5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. nghĩa của PBL đối với giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh
phố Đà Lạt
2.3.1. Ý nghĩa của PBL đối với giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh THPT tại thành phố Đà Lạt thành phố Đà Lạt
PBL là cách học dựa trên sự “tự do” phát triển năng lực và sở trường mỗi cá nhân trong một tập thể nhóm để cùng nhau giải quyết một vấn đề. Chính vì vậy, sử dụng phương pháp dạy học trên dự án vào giáo dục BĐKH cho học sinh THPT tại thành phố Đà Lạt sẽ tạo điều kiện cho các em phát huy hết năng lực bản thân đồng thời học hỏi và chia sẻ cùng bạn bè trong nhóm. Điều này không chỉ giúp các em tự tin với chính mình mà những khả năng giao tiếp, trình bày vấn đề trước đám đông, cách làm việc nhóm cũng sẽ được cải thiện hơn rất nhiều, nhất là khi đề tài chúng ta đang bàn tới là một vấn đề mang tính cộng đồng rất cao. GDBĐKH không thể được thực hiện bởi một người, một nhóm người, với BĐKH cần sự chung tay, góp sức và cùng hành động của tất cả mọi người.
PBL có sự kết hợp khéo léo của nhiều phương pháp học, đó là: thực địa, làm việc nhóm, tiến hành làm thí nghiệm, đóng vai, đặt và giải quyết vấn đề,…những phương pháp này có thể được sử dụng trong quá trình học ở lớp hoặc những tiết học ngoại khóa. Các phương pháp GDBĐKH đều có thể sử dụng trong dạy học dựa trên dự án. Với cách học dựa trên dự án, tính diễn giảng trong cách học truyền thống sẽ giảm bớt rõ rệt, học sinh có hứng thú trong học tập nhiều hơn và người giáo viên lúc này không còn là “đọc” cho học sinh “chép” về BĐKH nữa mà học sinh sẽ tự chiếm lĩnh tri thức bằng những sản phẩm các em làm ra sau một quá trình tự tìm tòi và chia sẻ với nhau. Với PBL, học sinh không chỉ hình thành kĩ năng tự chiếm lĩnh tri thức mà còn hình thành ở học sinh thái độ, hành vi và hành động thiết thực trong cuộc sống đối với vấn đề BĐKH hiện nay tại nơi các em sinh sống - thành phố Đà Lạt -