Cách học dựa trên dự á n project based learning (PBL)

Một phần của tài liệu đề tài “VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VÀO GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO HỌC SINH THPT QUA MÔN ĐỊA LÍ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT - TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 26)

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.4. Cách học dựa trên dự á n project based learning (PBL)

1.4.1. Khái niệm

Có nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về dạy học theo dự án. DHDA được nhiều tác giả coi là một hình thức dạy học vì khi thực hiện một dự án, có nhiều phương pháp cụ thể được sử dụng. Tuy nhiên khi không phân biệt rạch ròi giữa hình thức và phương pháp dạy học, người ta có thể gọi nó là phương pháp dự án, nhưng trong trường hợp này cần hiểu đó là phương pháp dạy học theo nghĩa rộng, một phương pháp dạy học phức hợp.

Có thể hiểu dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế họach, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của DHDA.

Định nghĩa này được tôi chính thức sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình. PBL là cụm từ viết tắt của”project – based learning”, nó có thể được ví như phần nhân bên trong của chương trình Intel teach Future, là cơ sở cho Intel teach Element ra đời. Nội dung cơ bản của chương trình là giáo viên phổ thông trên cơ sở chương trình nội dung giảng dạy của lớp hoặc cấp mình phụ trách, liên hệ với những vấn đề thực

tiễn có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới nội dung giảng dạy, nêu thành đề tài để yêu cầu học sinh giải quyết đề tài ấy bằng hình thức hoạt động nhóm. Giáo viên hỗ trợ cho học sinh bằng cách hướng học sinh đến với chuẩn kiến thức và đảm bảo tính giáo dục, giáo viên xây dựng bộ câu hỏi định hướng bao gồm: Câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học và câu hỏi nội dung. Để học sinh chiếm lĩnh tri thức, tự giải quyết vấn đề và nâng cao khả năng giải quyết tình huống, giáo viên cần đưa ra những dự án. Những dự án đó phải có tính thực tế cao, gắn liền với nội dung bài học và địa phương nơi các em đang sinh sống. Học sinh giải quyết dự án bằng cách đóng vai thành một nhà nghiên cứu, một người nông dân bản địa, một du khách hoặc một nhà đầu tư,...

Để hoàn thành dự án tốt, học sinh phải tham khảo nhiều tài liệu trên báo chí, sách vở, đặc biệt là nguồn tài liệu vộ cùng phong phú trên hệ thống Internet. Từ đó, giải quyết dự án bằng cách hoàn thành các sản phẩm như thiết kế một bài trình diễn đa phương tiện bằng MS.Powerpoint, thiết kế ấn phẩm MS.Publisher để truyền tải thông tin, thiết kế một trang wikis hay blog để tất cả mọi người đều có thể bổ sung và cập nhật thông tin mọi lúc , mọi nơi, hay sản phẩm là một bài báo cáo, một vở kịch,...

1.4.2. Nguồn gốc

Dạy học theo dự án nó không còn là ý tưởng nữa mà đã đưa vào việc làm cụ thể, song về lý thuyết thì đây là một phương pháp học tập vô cùng đặc biệt. Nó không phải là dạng bổ sung, hỗ trợ cho phần học ở lớp, mà là một phần không thể tách rời trong quá trình học tập của học sinh. Vì mỗi nhóm học sinh có thể nhận được nhiều phương pháp tiếp cận vấn đề khác nhau, đa dạng hóa trình độ, năng lực từ sự định hướng của người giáo viên. Chính vì vậy mà PBL mang lại hiệu quả và lợi ích cho tất cả các đối tượng học sinh.

Với nguồn gốc từ xu hướng tạo dựng, BPL được xây dựng trên cơ sở các công trình nghiên cứu của rất nhiều nhà tâm lý học, giáo dục học như: Lev Vygotsky, Jerome Bruner, Jean Piaget và John Dewey. Học theo cách lấy học sinh làm trung tâm, học

sinh tích cực hoạt động trong việc giải quyết vấn đề, thể hiện sự tư duy, phê phán trong quá trình làm dự án, đồng thời tìm ra những kiến thức phong phú, có ý nghĩa.

Học trên dự án khác với cách học thông thường truyền thống. Đó không còn là những bài giảng ngắn gọn tóm lược kiến thức sách giáo khoa nữa mà là những hoạt động học tập được thiết kế một cách cẩn thận, mang tính liên môn, lấy học sinh làm trung tâm và hòa nhập với những vấn đề thực tiễn của thế giới thực tại.

Mục tiêu của dự án là học sinh sẽ tiếp cận và học được nhiều hơn về một chủ đề được đưa ra chứ không phải là làm sao giải quyết những câu hỏi của giáo viên. Trong lớp học có sử dụng cách học dựa trên dự án, học sinh sẽ cộng tác với các bạn trong nhóm để cùng tháo gỡ và giải quyết vấn đề. Cuối cùng sẽ là một buổi thuyết trình bằng sự hỗ trợ của máy móc, một vở kịch được dàn dựng công phu, một bản báo cáo ngắn, hay một trang web đưa ra,…

PBL có rất nhiều đặc Cách học dựa trên dự án yều cầu học sinh phải đặt ra những câu hỏi, tìm kiếm mối liên hệ và đưa ra giải pháp. BPL là một cấu trúc học tập có thể thay đổi môi trường học tập từ “ giáo viên nói” thành “ học sinh hành động”.

1.4.3. Những đặc điểm nổi bật của PBL

điểm, sau đây là những điểm nổi bật nhất của PBL thiết nghĩ rằng nó vô cùng quan trọng và là những điểm chủ yếu tạo nên một chương trình học nhiều lợi ích:

a. Tính liên quan: PBL tạo ra kinh nghiệm học tập thu hút học sinh vào dự án phức tạp

trong thế giới thực, học sinh dựa vào đó phát huy những khả năng, kiến thức của bản thân. Ý nghĩa lớn nhất đó là khi làm dự án học sinh học hỏi từ thế giới thực và tìm thấy sự hứng thú từ đó trong việc học.

b. Tính thách thức: PBL khuyến khích học sinh giải quyết vấn đề mang tính hiện thực.

Các em đánh giá, khám phá, giải thích, tập hợp thông tin một cách có ý nghĩa.Tất cả những hoạt động này đòi hỏi học sinh phải tập trung cao độ với sự tư duy sâu sắc, nhạy bén.

c. Gây hứng thú: Đây là đặc điểm khá hấp dẫn của PBL đó là thúc đẩy mong muốn

học tập của học sinh, tăng cường năng lực hoàn thành công việc và mong muốn được đánh giá của học sinh. Khi mà công việc cùng sự tiến hành hợp tác với bạn cùng lớp được tăng lên thì giá trị của việc học đối với các em cũng tăng lên theo một tỉ lệ thuận. Khi học sinh thực sự nghiêm túc tiến hành dự án thì kiến thức mà các em thu nhận về luôn có sự sâu sắc và liên hệ thực tiễn cao.

d. Tính liên ngành: Khi thực hiện dự án, học sinh cần sử dụng thông tin, kiến thức từ

những lĩnh vực khác nhau để có thể giải quyết vấn đề một cách khoa học và logic. Trong hầu hết các dự án, học sinh sẽ phải làm những bài tập có liên quan tới nhiều mảng kiến thức khác nhau.

e. Tính xác thực: Học sinh sẽ phải tiếp cận với cách học của người nghiên cứu, có

nghĩa là học và trình bày kiến thức trước mọi người.

f. Khả năng cộng tác: Trong quá trình hoàn thành sản phẩm, cách học PBL thúc đẩy

quá trình cộng tác giữa các em học sinh, điều này mang lại hiệu quả to lớn trong việc trao đổi, bổ sung và mở rộng kiến thức cho các em học sinh.

g. Sự vui nhộn: Mỗi sản phẩm cần hoàn thành có một đặc trưng riêng, ví dụ diễn kịch

thì cần phải đóng vai rất thật, trình bày bằng đa phương tiện thì cần có những hình ảnh, đoạn phim tự tạo của học sinh,…điều này tăng tính vui nhộn và háo hức cho học sinh, từ đó dẫn đến hệ quả là các em muốn tới trường lớp để học tập.

h.Tính sáng tạo và khả năng làm việc nhóm: Trong quá trình học tập theo dự án, thì một đề tài có thể được giải quyết bằng một nhóm học sinh, một lớp hay đôi khi là cá nhân một học sinh. Khi đã nhận được thông tin đề tài thì học sinh cần tự đưa ra cách giải quyết bằng hình thức nào chính. Vì vậy, các em sẽ phát huy được khả năng sáng tạo, độc lập tư duy của mình. Nếu đó là một đề tài làm việc nhóm thì tất cả các em đều có nhiệm vụ, chịu trách nhiệm cá nhân từng phần mà nhóm đã giao, mặt khác luôn có sự tương hỗ giữa các thành viên trong nhóm nên khả năng làm việc nhóm trong các em sẽ được hình thành và phát triển thành kỹ năng. Tất nhiên, cùng với sự sáng tạo và tư

duy của học sinh để tìm ra phương hướng và cách giải quyết vấn đề thì giáo viên sẽ cung cấp những thông tin nền và chỉ dẫn với những tiêu chí cụ thể.

+ Xác định vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của học sinh. + Giáo viên tạo ra mối liên kết với thế giới của học sinh.

+ Tạo cho học sinh cơ hội để xác định phương pháp và kế hoạch học để giải quyết vấn đề.

+ Khuyến khích sự cộng tác bằng cách tạo ra các nhóm học tập chung.

+ Yêu cầu tất cả các nhóm trình bày kết quả học tập bằng một dự án.

1.4.4. Những giá trị giáo dục vượt trội của PBL

PPDA có những ưu thế nổi bật so với các phương pháp truyền thống trước đây. Trước hết, người học phải nắm được những kiến thức cơ bản, để rồi từ đó vận dụng vào các dự án của mình. Bên cạnh đó họ sẽ có được những kiến thức chuyên sâu về một chủ đề nào đó khi thực hiện các dự án. Thực hiện nguyên tắc dạy học đó là học thông qua làm (learning by doing), người học sẽ phát huy được tính tự chủ, tự định hướng trong học tập cũng như nâng cao khả năng tư duy, tự nghiên cứu nhằm thích ứng với những yêu cầu mới của nền kinh tế tri thức.

Đây là một kiểu dạy học lấy hoạt động học của người học làm trung tâm, kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học, phát huy tính độc lập, khả năng sáng tạo. Người học tự định hướng hoạt động học tập, tự khám phá, tích hợp, trình bày, tự chủ động tổ chức hoạt động học tập, dám chịu trách nhiệm.

Rèn luyện cho người học năng lực làm việc theo nhóm, vận dụng kiến thức lý thuyết, năng lực thiết kế, tổ chức, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp, năng lực đánh giá, kỹ năng ứng dụng CNTT…. Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn…

Gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội. Giúp học sinh gần gũi hơn với thực tế cuộc sống.

Hơn thế nữa, ưu điểm lớn nhất mà PBL mang lại đó là góp phần to lớn trong việc đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo, có kỹ năng sống và làm việc hiệu quả, theo kịp thời đại, trang bị cho học sinh sự tự tin để thành công hơn nữa khi bước vào đời.

1.4.5. Điểm qua những cập nhật mới về PBL qua Intelteach element PBA và khả năng của nó trong giáo dục.

Chiều 10/11/2010, Hội thảo Chương trình Giáo dục Intel đã được tổ chức tại Tp.HCM với sự tham gia của 90 lãnh đạo, giảng viên, giáo viên, sinh viên của các đơn vị tham gia Chương trình tại Hà Nội và TPHCM. Tại buổi hội thảo, đại diện các trường có tham gia đã chia sẻ những kinh nghiệm, suy nghĩ và cả những đề xuất đối với đại diện của tập đoàn Intel là bà Bà Isaura Geata - Giám đốc Chương trình Giáo dục Intel toàn cầu, bà Mallya Anjali - Giám đốc Chương trình Giáo dục Intel khối APAC và ông Nguyễn Thượng Hải - Giám đốc Giáo dục Intel Việt Nam. Buổi hội thảo cũng đã thể hiện một tinh thần chia sẻ và lắng nghe khi có sự tham gia của nhóm sinh viên khoa Địa lí chúng tôi.

Trong buổi hội thảo diễn ra tại khách sạn Kim Đô- tp Hồ Chí Minh, tất cả mọi người đều có chung một quan điểm rằng học tập theo dự án đã đang và sẽ mang lại những lợi ích thiết thực nhất cho học sinh, sinh viên. Đại diện của tập đoàn Intel, Bà Mallya Anjali - Giám đốc Chương trình Giáo dục Intel khối APAC, đã thay mặt cho Chương trình Giáo dục Intel gửi lời cảm ơn đến những chia sẻ, đóng góp ý kiến và đề xuất của các đơn vị tham gia hội thảo – bà khẳng định “sự thành công của Chương trình Giáo dục Intel tại Việt Nam chính là nhờ những hưởng ứng, đóng góp quý báu của mỗi thầy, cô tham gia Chương trình”.

Buổi hội thảo đã kết thúc tốt đẹp và mang lại nhiều định hướng mới, suy nghĩ mới cho mỗi cá nhân tham gia.

Thông tin chi tiết và cụ thể về buổi hội thảo Chương trình Giáo dục Intel này được trình bày ở phần phụ lục 7, phần cuối của cuốn khóa luận

NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ PBA

- Rất thuận lợi cho những người tự định hướng vì hình thức trình bày dễ hiểu, dễ tiếp thu.

- Có thể tự làm một sản phẩm sau khi học hết năm modul trong khoá học dạy học theo dự án.

- Sự tương tác trong mỗi bài học kích thích người học hoàn thành các yêu cầu trong khoá học.

- Nhìn chung khoá học này rất hữu ích đối với những ai chưa có điều kiện được hướng dẫn cụ thể.

- Tuy nhiên một số nội dung trong khoá học như bộ câu hỏi định hướng đòi hỏi người học phải có kiến thức nền tảng về khoá học essentials mới thiết lập được bộ câu hỏi định hướng chính xác.

ƯU ĐIỂM NỔI BẬT

- Nội dung: Mang tính cụ thể hơn.

- Tính định hướng: Rõ ràng và dễ nhận thấy.

- Tương tác phản hồi: Có tính tư duy độc lập hơn.

- Tính thực tiễn: Dễ hình thành 1 dự án cụ thể.

HẠN CHẾ

- Tài liệu: Chỉ có CD (tính tới thời điểm hiện tại tiếp cận) bắt buộc phải có máy tính,nếu có thêm giáo trình sẽ tốt hơn.

- Phương pháp học: Cá nhân hoàn toàn có thể tiến hành độc lập chưa biết được dự án của mình đã đạt được chuẩn chưa.

ĐỀ XUẤT

- Với sự đóng góp to lớn của Intel, tôi hy vọng sẽ nhận được sự đầu tư và hỗ trợ nhiều hơn nữa trong thời gian tới về chương trình học cũng như sự hỗ trợ về phương tiện công nghệ thông tin.

- Hy vọng sẽ có nhiều khóa học mới hơn nữa để mọi người có thể cùng tham gia và đến với chương trình này một cách gần gũi và quen thuộc.

- Với lòng nhiệt tình học hỏi, tôi rất sẵn sàng đón nhận, hưởng ứng và cộng tác nếu như Intel tiếp tục có sản phẩm thử nghiệm mới.

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VÀO GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO HỌC SINH THPT QUA MÔN ĐỊA LÍ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT –TỈNH LÂM ĐỒNG.

2.1. BĐKH tại thành phố Đà Lạt

2.1.1. Khái quát về thành phố Đà Lạt và tiềm năng du lịch

Sau 1975, Đà Lạt trở thành một thành phố du lịch quan trọng của Việt Nam. Cuối năm 1975 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định Đà Lạt sẽ trở thành 1 trong 4 thành phố trực thuộc Trung ương. Tháng 2 năm 1976 Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra Nghị định hợp nhất tỉnh Tuyên Đức, tỉnh Lâm Đồng và thị xã Đà Lạt thành tỉnh Lâm Đồng. Thị xã Đà Lạt trở thành thành phố tỉnh lỵ tỉnh Lâm Đồng nằm trên cao nguyên Lâm Viên, ở độ cao 1.500 m so với mặt nước biển và diện tích tự nhiên: 393,29 km².

Với nhiều cảnh quan đẹp, Đà Lạt là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng nhất của Việt Nam. Đà Lạt được mệnh danh là: thành phố hoa, thành phố tình yêu, thành

Một phần của tài liệu đề tài “VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VÀO GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO HỌC SINH THPT QUA MÔN ĐỊA LÍ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT - TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)