Mô tả khái quát tiến trình thực nghiệm

Một phần của tài liệu đề tài “VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VÀO GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO HỌC SINH THPT QUA MÔN ĐỊA LÍ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT - TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 81)

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.2.Mô tả khái quát tiến trình thực nghiệm

Trong tiến hành thực nghiệm tôi sẽ dùng mẫu kế hoạch bài dạy hoàn chỉnh đã xây dựng ở chương 2, phần 2.9. THIẾT KẾ DỰ ÁN CỤ THỂ NHẰM GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG cho học sinh tiến hành làm dự án, xin không nhắc lại ở phần này.

BƯỚC 1: Quá trình tôi được tiếp xúc với các lớp làm dự án bắt đầu từ ngày 23/2/2011. Sau khi được thầy Lê Văn Thành – là giáo viên phụ trách bộ môn giới thiệu - cô trò đã nói chuyện cởi mở, rất chân tình và thân thiện. Trong buổi đầu gặp gỡ ấy, tôi đã giới thiệu với học sinh thông tin về bản thân, sau đó giới thiệu sơ lược về dự án mục đích để các em chuẩn bị tâm thế và sẵn sàng bắt tay vào công việc sẽ được triển khai ở buổi thứ hai.

BƯỚC 2 : Được sự giúp đỡ của thầy phụ trách chuyên môn, tôi có thời gian 1 tiết để trao đổi với học sinh 11 và 1 tiết để trao đổi với học sinh 12. Do đặc trưng riêng là trường chuyên duy nhất của tỉnh Lâm Đồng nên cường độ học tập của học sinh và làm việc của giáo viên rất căng thẳng, thời gian gần như không trống, chính vì vậy mà cô trò phải phối hợp làm việc rất nhanh, cả về thời gian và sự chiếm lĩnh nội dung . Tôi dành 5 phút đầu để nói về thực trạng BĐKH hiện nay và vì sao tôi muốn làm đề tài này ngay tại thành phố Đà Lạt, tiếp theo là tôi phát cho học sinh những đơn vị, những phần bài học có sự logic với nhau đến vấn đề BĐKH từ lớp 9 đến lớp 12 để học sinh thấy rõ rằng vấn đề này ít nhiều đã được tiếp cận một cách gián tiếp. Những đơn vị bài học tôi đã sử dụng để giới thiệu, đó là:

Lớp 9 Bài 41: Địa lí tỉnh (thành phố), phần II.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

Lớp 10

Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật.

Phần II, bài 35: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ.

Chương 10: Môi trường và sự phát triển bền vững.

Lớp 11

- Bài 2: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế.

- Bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu.

Lớp 12

- Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

- Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai.

- Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại và du lịch.

- Bài 45+46: Tìm hiểu địa lí địa phương.

BƯỚC 3: Tiếp theo, học sinh cả lớp sẽ chia làm 3 đội, các đội cùng quan sát, thảo

luận và nêu những chính kiến của nhóm mình về hình ảnh được cung cấp ( phụ lục 3), thông qua quá trình các nhóm trình bày, học sinh sẽ vô hình chung nắm được phần nào nội dung muốn truyền tải. Sau đó, các em sẽ tham gia một trò chơi trả lời câu hỏi trắc nghiệm ( phụ lục 4) xoay quanh nội dung liên quan đến BĐKH. Cuối cùng học sinh được cung cấp một số địa chỉ trang web và tư liệu để làm cơ sở tiến hành dự án. Kết thúc buổi gặp là giáo viên yêu cầu mỗi lớp chia làm 4 nhóm hợp lý theo gợi ý có đủ các thành phần trong nhóm, sau đó phát cho lớp trưởng 4 bản kế hoạch thời gian biểu để đưa cho 4 nhóm trưởng sau khi đã chia nhóm cụ thể. Giáo viên bày tỏ mong muốn sự cố gắng của các em học sinh và hy vọng dự án sẽ giúp cho các em học hỏi được nhiều điều.

BƯỚC 4: Sau khi triển khai dự án, trong khoảng thời gian làm dự án, tôi và học sinh chỉ tranh thủ thời gian để gặp gỡ và trao đổi vào giờ ra chơi 15 phút hoặc hết tiết 5 (thậm chí là hẹn gặp vào buổi tối khi các em đi học thêm về) và đa số chỉ làm việc được với nhóm trưởng, không có thời gian và không gian để gặp toàn bộ các thành viên trong nhóm.

Do các em học sinh ở lớp 12 trường chuyên Thăng Long đã từng làm dự án nên cũng có mặt thuận lợi riêng, tuy nhiên vẫn có những vấn đề phát sinh như nhóm NCC chương trình máy tính cài đặt là win 7, nhưng để làm được chương trình pulisher thuận lợi thì cần sử dụng win 10, do đó phải liên hệ với bộ phận công nghệ thông tin của trường để xin chương trình cài đặt. Còn lớp 11 thì chưa từng làm qua dự án, nhưng các em lại rất nhiệt tình và năng động.

Song vì thời gian tiến hành không như dự tính ban đầu nên cả thầy và trò đều phải rất nỗ lực. Tôi thật sự cảm động và cảm thấy tinh thần học tập theo dự án được phát huy khi vào những ngày cuối cùng chuẩn bị báo cáo, nhóm GEG của lớp 11 Lý đã gặp để trao đổi và làm việc tới 21h đêm tại trường cùng tôi với một thái độ rất nghiêm túc và nỗ lực.

BƯỚC 5: Đến ngày 18/3/2011, tất cả các nhóm đã hoàn thành sản phẩm để báo cáo,

tuy nhiên một khó khăn khác nảy sinh ngoài ý muốn đó là ở thành phố Đà Lạt không in được sản phẩm Pulisher. Chính vì vậy, hình thức báo cáo sản phẩm này phải chuyển qua dạng báo cáo bằng file trên máy tính. Kết thúc ngày 18/3/2011, các nhóm của cả hai lớp đều sẵn sàng cho buổi báo cáo cho ngày hôm sau.

Một phần của tài liệu đề tài “VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VÀO GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO HỌC SINH THPT QUA MÔN ĐỊA LÍ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT - TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 81)