Điều kiện khách quan và tinh thầ n thái độ làm việc

Một phần của tài liệu đề tài “VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VÀO GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO HỌC SINH THPT QUA MÔN ĐỊA LÍ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT - TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 91)

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.3. Điều kiện khách quan và tinh thầ n thái độ làm việc

Như đã nói ở trên thì giữa 2 khối lớp có những mặt tích cực và hạn chế nhất định. Tuy nhiên điều kiện khách quan đã tác động không nhỏ đến tinh thần – thái độ và cách làm của các em học sinh.

Khối lớp 12 Khối lớp 11

Khối lớp 12 vì phần lớn các em dành thời gian ban ngày cho việc học văn hóa và học thêm trên trường, tối đến lại đi học thêm ở các cơ sở, vì vậy đối với dự án các em có quan tâm nhưng chưa thể “toàn tâm toàn ý” đối với nó. Cụ thể:

+ Các em chỉ có thể gặp gỡ nhóm trong 1 lần để thống nhất tên nhóm và phân chia công việc, sau đó tất cả các em liên lạc với nhau qua email và điện thoại cho tới khi hoàn thành sản phẩm cuối cùng.

+ Mặt khác, đây là môi trường học tập của trường chuyên nên khối lượng công việc các em học sinh phải hoạt động là rất lớn, cả trong học tập và các hoạt động phong trào. Chính vì lí do này mà mỗi lần giáo viên muốn tập hợp, gặp mặt trao đổi với các em rất khó khăn dù là tranh thủ giờ ra chơi. Có lẽ đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng các em có tiến hành dự án nhưng tinh thần và thái độ làm việc chưa được tích cực và nhiệt tình.

Riêng với khối lớp 11 thì ngay từ ban đầu đã nói, đó là điều kiện khách quan cho các em thuận lợi hơn rất nhiều. Chính vì vậy, các em rất nhiệt tình và năng nổ. Cụ thể:

+ Các nhóm có sự tương tác và liên lạc thường xuyên với giáo viên triển khai dự án. Các em có đặt vấn đề cần làm rõ và nhiệt tình giải quyết những khó khăn đó theo tinh thần làm việc của nhóm.

+ Các nhóm gặp mặt nhau để thảo luận vấn đề và đưa ra định hướng không dưới 3 lần cho dự án xây dựng trong khoảng 6 tuần.

+ Tinh thần và thái độ làm việc rất nghiêm túc, khẩn trương và nhanh nhẹn, thấy rõ vai trò của từng cá nhân trong nhóm và tính hiệu quả của quá trình nhóm hoạt động tập thể.

+ Mặt khác, giữa các nhóm còn có sự hỗ trợ và học hỏi lẫn nhau trong quá trình tìm hiểu nội dung đề tài dự án và hoàn thành sản phẩm cuối cùng.

Một phần của tài liệu đề tài “VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VÀO GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO HỌC SINH THPT QUA MÔN ĐỊA LÍ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT - TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)