sau buổi học , vì các thầy cô dạy nghề thường có giờ giảng thì lên lớp nên cơ hội tiếp xúc có phần khó khăn hơn , một nguyên nhân khác nữa do tâm lý các em còn ngại khi tiếp xúc với giáo viên
dạy nghề được trường thuê từ trường nghề về”. (PVS số 3 Nam, 16 tuổi).
Ngoài việc mối quan hệ giữa giáo viên dạy nghề và học sinh trong quá trình dạy và học có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng tay nghề của học thì về mức độ nhiệt tình của thầy cô trong quá trình dạy nghề cũng quá phần không nhỏ ảnh hướng tới chất lượng dạy và học nghề của
học sinh. Việc đánh giá năng lực tiếp thu kiến thức, kỹ năng nghề của học sinh góp phần không nhỏ trong việc hình thành kỹ năng nghề.
Biểu đồ 16: Đánh giá của học sinh về mức độ nhiệt tình của thầy cô trong quá trình dạy nghề
(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra)
Theo kết quả đánh giá của học sinh giáo dưỡng đánh giá về mức độ thầy cô giáo dạy nghề nhiệt tình dạy nghề với kết quả hoàn toàn nhiệt tình chiếm tỉ lệ cao nhất 37,2%, nhiệt tình chiếm 20,9%, mức độ bình thường chiếm 28,6% và mức độ hoàn toàn không nhiệt tình là 7,1% kế tiếp mức độ không nhiệt tình chiếm 6,1%.
Để tìm hiểu thêm thông tin về quá trình tương tác giữa giáo viên dạy nghề và học sinh giáo dưỡng ngoài việc dạy và học nghề, chúng tôi còn tìm hiểu sâu hơn về những thông tin nào mà giáo viên cung cấp cho học sinh học nghề là những thông tin gì và như thế nào? Kết quả chúng tôi thu được:
Biểu đồ 17: Học sinh nhận đƣợc thông tin về nghề mình đang học từ giáo viên dạy nghề
(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra)
Kết quả nghiên cứu cho thấy dường như học sinh trường giáo dưỡng đã được cung cấp thông tin từ giáo viên dạy nghề lên tới 54,1% về nhu cầu của xã hội từ chính nghề mà các em theo học, thông tin về những yêu cầu của nhà tuyển dụng mà học sinh đang học chiếm 31,6% và thông tinh về nhà tuyển dụng là 12,2%, đặc biệt là giới thiệu nhà tuyển dụng cho các em đang học nghề chiếm 13,8% và số trả lời không nhận được thông tin hầu như không đáng kể là 2,5%.
Nhƣ vậy, có thể nói rằng thông qua quá trình học nghề, ngoài việc cung
cấp kiến thức, kỹ năng cần thiết của nghề mà học sinh đang học, học sinh còn được giáo viên dạy nghề cung cấp thông tin cũng như các em đã chủ động tìm hiểu thông tin nghề mà mình đang theo học. Nhưng thông tin về nghề nghiệp tới học sinh từ giáo viên dạy nghề có một vai trò đặc biệt quan trọng không thể phủ nhận.
2.4.2.4. Đánh giá của học sinh về mức độ quan tâm của giáo viên với học sinh
Để tìm hiểu sâu hơn về mức độ quan tâm của thầy cô giáo trong quá trình dạy nghề đối với học sinh như thế nào kết quả thu được như sau:
Biểu đồ 18: Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh giáo dƣỡng
(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra)
Trong quá trình dạy và học việc tương tác giữa giáo viên và học sinh là một trong những yếu tố quyết định tới chất lượng dạy và học, đặc biệt với đối tượng học sinh giáo dưỡng thì yếu tố này càng trở lên quan trọng hơn. Ngoài yếu tố truyền đạt kiến thức tới học sinh, người giáo viên còn cần quan tâm tới thái độ, tâm lý và khả năng tiếp thu của học sinh. Hiểu được vấn đề này giáo viên ở trường giáo dưỡng đã phần nào hiểu được tâm tư nguyện vọng của học sinh và điều chỉnh thái độ trong quá trình lên lớp của mình với tỉ lệ gần gũi giữa giáo viên và học sinh ở mức trung bình là 49,5%, mức độ gần gũi chiếm 27%, rất gần gũi chiếm 17,3%, tiếp đó là tỉ lệ không gần gũi và hoàn toàn không gần gũi chiếm tỉ lệ không đáng kể đều ở mức độ 3,1%.
Thông qua hai kết quả về mức độ gần gũi (biểu đồ 18) và sự nhiệt tình
(biểu đồ 16) của các thầy cô giáo trong quá trình dạy nghề có tỉ lệ tương đối đồng nhất, điều này đã góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo nghề tại trường giáo dưỡng, giúp học sinh thoải mái tự tin trong quá trình học nghề.
Tóm lại: Công tác dạy nghề cho học sinh giáo dưỡng cần được đặc biệt
coi trọng vì đa số các em gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn, trình độ văn hóa thấp, có nhiều hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy, việc hướng nghiệp cần được coi
trọng cũng như việc dạy nghề chú ý tới hoàn cảnh, tâm lý học sinh và có một phương pháp truyền đạt phù hợp. Công tác hướng nghiệp tại trường giáo dưỡng số 2 đã được quan tâm nhiều nhưng vẫn còn một số khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, khả năng tiếp thu của học sinh…..
Chƣơng 3 : Nhân viên CTXH với nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trƣờng giáo dƣỡng
Nhân viên công tác xã hội là người được đào tạo một cách chuyên nghiệp và sử dụng những kiến thức và kỹ năng của mình để cung cấp các dịch vụ xã hội cho các thân chủ (những người này có thể là cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng), nhân viên công tác xã hội sẽ giúp những thân chủ tăng cường khả năng giải quyết và đối phó với các vấn đề của mình cũng như giúp họ trong việc tiếp cận các nguồn lực, thiết lập những mối quan hệ thuận lợi giữa họ và môi trường của họ, đồng thời giúp cho xã hội thấy rõ trách nhiệm của mình đối với sự phát triển chung của xã hội, qua đó có những ảnh hưởng đến sự phát triển của chính sách xã hội. Chính vì vậy, nhân viên CTXH có vai trò quan trọng đối với hoạt động hướng nghiệp và dạy nghề nói chung và với hoạt động và dạy nghề tai trường giáo dưỡng nói riêng.
Để tìm hiểu và làm rõ vai trò quan trọng này, chúng tôi cũng đã nghiên cứu và khảo sát những nội dung liên quan sau:
3.1. Bàn luận vai trò nhân viên công tác xã hội trong công tác hỗ trợ hướng nghiê ̣p, dạy nghề nghiê ̣p, dạy nghề
Trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi, quá trình quốc tế hoá sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng, chất lượng nguồn nhân lực được coi là yếu tố quyết định thắng lợi trong cạnh tranh phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Đồng thời cạnh tranh về nhân lực chất lượng cao cũng diễn ra mạnh mẽ hơn trên bình diện thế giới, khu vực và quốc gia. Việc mở ra khả năng di chuyển lao động giữa các nước đòi hỏi người lao động phải có kỹ năng nghề cao, có năng lực làm việc trong môi trường quốc tế với những tiêu chuẩn, tiêu chí do thị trường lao động xác định. Đào tạo theo hướng cầu đã trở thành cách tiếp cận đào tạo có hiệu quả đang và sẽ được thực hiện ở tất cả các quốc gia phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Theo mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đến năm 2020 nước ta về cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Phát triển nguồn nhân lực được xác định là một trong ba giải pháp đột phá chiến lược, trong đó
chất lượng dạy nghề có vị trí đặc biệt trong góp phần quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực và phát triển kinh tế - xã hội.
Để có thể đáp ứng được nhu cầu xã hội và đủ sức cạnh tranh với những đơn vị đào nghề khác đòi hỏi cán bộ giáo viên hay chính những NVCTXH trong trường giáo dưỡng phải có kĩ năng cũng như thể hiện vai trò tham vấn và kết nối nguồn lực tốt giúp các em học nghề và có phương pháp lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn, phù hợp với bản thân.
Theo quan điểm của Feyerico (1973) người nhân viên CTXH có những