Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu đề tài “VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VÀO GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO HỌC SINH THPT QUA MÔN ĐỊA LÍ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT - TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 88)

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.4.Kết quả thực nghiệm

- Tổng số học sinh: 51 em (lớp 11: 29 em, lớp 12: 22 em).

- Tổng số học sinh tham gia: 51 em.

- Chia mỗi lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có từ 6 - 8 thành viên. Các nhóm có tên như sau:

Lớp 11 Lớp 12

+ G2

+ GEG - Green Environment Group.

+ GREEN BAMBOO

+ SURVIVAL

+ DA LAT TOURISM INVESTORS GROUP

+ NCC

+ DFU

+ ĐẸP NGƯỜI ĐẸP NẾT. - Sản phẩm các nhóm làm được có đĩa và sản phẩm ( kèm theo).

- Sau khi các nhóm báo cáo, dựa vào tiêu chí đánh giá (phụ lục 5) và thái độ hoạt động trong quá trình làm việc, ban giam khảo đánh giá như sau:

Lớp 11 Lớp 12

+ Nhóm xếp hạng nhất: GEG - Green Environment Group (sản phẩm trang Web).

+ Nhóm xếp hạng nhì: GREEN BAMBOO (sản phẩm là bài trình diễn đa phương tiện powerpoints).

+ Đồng xếp hạng 3: G2 và SURVIVAL (sản phẩm là bài báo cáo và Pulisher).

+ Nhóm xếp hạng nhất: DA LAT TORISM INVESTORS GROUP (sản phẩm là bài trình diễn đa phương tiện powerpoints).

+ Nhóm xếp hạng nhì: DFU (sản phẩm là trang web).

+ Đồng xếp hạng 3: NCC và ĐẸP NGƯỜI ĐẸP NẾT (sản phẩm là powerpoints và bài báo cáo).

- Thời gian kết thúc thực nghiệm là: 16h15p ngày 19/3/2011.

Sau kì thực nghiệm sư phạm kết thúc, bản thân tôi thấy vô cùng bất ngờ trước những sản phẩm học sinh làm ra.Khi bắt đầu dự án tôi thấy lo lắng rất nhiều vì đặc trưng học sinh ở đây là trường THPT chuyên, lịch học dày đặc với cường độ khá căng thẳng và vất vả. Tưởng chừng như không còn thời gian cho các em có thể tiến hành hoàn thành sản phẩm dự án, đặc biệt ở lớp 12, các em còn mang nặng tâm lí kì thi tốt nghiệp và đại học sắp tới.Thế nhưng trong quá trình học tập theo dự án các em không chỉ thu thập kiến thức từ những tư liệu giáo viên gợi ý và cung cấp, mà còn có sự tìm tòi, chọn lọc tài liệu trên internet. Mặt khác, các em còn dành khá nhiều thời gian để chụp hình, dựng cảnh quay phim, thiết kế trang web…cho sản phẩm của nhóm mình với một tinh thần làm việc tích cực và hiệu quả. Tuy còn có những hạn chế nhỏ trong sản phấm các em hoàn thành, song thái độ và những gì các em làm ra qua dự án đã thể hiện sự năng động, sáng tạo, sự nhanh nhẹn, linh hoạt và khả năng cộng tác giữa các em trong quá trình làm việc.

Kết thúc buổi báo cáo ngày 19/3/2011 em Đỗ Ngọc Hoàng đã đại diện cho tập thể lớp 11 Lý nêu lên những suy nghĩ của các em qua quá trình làm dự án. Những lời phát biểu tuy ngắn gọn nhưng thật sự rất xúc động và chân thật, em đã đại diện lớp gửi lời cảm ơn đến cô hướng dẫn đã cho các em tiếp cận với một đề tài mới mẻ và hữu ích. Qua thời gian tìm hiểu và hoàn thành sản phẩm các em không chỉ có thêm một mảng kiến thức sâu sắc và cần thiết về BĐKH nói chung và BĐKH tại thành phố Đà Lạt nói riêng, nơi các em sinh sống và học tập, mà còn gắn kết tình cảm bạn bè trong lớp với nhau. Không chỉ dừng ở đó, nó đã giúp các em phát triển hơn và có cơ hội học hỏi, thực hành công nghệ thông tin trong quá trình làm việc. Đồng thời em cũng bày tỏ sự mong muốn sẽ được học tập theo phương pháp này nhiều hơn nữa trong thời gian tới.

Sự thành công trong dự án của kì thực nghiệm sư phạm cùng những lời phát biểu chân tình của học sinh đã chứng tỏ khả năng vận dụng PBL vào sự nghiệp giáo dục nói chung và với quá trình giảng dạy Địa Lí nói riêng. Kết quả này đã tạo động lực và

thêm phần hứng thú cho em trong việc tiếp cận và ứng dụng một chương trình dạy và học mới trong những năm tháng làm nghề giáo sau này.

Một phần của tài liệu đề tài “VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VÀO GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO HỌC SINH THPT QUA MÔN ĐỊA LÍ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT - TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 88)