Những vấn đề về giáo dục BĐKH tại thành phố Đà Lạt

Một phần của tài liệu đề tài “VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VÀO GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO HỌC SINH THPT QUA MÔN ĐỊA LÍ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT - TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 39)

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Những vấn đề về giáo dục BĐKH tại thành phố Đà Lạt

2.2.1. Lịch sử giáo dục biến đổi khí hậu tại thành phố Đà Lạt.

Cùng với vấn đề dân số, môi trường đã trở thành vấn đề quan tâm của toàn thể nhân loại không chỉ bởi vai trò vô cùng to lớn của nó đối với chất lượng cuộc sống. Hiện nay, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, con người đã làm môi trường sống của

mình thay đổi theo hướng tiêu cực và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người dân trong cộng đồng nói chung và cho thế hệ trẻ trong các nhà trường phổ thông nói riêng là một biện pháp tích cực, có ý nghĩa to lớn đối với việc bảo vệ, xây dựng môi trường sống cho hôm nay và cả mai sau.

Vấn đề giáo dục ý thức trách nhiệm và tình cảm vì môi trường là một quá trình lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức, tâm huyết của nhà trường và tập thể đội ngũ giáo viên. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ quản lý trong nhà trường phải thấy được trách nhiệm đối với việc bảo vệ môi trường, có biện pháp giáo dục học sinh thường xuyên, tổ chức các hoạt động mang tính giáo dục cao và có sức thu hút học sinh tham gia một cách tự nguyện, thích thú.

Nhận thức được vai trò và trách nhiệm to lớn đó, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Lâm Đồng đã triển khai nhiều hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường trong các nhà trường phổ thông trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, đó là những hoạt động giáo dục về môi trường sống, còn riêng với BĐKH thì cho tới thời điểm này chưa có một tổ chức hay đơn vị nào có chương trình kêu gọi hay những hoạt động thiết thực cho vấn đề BĐKH tại thành phố Đà Lạt Đối với học sinh Đà Lạt thì có lẽ các tổ chức như C4E (Cycling for environment - câu lạc bộ Đạp xe vì Môi trường), các hoạt động bảo vệ môi trường được tổ chức tại quảng trường 30-4,…không còn xa lạ nữa nhưng những hoạt động dành riêng cho giáo dục BĐKH tại thành phố này thì gần như chưa có và còn rất mới mẻ với các em học sinh. Qua tiến hành khảo sát tại trường chuyên Thăng Long – trường đầu tỉnh của Lâm Đồng – tôi biết được rằng học sinh có kiến thức về môi trường nhưng riêng về mảng BĐKH thì các em có rất ít thông tin và kiến thức cần có. Một số em có mối quan tâm lớn đến vấn đề đưa ra khảo sát đã ghi thêm vào phiếu khảo sát trắc nghiệm bày tỏ sự chia sẻ và mong muốn có những hoạt động cụ thể và thiết thực hơn cho vấn đề này.

Từ thực tế đó, tôi thiết nghĩ rằng thành phố Đà Lạt nên tăng cường phối hợp với các ban, ngành có liên quan tại địa phương, tổ chức các hoạt động tuyên truyền và giáo dục về BĐKH. Đặc biệt, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức các chuyên đề

bồi dưỡng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức về BĐKH cho học sinh, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về BĐKH bằng nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn để thông qua đó cung cấp cho học sinh những kiến thức cần thiết.

2.2.2. Mục tiêu của giáo dục BĐKH ở Đà Lạt

2.2.2.1. Đối với giáo dục BĐKH chung

Hoạt động ứng phó với BĐKH đang và sẽ phải đối mặt giải quyết các mâu thuẫn trong suy nghĩ, thái độ, hành vi về sinh hoạt, sản xuất, môi trường giữa các nhóm đối tượng khác nhau, giữa người này với người khác, và ngay cả trong bản thân của một con người. Với thực trạng này, cần tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi thái độ, hành vi của con người trong cộng đồng từ đó thúc đẩy họ tự nguyện tham gia vào các hoạt động thích ứng, giảm nhẹ BĐKH từ đơn giản nhất đến phức tạp nhất, và không những chỉ tự mình tham gia mà còn lôi cuốn những người khác cùng tham gia tạo ra các kết quả có tính đại chúng.

Thông tin và thu hút cộng đồng tham gia vào quá trình chia sẻ thông tin nhằm tạo ra sự hiểu biết chung, nhận thức chung về BĐKH – thực trạng, tác động, hiểm họa tiềm tàng, nguyên nhân, giải pháp cần thiết để thích ứng và giảm nhẹ, từ đó cùng chia sẻ trách nhiệm và thống nhất hành động theo một hướng chung trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến BĐKH. Mục đích chung của giáo dục BĐKH là:

Huy động các kinh nghiệm, kỹ năng, bí quyết của cộng đồng tham gia vào các hoạt động, chương trình, dự án nhằm ứng phó với BĐKH.

Bảo đảm nữ giới và nam giới được thu hút bình đẳng trong quá trình chia sẻ thông tin, đóng góp ý kiến, bởi họ có kinh nghiệm khác nhau do vai trò giới của họ không giống nhau.

Tạo đối thoại thường xuyên trong xã hội để thúc đẩy việc thay đổi các hành vi thích hợp và có hiệu quả với BĐKH.

Các hoạt động truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức, làm thay đổi hành vi con người (đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng, rèn luyện khả năng sẵn sàng thay đổi thói quen và phong tục…) là biện pháp thích ứng với BĐKH.

Như vậy, mục đích cuối cùng của GDBĐKH là làm cho mọi người tự giác bảo vệ môi trường sống, hạn chế quá trình BĐKH và có kĩ năng chống và thích nghi với quá trình BĐKH, làm cho GDBĐKH trở thành nếp sống, nếp nghĩ, nếp hành động. Chính vì vậy việc GDBĐKH là một việc làm lâu dài và không đơn giản vì muốn mọi người ý thức được tính nghiêm trọng của nó, và biến nó thành hành động thì phải trải qua một quá trình có sự tác động liên tục và mạnh mẽ.

2.2.2.2. Đối với giáo dục BĐKH trong trường học

- Đối tượng là học sinh:

+ Cung cấp cho học sinh những kiến thức nhất định về BĐKH, cụ thể là làm cho học

sinh có được những hiểu biết tương đối đầy đủ về tự nhiên, môi trường sống, nguyên nhân, hiện trạng và giải pháp ứng phó cũng như thích nghi với BĐKH trên thế giới cũng như ở nước ta.

+ Giúp học sinh nhận thức được mối quan hệ khăng khít tác động lẫn nhau giữa con người và BĐKH, mức độ ảnh hưởng của BĐKH đối với cuộc sống, sự tồn vong và phát triển của xã hội loài người.

+ Nắm được những chủ trương, đường lối và chính sách của nhà nước về vấn đề BĐKH.

+ Trên những nền tảng ấy, bồi dưỡng thêm cho học sinh cách nhìn, thái độ và hành vi của mỗi cá nhân đối với vấn đề BĐKH.

- Đối với giáo viên:

+ Trước hết, người giáo viên cần tích cực xây dựng cho học sinh tình cảm biết trân trọng cuộc sống, lòng yêu mến tự nhiên, thiết tha bảo vệ môi trường sống.

+ Phải làm cho việc ý thức về BĐKH trở thành phong cách, nếp sống của học sinh, học sinh phải có thái độ tích cực chống lại những hành động sai trái, vô ý thức.

+ Trang bị cho học sinh một số kỹ năng và giúp cho học sinh nắm bắt được những biện pháp chống và thích nghi với BĐKH tại địa phương mình để từ đó có thể tham gia và hoạt động có hiệu quả vào công cuộc phòng chống BĐKH mọi lúc mọi nơi.

Qua đó ta thấy được rằng, GDBĐKH có 3 mục tiêu cơ bản có thể khái quát lên bằng sơ đồ sau:

2.2.3. Các phương pháp giáo dục BĐKH cho học sinh THPT ở thành phố Đà Lạt

2.2.3.1. GDBĐKH trong các giờ học ở trên lớp

GDBĐKH trong nhà trường phổ thông, trong các giờ trên lớp được thực hiện bằng phương thức tích hợp những nội dung liên quan vào một số môn học. Việc tích hợp GDBĐKH được triển khai ở ba mức độ sau đây:

Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học hoặc của chương trong sách giáo

khoa môn học phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung của GDBĐKH.

Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có mục tiêu và nội dung của GDBĐKH. Mức độ liên hệ: Bài học có điều kiện liên hệ một cách lôgic với các kiến thức, các vấn

đề của GDBĐKH.

Tùy mỗi đơn vị và kiến thức bài học mà giáo viên linh động triển khai ở các mức độ khác nhau. Trong phương thức này các phương pháp thường được sử dụng là: Giảng giải/giải thích - minh hoạ, phương pháp thảo luận, phương pháp đóng vai, phương pháp tình huống, phương pháp trò chơi, phương pháp thí nghiệm, phương pháp dự án... Mỗi Có sự hiểu biết

về BĐKH. Nguyên nhân, hậu quả của nó.

Thái độ đúng đắn về GDBĐKH Nhận thức Thái độ Hành động có hiệu quả: Kiến thức Kỹ năng Dự báo

phương pháp có những ưu điểm nhất định tùy vào dụng ý của giáo viên khi muốn sử dụng.

2.2.3.2. GDBĐKH thông qua các hoạt động ngoại khóa

Hoạt động GDBĐKH không nên và không chỉ hạn chế trong các giờ học ở trên lớp mà còn phải thực hiện thông qua các hoạt động ngoại khóa.

Ngoại khóa là hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp, không quy định bắt buộc trong chương trình, hoạt động dựa trên sự tự nguyện tham gia của một số hay số đông học sinh có hứng thú, yêu thích bộ môn và ham muốn tìm tòi, sáng tạo, dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Nội dung hoạt động ngoại khóa thường liên quan với nội dung học tập trong chương trình và phù hợp với hoàn cảnh của địa phương và đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh tham gia hoạt động này. Là hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa có nhiều ý nghĩa thiết thực đối với việc thực hiện các mục tiêu dạy học, đặc biệt là mục tiêu về kĩ năng và thái độ. Thông qua sự tham gia tích cực vào các hoạt động ngoại khóa, người học biết vận dụng những tri thức đã học để giải quyết những vấn đề do thực tiễn đời sống đặt ra, biết điều chỉnh hành vi, đạo đức, lối sống cho phù hợp, biết nắm bắt những vấn đề nóng bỏng của thời đại. Bằng cách đó, người học rèn luyện cho mình những kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ứng xử có văn hóa, những thói quen trong học tập, lao động, kĩ năng tổ chức, kĩ năng hoạt động nhóm…Với những khả năng trên, việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa có tác dụng rất lớn trong giáo dục về ĐBKH ở nhà trường phổ thông nói chung và ở các trường THPT Đà Lạt nói riêng.

2.3. Vận dụng PBL vào giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh THPT tại thành phố Đà Lạt phố Đà Lạt

2.3.1. Ý nghĩa của PBL đối với giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh THPT tại thành phố Đà Lạt thành phố Đà Lạt

PBL là cách học dựa trên sự “tự do” phát triển năng lực và sở trường mỗi cá nhân trong một tập thể nhóm để cùng nhau giải quyết một vấn đề. Chính vì vậy, sử dụng phương pháp dạy học trên dự án vào giáo dục BĐKH cho học sinh THPT tại thành phố Đà Lạt sẽ tạo điều kiện cho các em phát huy hết năng lực bản thân đồng thời học hỏi và chia sẻ cùng bạn bè trong nhóm. Điều này không chỉ giúp các em tự tin với chính mình mà những khả năng giao tiếp, trình bày vấn đề trước đám đông, cách làm việc nhóm cũng sẽ được cải thiện hơn rất nhiều, nhất là khi đề tài chúng ta đang bàn tới là một vấn đề mang tính cộng đồng rất cao. GDBĐKH không thể được thực hiện bởi một người, một nhóm người, với BĐKH cần sự chung tay, góp sức và cùng hành động của tất cả mọi người.

PBL có sự kết hợp khéo léo của nhiều phương pháp học, đó là: thực địa, làm việc nhóm, tiến hành làm thí nghiệm, đóng vai, đặt và giải quyết vấn đề,…những phương pháp này có thể được sử dụng trong quá trình học ở lớp hoặc những tiết học ngoại khóa. Các phương pháp GDBĐKH đều có thể sử dụng trong dạy học dựa trên dự án. Với cách học dựa trên dự án, tính diễn giảng trong cách học truyền thống sẽ giảm bớt rõ rệt, học sinh có hứng thú trong học tập nhiều hơn và người giáo viên lúc này không còn là “đọc” cho học sinh “chép” về BĐKH nữa mà học sinh sẽ tự chiếm lĩnh tri thức bằng những sản phẩm các em làm ra sau một quá trình tự tìm tòi và chia sẻ với nhau. Với PBL, học sinh không chỉ hình thành kĩ năng tự chiếm lĩnh tri thức mà còn hình thành ở học sinh thái độ, hành vi và hành động thiết thực trong cuộc sống đối với vấn đề BĐKH hiện nay tại nơi các em sinh sống - thành phố Đà Lạt -

2.3.2. Tại sao cần sử dụng PBL đối với giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh THPT tại thành phố Đà Lạt THPT tại thành phố Đà Lạt

Như chúng ta biết rằng, cho tới thời điểm hiện nay thì GDBĐKH vẫn chưa thành văn cho học sinh tiếp cận, càng chưa thể có một môn học độc lập dành riêng cho vấn đề này. Trên thực tế, dù có được đưa vào chương trình giảng dạy thì cũng sẽ ở dạng lồng ghép, tích hợp,… học sinh chỉ được tiếp cận một cách rất sơ khai từ những gì giáo viên giới thiệu, đề cập. Hơn nữa, chỉ trong 45 phút cho một tiết dạy và học thì dù giáo viên có muốn truyền tải nhiều hơn nữa cho các em về BĐKH thì đó cũng là một điều hết sức khó khăn và chật hẹp về thời gian, đó là chúng ta chưa nói tới sự phân bổ chương trình dành cho môn Địa Lí chỉ được một đến ba tiết trong tuần.

Nhưng nếu cho học sinh học tập bằng phương pháp học tập dựa trên dự án thì những bất cập trên sẽ được giải quyết.

Thứ nhất: Học tập theo dự án học sinh không chỉ tiếp nhận kiến thức từ giáo viên cung cấp mà các em hoàn toàn có khả năng bổ sung, cập nhật kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau một cách phong phú và hiệu quả như bạn bè, xã hội, cha mẹ, đặc biệt là internet với nguồn tri thức khổng lồ.

Thứ hai: PBL là phương pháp dạy học hướng vào người học, giáo viên chỉ đóng vai

trò là người hướng dẫn, còn học sinh sẽ là đối tượng hoạt động chính. Các em có nhiều thời gian ngoài giờ học để thu thập kiến thức, trao đổi thông tin. Hơn thế nữa, các em sẽ có cơ hội thể hiện sự sáng tạo của mình qua cách trình bày sản phẩm như đóng vai, diễn kịch, quay video, thuyết trình ,…

Thứ ba: Quá trình làm việc sẽ giúp các em khẳng định được mình cũng như tự giác

tiếp nhận những gì tự các em thấy mình còn thiếu từ bạn bè khi làm việc về cả kĩ năng và kiến thức. Quá trình này không chỉ giúp các em trưởng thành, tự tin, mạnh dạn hơn mà còn biết sống chan hòa, nỗ lực, phấn đấu nhiều hơn.

Thứ tư: Địa Lí là môn học có khả năng GDBĐKH lớn nhất nhưng bằng phương pháp

bằng phương pháp học tập dựa trên dự án là phương pháp có khả năng giáo dục lớn nhất và mang tính tự nhiên, gần gũi cao nhất vì nó xuất phát từ những vấn đề thực tế tác động đến lợi ích trực tiếp trong đời sống mỗi người.

Như vậy, ta thấy được sự khác biệt rõ ràng giữa GDBĐKH bằng phương pháp truyền thống và phương pháp dạy học theo dự án. Đó là sự khác biệt trong vai trò chiếm lĩnh tri thức của học sinh, sự hoạt động và khả năng xử lý tri thức. Đó là lý do tại sao chúng ta nên sử dụng PBL trong GDBĐKH - một vấn đề nan giải của thời đại thế kỉ 21.

2.3.3. Cách sử dụng PBL vào giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh THPT trong dạy học Địa lí ở thành phố Đà Lạt dạy học Địa lí ở thành phố Đà Lạt

Để có thể sử dụng PBL vào GDBĐKH qua môn Địa Lí thì người giáo viên phải nắm

Một phần của tài liệu đề tài “VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VÀO GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO HỌC SINH THPT QUA MÔN ĐỊA LÍ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT - TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)