Cách sử dụng PBL vào giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh THPT

Một phần của tài liệu đề tài “VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VÀO GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO HỌC SINH THPT QUA MÔN ĐỊA LÍ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT - TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 47)

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.3.Cách sử dụng PBL vào giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh THPT

dạy học Địa lí ở thành phố Đà Lạt

Để có thể sử dụng PBL vào GDBĐKH qua môn Địa Lí thì người giáo viên phải nắm hết toàn bộ chương trình học tập Địa Lí của khối lớp định tiến hành học tập theo dự án. Người giáo viên phải nắm được những bài nào, trong mục nào có thể GDBĐKH cho học sinh. Nếu phần đó có thể dễ dàng nói cho học sinh hiểu ngay thì giáo viên nên lồng ghép trong bài học, giải thích và làm rõ luôn cho học sinh tiếp thu ngay tại lớp trong tiết học. Còn ngược lại, nếu nội dung giáo dục về BĐKH khá phức tạp và trừu tượng thì người giáo viên nên sử dụng phương pháp học tập dựa trên dự án để GDBĐKH cho học sinh của mình.

a) Để xây dựng được một dự án có chứa nội dung GDBĐKH cho học sinh THPT qua môn Địa lí thì:

+ Giáo viên phải tham khảo sách giáo khoa một cách cặn kẽ và liệt kê ra những mục nào trong bài học nào có thể vận dụng để đưa vào nội dung GDBĐKH.

+ Giáo viên nên xác định những nội dung bài học nào có thể vận dụng GDBĐKH một cách đơn giản (có nghĩa là lồng ghép trực tiếp vào bài học ngay trong tiết học ở lớp) và những nội dung nào của chương trình học cần có sự vận dụng khéo léo để có thể GDBĐKH cho học sinh. Đồng thời giáo viên cũng cần xác định những nội dung nào

trong BĐKH có thể nói ngay, giải thích ngay cho học sinh, và những nội dung nào cần có nhiều thời gian để học sinh hiểu được chu đáo và tường tận hơn.

+ Sau khi giáo viên đã xác định được những đơn vị bài học áp dụng làm dự án thì giáo viên nên bắt đầu lên kế hoạch xây dựng cho dự án. Dự án đó tiến hành vào thời điểm nào trong năm học, có thích hợp hay chưa để có thể xây dựng được dự án một cách cụ thể và khoa học. Giáo viên nên lên kế hoạch chi tiết và đầy đủ nhất có thể để quá trình tiến hành dự án đúng thời gian và thành công hơn.

+ Nếu ở một trường học có đầy đủ máy móc và thiết bị vật chất cũng như học sinh là đối tượng có sự thành thạo trong máy tính như ở các trường chuyên đầu tỉnh thành thì trong một năm học, người giáo viên có thể tiến hành làm 2 dự án về GDBĐKH. Người giáo viên nếu là lần đầu làm dự án thì rất cần sự chuẩn bị chu đáo và sẵn sằng, giáo viên có thể lên lớp 2 tiết để làm quen, giới thiệu dự án, tiến hành chia nhóm và nói những bài tập các em cần hoàn thành. Nếu khi cả thầy và trò đều đã quen với cách học tập dựa trên dự án thì giáo viên chỉ cần lên lớp 1 tiết nói về dự án và chia nhóm rồi sau đó các em tự hoàn thiện bài tập với nhau thông qua các buổi làm việc nhóm tại lớp, phòng máy của nhà trường. Quá trình làm việc này giúp cho học sinh hoàn thiện dần cả về kĩ năng lẫn kiến thức. Về kĩ năng, các em nâng cao khả năng sử dụng và phát huy hiệu quả tính năng của máy tính, tinh thần làm việc tập thể được củng cố, tình cảm bạn bè đoàn kết và gắn bó hơn. Về kiến thức, học sinh được tự do khám phá kiến thức nên có những mảng kiến thức các em hoàn toàn tự tìm tòi, thậm chí đó là những kiến thức mà giáo viên chưa khi nào đề cập tới, điều này tạo thêm sự cuốn hút giúp các em làm tốt phần công việc của mình. Một khi nền tảng kiến thức về BĐKH được các em tiếp thu thì tin chắc rằng kiến thức đó sẽ được mở rộng ra ở gia đình, ngoài trường học và các môi trường, tầng lớp khác trong xã hội. Nó sẽ vừa là những kỉ niệm đẹp của các em dưới mái trường cùng bạn bè hoàn thành những công việc được giao dựa trên tính phát huy năng lực cá nhân, đồng thời đó cũng sẽ là những kiến thức quan trọng cùng các em vào đời tác động đến ý thức trong từng công việc, hành động của mỗi em.

b) Các hình thức xây dựng dự án cho những bài học có chứa nội dung GDBĐKH là:

- Cách 1: Giáo viên xây dựng dự án lồng ghép vào bài học có chứa nội dung về BĐKH. Với cách này, thiết nghĩ giáo viên chỉ nên bám sát vào nội dung bài học, trên nền kiến thức học sinh được tiếp cận. Giữa bài học và nội dung GDBĐKH phải có mối quan hệ rõ ràng, dễ nhận thấy không nên đi quá xa vời với những gì học sinh được biết đến. Theo suy nghĩ cá nhân, đây là phương pháp vừa đảm bảo tính hệ thống bài học theo chương trình của bộ giáo dục, vừa vận dụng một cách linh hoạt phương pháp dạy học theo dự án cho vấn đề GDBĐKH. Với cách học này, tính liên hệ thực tiễn được thể hiện rất rõ ràng và có hiệu quả. Trước khi đưa ra dự án, giáo viên nên xem xét phần bài học đó có chứa nội dung gì về BĐKH (khái niệm, nguyên nhân, hiện trạng hay giải pháp), phần đó có tính thực tế tại địa phương đang sinh sống hay không. Như vậy dự án tiến hành sẽ có ý nghĩa và mang tính thiết thực hơn.

Ví dụ 1: Khi giáo viên dạy chương trình lớp 10, bài 9: “Tác động của ngoại lực tới địa hình bề mặt Trái Đất”. Giáo viên có thể chọn chủ đề: “Bề mặt trái đất dưới tác dụng của nội lực và biến đổi khí hậu” với bộ câu hỏi định hướng như sau:

CHKQ

Tác động bên trong hay bên ngoài làm trái đất nóng lên ?

CHBH

Hãy nêu những hoạt động của con người tác động lên bề mặt trái đất ?

Máy bay hoạt động trên bầu trời có ảnh hưởng gì đến bầu khí quyển không ?

Bầu khí quyển của trái đất thay đổi theo chiều hướng tiêu cực dẫn đến hậu quả gì với khí hậu ?

Khí hậu thay đổi tác động như thế nào đến bề mặt trái đất ?

CHND

Kể tên một vài tác động của ngoại lực lên bề mặt trái đất ?

Dạng địa hình xuất hiện sau quá trình phong hóa hóa học? lí học và sinh học ?

Ví dụ 2: Khi giáo viên dạy chương trình lớp 11 bài 2: “ Xu hướng toàn cầu hóa, công

nghiệp hóa kinh tế”. Giáo viên có thể chọn chủ đề: “Toàn cầu hóa thế giới,cơ hội và những nút thắt” với bộ câu hỏi định hướng như sau:

CHKQ

Em nghĩ gì về mối tương quan giữa con người và tự nhiên trong quá trình toàn cầu hóa, công nghiệp hóa ?

CHBH

Quá trình hợp tác đa phương mang lại lợi ích gì cho các bên ?

Công nghiệp hóa tác động thế nào đến con người và nhân loại ?

Khi con người đẩy mạnh hoạt động kinh tế thì dẫn đến hệ quả nào cho trái đất chúng ta ?

Hãy nêu quan điểm riêng của cá nhân em về mối tương tác giữa con người – toàn cầu hóa và môi trường sống ?

CHND (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Toàn cầu hóa là gì ? khu vực hóa là gì ?

Biểu hiện như thế nào ?

Hệ quả của quá trình ấy ?

Trên thế giới hiện nay có những tổ chức liên kết khu vực nào ?

Ví dụ 3: Khi giáo viên dạy chương trình lớp 12, bài 44: Tìm hiểu địa lí địa phương. Giáo viên có thể chọn chủ đề: “Đà Lạt, tiềm năng du lịch và những nguy cơ” với bộ câu hỏi định hướng như sau:

CHKQ:

Bằng cách nào bạn duy trì được sự phát triển kinh tế của một vùng, một quốc gia hay khu vực ?

CHBH:

Tìm hiểu địa lí địa phương là tìm hiểu những vấn đề gì ?

Hiện nay nền kinh tế địa phương em phát triển như thế nào ?

Khi có được những kiến thức ấy, em sẽ có hành động như thế nào với thực trạng địa phương mình ?

CHND:

Theo em thì địa phương mình có thế mạnh gì lớn nhất để phát triển kinh tế ?

Khí hậu có là một tài nguyên của Đà Lạt hay không ?

Dựa vào vốn hiểu biết cá nhân, em có nhận định gì về khí hậu Đà Lạt của những năm qua so với những năm 1990 ?

Theo em nghĩ nguyên nhân của những hiện trạng trên là gì ?

Biện pháp đạt hiệu quả cao nhất đối với vấn đề GDBĐKH ở Đà Lạt theo em sẽ là gì ?

Đây là một cách để xây dựng bài học dự án trong quá trình dạy và học, tuy nhiên dự án được tiến hành để chứng minh cho đề tài lại được xây dựng dựa trên cách 2.

- Cách 2: Giáo viên xây dựng dự án một cách độc lập với đơn vị bài học trong chương

trình giảng dạy. Đối với những dự án như vậy, đòi hỏi ở người giáo viên rất nhiều cả về kiến thức chuyên môn lẫn kĩ năng, thao tác làm việc. Khi đã độc lập với đơn vị bài học, giáo viên phải có cái nhìn thâu suốt kiến thức, sau đó trình bày và lý giải cho học sinh hiểu được những vấn đề, những thắc mắc của các em mà trong giờ học cả giáo viên và học sinh đều không có nhiều thời gian để làm rõ. Dự án đưa ra ở dạng này khó hơn nhiều so với dạng 1 vì vấn đề nói tới vừa có chiều rộng vừa có chiều sâu. Kiến

thức không nằm ở bất kì riêng một bài nào mà nó lồng ghép nhiều đơn vị bài học để có được khung nội dung cho dự án. Thời gian tiến hành dự án hoàn toàn chủ động ở người giáo viên, nếu không phải trong tình huống bất đắc dĩ thì vấn đề thời gian không nên tạo áp lực cho học sinh. Mặc dù dự án không xây dựng dựa trên đơn vị bài học nhưng chúng ta vẫn phải đảm bảo hệ thống kiến thức cho học sinh có liên quan đến các bài học để các em có cơ sở rõ ràng giải quyết các vấn đề tốt hơn trong quá trình làm dự án và hoàn thành sản phẩm.

Ví dụ 1:Khi giáo viên dạy chương trình lớp 10, gần kết thúc đơn vị bài học có thể cho học sinh làm một dự án với tên đề tài: ” Môi trường bền vững khi thức của con người nâng cao” với bộ câu hỏi định hướng:

CHKQ

Môn Địa lí giúp em hiểu gì về Địa lí ?

CHBH

Theo suy nghĩ của em thì các yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng lẫn nhau không ?

Giữa yếu tố tự nhiên và các yếu tố xã hội chúng có mối quan hệ như thế nào ?

Môi trường bền vững có được khi nào ?

Con người có tham gia làm cho các hiện tượng tự nhiên dễ xảy ra hơn với cường độ mạnh hơn không ?

CHND (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những hiện tượng tự nhiên nào em đã quan sát được trong thực tế tại nơi em ở ? Hiện tượng đó có lợi hay có hại cho sinh vật trên trái đất ?

Em sẽ làm gì để những thiên tai giảm bớt và cuộc sống tốt đẹp hơn mỗi ngày ?

Nếu biết trước sẽ có một ngày con người không còn chỗ ở và bệnh tật phát sinh, hôm nay em sẽ làm gì ?

Ví dụ 2: Khi giáo viên dạy chương trình lớp 11, gần kết thúc đơn vị bài học có thể cho học sinh làm một dự án với tên đề tài:” Khí hậu và ảnh hưởng của nó tới kinh tế - xã hội” với bộ câu hỏi định hướng:

CHKQ

Mô tả nền kinh tế -xã hội của thế giới ở tương lai theo nhận định của em ?

CHBH

Muốn cho nền kinh tế - xã hội phát triển cần những điều kiện nào ?

Hãy nêu tất cả những yếu tố tác động trực tiếp và gián tiếp tới nền kinh tế - xã hội của thế giới ?

Trong những điều kiện em đưa ra, theo em khí hậu có là một ảnh hưởng quan trọng hay không ?

CHND

Nêu khí hậu là gì ? Thế nào là nền kinh tế - xã hội ?

Đặc điểm khí hậu ngày nay ?

Hãy nêu những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của khí hậu tới các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp, xây dựng cũng như ngành dịch vụ ?

Em hãy đánh giá những tác động cơ bản của khí hậu đối với sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội ?

Ví dụ 3: Khi giáo viên dạy chương trình lớp 12, gần kết thúc đơn vị bài học có thể cho học sinh làm một dự án với tên đề tài: ”Thế giới hiện nay và vấn đề cấp bách nhất về khí hậu” với bộ câu hỏi định hướng:

CHKQ

Làm thế nào để có được giá trị đích thực của cuộc sống ?

“Tư duy toàn cầu, hành động địa phương” câu nói này được thể hiện trong những lĩnh vực nào ?

Vấn đề toàn cầu hiện nay đã diễn ra với rất nhiều cuộc họp nhằm đạt được một thỏa thuận thống nhất giữa các nước phát triển và đang phát triển là gì ?

Nếu cho em được quyền lựa chọn trong các phương án sau để kêu gọi ý thức mỗi con người trong việc bảo vệ môi trường sống, em sẽ lựa chọn phương án nào: diễn thuyết, chứng minh và hành động ?

CHND

Em hiểu thế nào là biến đổi khí hậu?

Thực trạng vấn đề này tại nơi em đang sinh sống ?

Địa phương em đã có hành động cụ thể cho môi trường sống và kêu gọi ý thức cộng đồng hay chưa ?

Trên đây là hai cách mà giáo viên có thể sử dụng để vận dụng PBL vào quá trình dạy và học về vấn đề BĐKH. Tùy vào mỗi điều kiện, đối tượng học sinh, phương tiện kĩ thuật, thời gian tiến hành,…cụ thể mà giáo viên lựa chọn phương cách nào cho phù hợp. Có thể vẫn còn và sẽ có những cách GDBĐKH hiệu quả hơn nhưng cho tới thời điểm này tôi vẫn tin rằng học tập theo dự án là một phương pháp hữu hiệu, chính vì vậy tôi hy vọng rằng nó sẽ được triển khai và nhân rộng trong thời gian tới.

Do thực trạng hiện nay là dạy học theo dự án chỉ mới bước đầu được đưa vào thử nghiệm trong quá trình giảng dạy nên vẫn còn rất nhiều khó khăn và thử thách, chính vì điều đó nên mỗi giáo viên chúng ta tùy vào tình hình thực tế mà có sự vận dụng cho phù hợp và hiệu quả. Tôi tin rằng nếu mỗi giáo viên có sự tinh ý trong việc nhận ra khả năng của mỗi học sinh, cũng như biết cách thu hút học sinh bằng những câu hỏi thú vị thì việc vận dụng phương pháp học tập theo dự án sẽ đón nhận được sự hợp tác tích cực của học sinh. Từ đó đưa đến một hệ quả tất yếu là học sinh sẽ có cơ hội phát huy những sở trường của bản thân, nhận ra sở trường của bạn, và học hỏi được nhiều thứ, hình thành những kĩ năng cần thiết trong quá trình làm. Tuy nhiên, vai trò của người

giáo viên rất quan trọng trong việc định hướng, đưa ra những câu hỏi mang tính vừa sức và hỗ trợ tích cực cho học sinh trong quá trình các em học tập bằng phương pháp mới. Người giáo viên luôn phải bám sát để kịp thời nhận ra những thiếu sót và điều chỉnh cho các em đi đúng hướng đồng thời động viên, khuyến khích và đánh giá năng lực của từng học sinh, thông qua đó cho các em biết những mặt tích cực cũng như hạn chế của mình để các em có sự phát huy và rèn luyện trong quá trình học tập sau này.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu đề tài “VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VÀO GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO HỌC SINH THPT QUA MÔN ĐỊA LÍ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT - TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 47)