Nguồn gốc

Một phần của tài liệu đề tài “VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VÀO GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO HỌC SINH THPT QUA MÔN ĐỊA LÍ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT - TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 27)

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.4.2.Nguồn gốc

Dạy học theo dự án nó không còn là ý tưởng nữa mà đã đưa vào việc làm cụ thể, song về lý thuyết thì đây là một phương pháp học tập vô cùng đặc biệt. Nó không phải là dạng bổ sung, hỗ trợ cho phần học ở lớp, mà là một phần không thể tách rời trong quá trình học tập của học sinh. Vì mỗi nhóm học sinh có thể nhận được nhiều phương pháp tiếp cận vấn đề khác nhau, đa dạng hóa trình độ, năng lực từ sự định hướng của người giáo viên. Chính vì vậy mà PBL mang lại hiệu quả và lợi ích cho tất cả các đối tượng học sinh.

Với nguồn gốc từ xu hướng tạo dựng, BPL được xây dựng trên cơ sở các công trình nghiên cứu của rất nhiều nhà tâm lý học, giáo dục học như: Lev Vygotsky, Jerome Bruner, Jean Piaget và John Dewey. Học theo cách lấy học sinh làm trung tâm, học

sinh tích cực hoạt động trong việc giải quyết vấn đề, thể hiện sự tư duy, phê phán trong quá trình làm dự án, đồng thời tìm ra những kiến thức phong phú, có ý nghĩa.

Học trên dự án khác với cách học thông thường truyền thống. Đó không còn là những bài giảng ngắn gọn tóm lược kiến thức sách giáo khoa nữa mà là những hoạt động học tập được thiết kế một cách cẩn thận, mang tính liên môn, lấy học sinh làm trung tâm và hòa nhập với những vấn đề thực tiễn của thế giới thực tại.

Mục tiêu của dự án là học sinh sẽ tiếp cận và học được nhiều hơn về một chủ đề được đưa ra chứ không phải là làm sao giải quyết những câu hỏi của giáo viên. Trong lớp học có sử dụng cách học dựa trên dự án, học sinh sẽ cộng tác với các bạn trong nhóm để cùng tháo gỡ và giải quyết vấn đề. Cuối cùng sẽ là một buổi thuyết trình bằng sự hỗ trợ của máy móc, một vở kịch được dàn dựng công phu, một bản báo cáo ngắn, hay một trang web đưa ra,…

PBL có rất nhiều đặc Cách học dựa trên dự án yều cầu học sinh phải đặt ra những câu hỏi, tìm kiếm mối liên hệ và đưa ra giải pháp. BPL là một cấu trúc học tập có thể thay đổi môi trường học tập từ “ giáo viên nói” thành “ học sinh hành động”.

Một phần của tài liệu đề tài “VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VÀO GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO HỌC SINH THPT QUA MÔN ĐỊA LÍ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT - TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 27)