Thiết kế hồ sơ bài dạy

Một phần của tài liệu đề tài “VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VÀO GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO HỌC SINH THPT QUA MÔN ĐỊA LÍ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT - TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 57)

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.4.2. Thiết kế hồ sơ bài dạy

a) Hồ sơ bài dạy cho lớp 11

Giáo viên hướng dẫn Ths. Nguyễn Thị Kim Liên

Họ và tên sinh viên Nguyễn Thị Hoa

Quận 1

Trường Đại Học Sư Phạm

Thành phố Hồ Chí Minh

Tổng quan về bài dạy

Tiêu đề bài dạy: Một số vấn đề mang tính toàn cầu ( mục II, trang 14 – 15)

Tóm tắt bài dạy: Sau khi dạy xong phần I.DÂN SỐ, giáo viên chuyển sang phần II.MÔI TRƯỜNG, trong phần này sẽ có ba mục nhỏ. Giáo viên nhấn mạnh và giảng kĩ phần 1. Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tần ôdôn. Đây là phần có nội dung rất rõ ràng và thuận tiện cho người giáo viên đề cập đến vấn đề BĐKH. Giáo viên có thể cung cấp thêm thông tin, những nhận định hay quan điểm cá nhân mình trước vấn đề này, làm cơ sở cho học sinh tiếp cận vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Học sinh cần nắm rõ những nội dung có trong bài học đã trình bày, đồng thời cần phải chủ động tìm hiểu thêm thông tin về khí hậu địa phương mình và có hiểu biết của bản thân về địa phương mình đang sinh sống, cụ thể là thành phố Đà Lạt.

Lĩnh vực liên quan Địa lí, Hóa học, Sinh học.

Thời gian dự kiến 6 tuần

Mục tiêu cơ bản của bài dạy: Sau khi học xong phần này nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức căn bản nhất về:

+ Biến đổi khí hậu là gi?

+ Biểu hiện như thế nào?

+ Nguyên nhân dẫn đến BĐKH và thủng tầng là do đâu?

+ Hậu quả của việc Trái Đất bị nóng lên và tầng ôdôn bị thủng ?

+ Từ đó học sinh liên hệ và biết được tình hình khí hậu ở Việt Nam, ở Đà Lạt hiện nay ra sao ? Vấn đề BĐKH ảnh hưởng gì đến đời sống con người và đặc biệt là tới hoạt động du lịch của Đà Lạt ? Từ đó đặt ra mục tiêu muốn hướng đến du lịch bền vững thì cần đưa ra những giải pháp gì cho việc chống và thích nghi với vấn đề BĐKH.

Bộ câu hỏi định hướng

Câu hỏi khái quát Thế nào là một thế giới “nóng, phẳng và chật”?

Câu hỏi bài học

+ Theo em thì tạo hóa có bất biến không ?

+ Khí hậu biến đổi, lỗ thủng tầng ôdôn là một hiện tượng tiền định hay nó là hệ quả của một quá trình ?

+ Khí hậu thay đổi theo chiều hướng tiêu cực trên phạm vi toàn cầu, vậy tại Đà Lạt nơi các em đang sinh sống liệu có bị ảnh hưởng hay không? Vì sao ?

+ Giả sử em là lãnh đạo của tỉnh Lâm Đồng, trước mối đe dọa từ BĐKH lên

cuộc sống, kinh tế, và sức khỏe của người dân nơi đây, em sẽ làm gì ?

Câu hỏi nội dung

+ BĐKH là gì? Thế nào là tầng ôdôn ?

+ Biểu hiện của BĐKH ?

+ Nguyên nhân của BĐKH và thủng tầng ôdôn có gì khác nhau hay không ?

+ Hậu quả của quá trình trên gây ra cho con người, động thực vật, kinh tế xã hội như thế nào?

Kế hoạch đánh giá

Tiêu chí đánh giá Xem phần phụ lục Tóm tắt kế hoạch đánh giá:

+ Nhóm trưởng sẽ là người trực tiếp làm việc và theo dõi tình hình hoạt động của nhóm, thái độ học tập và làm việc của mỗi thành viên trong quá trình làm dự án sau đó sẽ báo cáo lại cho giáo viên.

+ Giáo viên đánh giá cả quá trình làm việc của học sinh thông qua bản báo cáo của lớp trưởng và nhật kí theo dõi riêng.

Chi tiết bài dạy Các kĩ năng cần có:

+ Kiến thức: Kiến thức về BĐKH, đặc biệt là những BĐKH ở Đà Lạt, chú ý phần thực trạng hiện tại cấp bách như thế nào và biểu hiện rõ ra sao, sau đó là phần giải pháp trước thực trạng đó.

+ Kĩ năng máy tính, công nghệ.

+ Tìm thông tin trên Interne

+ Chụp ảnh, thu thập hình ảnh và xử lý chúng.

+ Sử dụng phần mềm Powerpoints, phần mềm thiết kế web.

+ Kĩ năng xử lí tài liệu.

Các bước tiến hành:

Trước khi thực hiện dự án:

- Giáo viên kiểm tra chất lượng hệ thống phòng máy.

- Giáo viên gợi ý, hướng dẫn các nguồn tài liệu cho học sinh trên internet, báo chí, tài liệu tham khảo.

Trong khi thực hiện dự án: ( tiến hành với bài đã dạy qua):

B1: Giáo viên chỉ cần nhắc lại những ý quan trọng nhất của bài, đặc biệt là nội dung liên quan tới dự án.

B2: Giáo viên nêu lên dự án sẽ tiến hành cho học sinh nắm tình hình.

B3: Giới thiệu cho học sinh biết những bài tập tối thiểu mà các em cần phải có trong giai đoạn hoàn thành dự án.

B4: Định hướng các nhóm tiến hành làm các bài tập vừa nêu.

Thứ nhất: Bài báo cáo

Được soạn bằng chương trình Microsoft Word rồi in ra hoặc viết bằng tay trên giấy A4 để trình bày nội dung của một quá trình tìm hiểu từ lúc bắt đầu tiến hành dự án tới nay. Nội dung trình bày phải thật đầy đủ theo logic khoa học, từ khái niệm, hiện trạng, nguyên nhân tới giải pháp.Tuy nhiên cần súc tích và thể hiện được sự sáng tạo, tư duy và mang những phong cách riêng của mỗi nhóm, có nét đặc trưng riêng. Quá trình báo cáo nên tạo được sự hấp dẫn và quan tâm của đối tượng nghe.

Thứ hai: Bài tập powerpoints (đa phương tiện).

Với bài tập này, các thành viên trong nhóm sẽ cử ra một nhóm trưởng, nhóm trưởng sẽ có nhiệm vụ phân công cho các thành viên trong nhóm trên cơ sở biết khả năng tối ưu của từng thành viên để có sự phân chia phù hợp nhất, tạo điều kiện cho mỗi thành viên có điều kiện phát huy tối đa khả năng của mình. Trong dạng bài tập này, học sinh cũng phải thể hiện mọi khía cạnh của vấn đề BĐKH ở Đà Lạt, thực trạng hiện tại như thế nào, nguyên nhân từ đâu, giải pháp trước vấn đề đó bằng nhiều hình thức thực tế như phỏng vấn trực tiếp, thu thập ý kiến qua các câu hỏi, khảo sát thực tế.

Thứ ba: Bài tập Puslisher.

Sau một quá trình tìm hiểu, nghiên cứu học sinh sẽ phải thiết kế sản phẩm của mình thông qua ấn phẩm bằng các chương trình ứng dụng máy tính đó là Puslisher. Trên ấn phẩm đó là những gì học sinh tìm hiểu được trong thời gian qua về đề tài dự án được trình bày một cách trực quan, ngôn ngữ trong sáng, chắt lọc, hàm súc. Thu hút được cái nhìn bắt mắt từ người xem (Pulisher là một dạng gần giống tờ rơi nhưng bóng bẩy, màu sắc hơn về hình thức).

Thứ tư: Trang Web

Học sinh cũng phải thiết kế một trang web để đưa lên tất cả những gì đã thu nhận được trong quá trình qua một cách công khai và rộng rãi, từ đó một mặt để chia sẻ với tất cả mọi người, một mặt để nhận được những phản hồi từ phía bạn bè, thầy cô, những người quan tâm tới vấn đề này. Thông qua trang web này thì mọi thứ có thể nhanh chóng và dễ dàng hơn trong việc trao đổi thông tin cho nhau.

Thứ năm: Xây dựng dạng mô hình và thuyết trình về mô hình ấy.

Mô hình đưa ra là mô hình liên hoàn mô, xây dựng hình ảnh cuộc sống con người, thiên nhiên trái đất trước khi xảy ra BĐKH, khi BĐKH xảy ra, và một thế giới mà các em dự báo cũng như mô hình những giải pháp đưa ra cho thế giới ấy.

mô hình cây bằng nhựa có bán tại các nhà sách.

Như vậy, mỗi bài tập đòi hỏi ở các em những kĩ năng nhất định, cũng như việc hình thành những kĩ năng mới. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất ở đây là làm sao phải thu hút người xem, thu hút được đối tượng tiếp nhận. Không chỉ vậy, nội dung phản ánh và tính giáo dục trong những bài tập đó phải là những gì gần gũi, quen thuộc nhất, có tính thực tế nhất đối với con người mà nhóm thực hiện muốn nhắn nhủ, gửi gắm.

Sau khi các nhóm hoàn thành sản phẩm, cần phải cho tất cả các thành viên xem lại thêm 1 lần nữa để thống nhất quan điểm trình bày, nội dung,…trước khi in ấn.

Sau khi dự án hoàn thành

- Các nhóm tổ chức báo cáo trao đổi ý kiến, thảo luận thêm về đề tài này theo định hướng của người giáo viên.

- Giáo viên nghe và trao đổi thêm những thông tin cần thiết bổ sung cho học sinh. Sau đó nhận xét và công bố kết quả đánh giá đối với từng nhóm.

- Hoàn tất thủ tục văn phòng.

Các điều chỉnh để thực hiện việc dạy học phân hóa đối tượng( cá thể hóa)

- Học sinh khá: Tham gia công việc như ý tưởng cho bài, đề xuất ý kiến, kết luận.

- Học sinh giỏi /có năng khiếu: Đóng vai trò là trưởng nhóm, lắng nghe và kết luận cho

những ý kiến đưa ra trong nhóm. Là người có vai trò và chịu trách nhiệm lớn trong việc trình bày các bài tập, biên tập nội dung bài báo cáo, quản lý trang web của nhóm ( thường xuyên kiểm tra, vào trang web thu nhận ý kiến phản hồi và phúc đáp).

Thiết bị và nguồn tài liệu tham khảo Thiết bị:

- Công nghệ phần mềm:

+ Xử lý hình ảnh. + Xây dựng trang Web.

+ Đa phương tiện. + Khác

Nguồn tài liệu tham khảo:

Hội thảo nâng cao nhận thức và năng lực ứng phó với những thách thức của BĐKH.

BĐKH thảm kịch vô tiền khoáng hậu trong lịch sử nhân loại. Tài liệu trên Internet với 1 số trang web như:

+ http://www.tin247.com

+ http://vietbao.vn/ + http://www.vietnamnet.vn/

+ http://www.monre.gov.vn/ + http://www.dalat.gov.vn/web

Các chuẩn bị khác Khách mời , tư vấn về đề tài dự án.

Văn phòng phẩm Phấn, khăn lau, viết mực,giấy…

b) Hồ sơ bài dạy cho lớp 12

Giáo viên hướng dẫn Ths. Nguyễn Thị Kim Liên

Họ và tên sinh viên Nguyễn Thị Hoa

Quận 1

Trường Đại Học Sư Phạm

Thành phố Hồ Chí Minh

Tổng quan về bài dạy

Tóm tắt bài dạy:Giáo viên sẽ dạy bài vấn đề phát triển du lịch, sau khi đi xong phần

tài nguyên du lịch, nhấn mạnh cho học sinh nắm khí hậu cũng là một tài nguyên, sau đó chuyển sang phần 2 là tình hình phát triển du lịch và sự phân hóa theo lãnh thổ. Trong phần này giáo viên sẽ nhấn mạnh vấn đề sự phân hóa theo lãnh thổ (vì có Đà Lạt) và giảng kĩ đi sâu phần học này. Nêu lên thế mạnh hiện nay và trước đây của thành phố Đà Lạt. Học sinh cần nắm rõ những nội dung có trong bài học đã trình bày, đồng thời cần phải chủ động tìm hiểu thêm thông tin về khí hậu địa phương mình và có hiểu biết của bản thân về thành phố Đà Lạt.

Lĩnh vực liên quan Địa lí, Hóa học, Sinh học.

Cấp/lớp 3/12

Thời gian dự kiến 6 tuần

Mục tiêu cơ bản của bài dạy: Sau khi học xong bài này nhằm củng cố kiến thức đã

học cho học sinh:

+ Hiểu được tài nguyên du lịch bao gồm những gì.

+ Biết được tình hình phát triển du lịch hiện nay và quá trình phân hóa theo lãnh thổ của nó.

+ Học sinh nắm được phát triển du lịch bền vững là như thế nào?

+ Từ đó học sinh cần biết và hiểu được tình hình du lịch ở Đà Lạt hiện nay ra sao ? vấn đề BĐKH ảnh hưởng gì đến du lịch của vùng? Muốn hướng đến du lịch bền vững thì cần đưa ra những giải pháp gì cho việc chống và thích nghi với vấn đề BĐKH.

Câu hỏi khái quát

- “Tình yêu và lòng biết ơn Trái Đất” – có những chủ đề như thế được đặt ra trong các buổi tọa đàm lớn, tôi- bạn -tất cả

chúng ta đã hiểu gì về ý nghĩa của chúng?

Câu hỏi bài học

+ Trái Đất nóng lên vì nhiệt ? vì lửa? hay vì lý do gì?

+ Khí hậu biến đổi có phải luôn luôn là một khó khăn?

+ Trái đất nóng lên, Đà Lạt chúng ta có nóng lên không khi vị trí khá cao so với mực nước biển và mang đặc điểm đai cao?

+ Thực tế chúng ta đã làm được gì và cần làm gì trong thời gian tới đối với khí hậu Đà Lạt?

Câu hỏi nội dung

+ BĐKH là gì?

+ Biểu hiện của BĐKH?

+ Hậu quả nó gây ra cho con người, động thực vật,kinh tế xã hội như thế nào?

Kế hoạch đánh giá

Tóm tắt kế hoạch đánh giá:

+ Nhóm trưởng sẽ là người trực tiếp làm việc và theo dõi tình hình hoạt động của nhóm, thái độ học tập và làm việc của mỗi thành viên trong quá trình làm dự án sau đó sẽ báo cáo lại cho giáo viên.

+ Giáo viên đánh giá cả quá trình làm việc của học sinh thông qua bản báo cáo của lớp trưởng và nhật kí theo dõi riêng.

Chi tiết bài dạy Các kĩ năng cần có:

+ Kiến thức: Kiến thức về BĐKH, đặc biệt là những BĐKH ở Đà Lạt, chú ý phần thực trạng hiện tại cấp bách như thế nào và biểu hiện rõ ra sao, sau đó là phần giải pháp trước thực trạng đó.

+ Kĩ năng máy tính, công nghệ.

+ Tìm thông tin trên Internet

+ Chụp ảnh, thu thập hình ảnh và xử lý chúng.

+ Sử dụng phần mềm Powerpoints, phần mềm thiết kế web.

+ Kĩ năng xử lí tài liệu.

Các bước tiến hành:

Trước khi thực hiện dự án:

- Giáo viên kiểm tra chất lượng hệ thống phòng máy.

- Giáo viên gợi ý, hướng dẫn các nguồn tài liệu cho học sinh trên internet, báo chí, tài liệu tham khảo.

B1: Giáo viên chỉ cần nhắc lại những ý quan trọng nhất của bài, đặc biệt là nội dung liên quan tới dự án.

B2: Giáo viên nêu lên dự án sẽ tiến hành cho học sinh nắm tình hình.

B3: Giới thiệu cho học sinh biết những bài tập tối thiểu mà các em cần phải có trong giai đoạn hoàn thành dự án.

B4: Định hướng các nhóm tiến hành làm các bài tập vừa nêu.

Thứ nhất: Bài báo cáo

Được soạn bằng chương trình Microsoft Word rồi in ra hoặc viết bằng tay trên giấy A4 để trình bày nội dung của một quá trình tìm hiểu từ lúc bắt đầu tiến hành dự án tới nay. Nội dung trình bày phải thật đầy đủ theo logic khoa học, từ khái niệm, hiện trạng, nguyên nhân tới giải pháp.Tuy nhiên cần súc tích và thể hiện được sự sáng tạo, tư duy và mang những phong cách riêng của mỗi nhóm, có nét đặc trưng riêng. Quá trình báo cáo nên tạo được sự hấp dẫn và quan tâm của đối tượng nghe.

Thứ hai: Bài tập powerpoints (đa phương tiện).

Với bài tập này, các thành viên trong nhóm sẽ cử ra một nhóm trưởng, nhóm trưởng sẽ có nhiệm vụ phân công cho các thành viên trong nhóm trên cơ sở biết khả năng tối ưu của từng thành viên để có sự phân chia phù hợp nhất, tạo điều kiện cho mỗi thành viên có điều kiện phát huy tối đa khả năng của mình. Trong dạng bài tập này, học sinh cũng phải thể hiện mọi khía cạnh của vấn đề BĐKH ở Đà Lạt, thực trạng hiện tại như thế nào, nguyên nhân từ đâu, giải pháp trước vấn đề đó bằng nhiều hình thức thực tế như phỏng vấn trực tiếp, thu thập ý kiến qua các câu hỏi, khảo sát thực tế.

Thứ ba: Bài tập Puslisher.

Sau một quá trình tìm hiểu, nghiên cứu học sinh sẽ phải thiết kế sản phẩm của mình thông qua ấn phẩm bằng các chương trình ứng dụng máy tính đó là Puslisher. Trên ấn phẩm đó là những gì học sinh tìm hiểu được trong thời gian qua về đề tài dự án được trình bày một cách trực quan, ngôn ngữ trong sáng, chắt lọc, hàm súc. Thu hút được cái

nhìn bắt mắt từ người xem (Pulisher là một dạng gần giống tờ rơi nhưng bóng bẩy, màu sắc hơn về hình thức).

Một phần của tài liệu đề tài “VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VÀO GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO HỌC SINH THPT QUA MÔN ĐỊA LÍ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT - TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)