Sự hiểu biết của học sinh về giáo viên

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hoạt động dạy nghề cho học sinh giáo dưỡng tại trường giáo dưỡng số 2 – Yên Mô – Ninh Bình (Trang 61)

4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.4.1.Sự hiểu biết của học sinh về giáo viên

Trong quá trình học tập ngoài nội dung chương trình đào, trình độ, phương pháp giảng dạy của giáo viên cũng như khả năng tiếp nhận kiến thức của học sinh trong quá trình học tập thì việc tiếp xúc, tìm hiểu điều kiện, hoàn cảnh giữa giáo viên và học sinh sẽ tăng tính gắn kết giữa người dạy và người học từ đó nâng cao chất lượng đào tạo.

Chính vì vậy, chúng tôi đã đặt câu hỏi giáo viên dạy nghề của em là ai? Và kết quả thu được như sau:

Bảng 5: Giáo viên dạy nghề là thầy cô giáo trong trƣờng hay thầy cô/giáo đƣợc nhà trƣờng mời về dạy nghề

TT Thầy/cô giáo Tỷ lệ (%)

1 Thầy/cô giáo trong trường 60,5

2 Thầy/cô giáo được trường mời về da ̣y nghề 33,3

3 Không biết 6,2

(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra)

Kết quả khảo sát cho thấy 60,5% số học sinh trả lời thầy cô giáo dạy nghề là người trong trường và 33,3% số học sinh cho rằng thầy cô giáo dạy nghề được trường mời và chỉ có 6,2% trả lời không biết giáo viên dạy nghề là ai. Với số trả lời 60,5% là thầy cô giáo dạy nghề trường rất phù hợp với nhóm học sinh đang được học nghề bằng phương pháp truyền nghề như đan lưới, đan cói….., như đã phân tích việc học nghề đi kèm theo việc cấp chứng chỉ học nghề phụ thuộc nhiều về điều kiện: trình độ học vấn, số lượng học sinh, thời gian học sinh ở trong trường để nhà trường mở lớp đào tạo nghề cấp chứng chỉ hay không. Nhóm

này phù hợp với nhóm đang được đào tạo nghề chiếm 33,3% gồm: sửa xe máy, xây dựng, làm đẹp, may, mộc, điện dân dụng, tin học văn phòng….

Trước khi vào học nghề chúng em được phân chia thành các tổ học nghề

khác nhau, trong quá trình học nghề chúng em được tiếp xúc với các thầy cô giáo dạy nghề tương đối thoải mái và được các thầy cô quan tâm chỉ bảo việc học nghề. Ngoài ra, các thầy cô thường hỏi chúng em về hoàn cảnh gia đình, sở thích, đánh giá năng lực học tập nên chúng em cũng biết đôi chút về bản thân thầy cô giáo dạy nghề của mình là ai.” (PVS 6, Nam, 17 tuổi).

Như vậy, có thể khẳng định hầu hết học sinh giáo dưỡng có sự hiểu biết thông tin về các thầy cô giáo dạy nghề tại trường.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hoạt động dạy nghề cho học sinh giáo dưỡng tại trường giáo dưỡng số 2 – Yên Mô – Ninh Bình (Trang 61)