Vài nét về khách thể khảo sát

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường thcs huyện võ nhai - thái nguyên (Trang 56)

8. Kết cấu luận văn

2.1.1. Vài nét về khách thể khảo sát

2.1.1.1. Khái quát về đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Võ Nhai là huyện vùng cao duy nhất của tỉnh Thái Nguyên, với vị trí địa lí nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh, phía Bắc giáp Chợ Mới, Na Rì (Bắc Cạn), phía Tây giáp huyện Đồng Hỷ, phía Nam giáp huyện Yên Thế (Bắc Giang) và phía Đông giáp huyện Bình Gia, Bắc Sơn, Hữu Lũng (Lạng Sơn). Địa hình của huyện Võ Nhai chủ yếu là đồi núi cao, nằm trong cánh cung Bắc Sơn, bị chia cắt bởi các thung lũng nhỏ và hệ thống sông suối khá phức tạp.

Võ Nhai là huyện có diện tích lớn nhất và mật độ dân số thấp nhất trong tỉnh, với diện tích là 845,10 km2; dân số là 67.318 ngƣời, gồm có 01 thị trấn và 14 xã, các dân tộc sinh sống chủ yếu là Kinh, Tày, Nùng, Dao, Hmông, Sán Chay, Hoa,... Trong đó dân tộc Kinh chiếm 32,1%, dân tộc Tày chiếm 22,7%, dân tộc Nùng chiếm 20,2%, dân tộc Dao chiếm 14,1%, dân tộc Mông chiếm 6,2%, dân tộc Sán Chay chiếm 4,2%, còn lại là các dân tộc khác.

Trong xu thế phát triển và hội nhập, đứng trƣớc những khó khăn và thách thức mới, Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc huyện Võ Nhai đã tập trung nỗ lực phấn đấu, quyết tâm từng bƣớc xây dựng vững chắc cơ sở hạ tầng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng củng cố và kiện toàn bộ máy chính quyền vững mạnh nhằm từng bƣớc phát triến kinh tế - xã hội của huyện ngày càng vững chắc. Cùng với phát triển kinh tế - xã hội, công tác chăm lo xây dựng nâng cao chất lƣợng đội ngũ GV và nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện cho HS cũng đặc biệt đƣợc các cấp, ngành quan tâm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 46 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Về nâng cao chất lƣợng, triển khai có hiệu quả việc nâng cao chất lƣợng toàn diện cho học sinh dân tộc. Chất lƣợng giáo dục đạt chỉ tiêu đề ra, kết quả các Hội thi và giao lƣu bƣớc đầu có sự chuyển biến tích cực nhƣ: Giao lƣu Tiếng Việt đối với HSDT đạt kết quả tốt; Học sinh dân tộc tham gia thi HSG đã có nhiều học sinh đạt giải cao, tạo thêm động lực cho học sinh và niềm tin với phụ huynh về chất lƣợng dạy học; tỷ lệ học sinh yếu giảm so năm trƣớc. Giữ vững và nâng cao kết quả phổ cập. Công tác phổ cập các xã vùng cao ngày càng đƣợc đẩy mạnh và có bƣớc tiến hơn trƣớc. Các đơn vị đã tổ chức kiểm tra cuối năm nghiêm túc, đánh giá đƣợc chất lƣợng dạy và học. Chất lƣợng dạy và học đƣợc đảm bảo, khoảng cách giữa vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn với vùng nông thôn, thành thị ngày càng đƣợc rút ngắn. Khắc phục đƣợc tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp. Đảm bảo tốt chế độ chính sách đối với học sinh dân tộc thiểu số, nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục vùng dân tộc.

Tại các trƣờng PTDTBT THCS, công tác giáo dục toàn diện, nâng cao chất lƣợng luôn đƣợc chú trọng. Đặc biệt, công tác chăm sóc học sinh DTTS trong các bữa ăn bán trú luôn đƣợc các nhà trƣờng thƣờng xuyên quan tâm. Thực hiện đầy đủ chế độ cho học sinh bán trú.

Bên cạnh những thành quả đạt đƣợc thì công tác thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục dân tộc vẫn còn những tồn tại nhất định. Nhìn chung, hầu hết các trƣờng đều gặp khó khăn trong giáo dục học sinh, do phong tục tập quán, đời sống sinh hoạt, ngôn ngữ trong giao tiếp, kỹ năng tiếp thu của học sinh. Do địa bàn xa, trải dài, giao thông chƣa đảm bảo nên việc đi lại của học sinh gặp rất nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất chƣa đáp ứng nhu cầu cho việc dạy và học, vì vậy ảnh hƣởng đến chất lƣợng dạy học. Công tác giáo dục dân tộc chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về số lƣợng và chất lƣợng. Học sinh phổ thông đi học cơ bản đầy đủ về số lƣợng nhƣng một số học sinh học chƣa đúng tuổi. Chất lƣợng giáo dục nói chung còn thấp, nhất là ở vùng cao. Giáo viên ngƣời dân tộc còn quá ít, trình độ của giáo viên ngƣời dân tộc còn thấp. Hiện tƣợng học sinh bỏ học tuỳ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 47 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tiện vẫn còn tồn tại. Hiện tƣợng tảo hôn chƣa đƣợc hoàn toàn chấm dứt, cá biệt có học sinh bỏ học ở nhà cƣới vợ từ đó ảnh hƣởng trực tiếp đối với việc duy trì số lƣợng và nâng cao chất lƣợng giáo dục cho học sinh DTTS.

2.1.1.2. Khái quát về đặc điểm giáo dục THCS huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên a. Quy mô trường, lớp học sinh THCS thuộc huyện

- Tổng số 23 trƣờng: 13 trƣờng THCS, 01 trƣờng DTNT, 6 trƣờng phổ thông DTBT THCS và 3 trƣờng TH&THCS

+ Số lớp: 138 lớp. Giảm so với năm học trƣớc: 2 lớp; giảm số HS so với đầu năm học trƣớc 139 học sinh.

+ Số học sinh:3.755- Nữ 1.861 HS. Học sinh dân tộc: 2.747 chiếm 73,1%.

Số lớp Bổ túc THCS: 07 lớp (Trong đó có 02 lớp 6; 02 lớp 7 và 03 lớp 9 ), học tại các xóm của xã Vũ Chấn, Sảng Mộc, Thần Sa để huy động, duy trì HS ra lớp, duy trì PCGD THCS.

b. Tình hình đội ngũ

Năm học 2013 - 2014, số lƣợng đội ngũ của các trƣờng THCS là 448 ngƣời. Trong đó: CBQL : 47; GV: 354 và nhân viên: 57.

Trình độ: Đại học: 314, Cao đẳng trung cấp: 134

Chất lƣợng đội ngũ và cán bộ quản lý giáo dục đảm bảo so với yêu cầu của Bộ, Ngành đề ra.

- Trong đó: CBQL là ngƣời DTTS: 32; GV là ngƣời DTTS: 279

c.Kết quả tham gia các kỳ thi, Hội thi do Sở GD&ĐT phát động

+ Tham gia thi kiến thức liên môn giành cho học sinh đạt 01 giải Ba cấp tỉnh.

+ Tham gia cuộc thi KH KT đạt 01 giải Khuyến khích.

+ Thi 9 môn văn hóa lớp 9 cấp tỉnh đạt 13 giải, trong đó có: 01 giải Nhì, 05 giải Ba và 07 giải Khuyến khích.

+ Thi giải Toán qua Internet cấp tỉnh đạt 33 giải, trong đó có: 01 giải Nhất, 03 giải Nhì, 09 giải Ba và 20 giải Khuyến khích.

+ Thi IOE cấp tỉnh đạt 27 giải, trong đó có: 02 giải Nhì; 09 giải Ba và 16 giải Khuyến khích.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 48 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ d.Thuận lợi và khó khăn:

* Thuận lợi:

Đƣợc sự quan tâm của Đảng ủy, chính quyền địa phƣơng xã, nhận thức về công tác GD của nhân dân đã có chuyển biến tích cực, học sinh ngoan, 100% các em là ngƣời dân tộc. Đội ngũ CBGV đa số trẻ, nhiệt tình yên tâm công tác, tích cực đổi mới phƣơng pháp dạy học, trao đổi về công tác chuyên môn nghiệp vụ. Cơ sở vật chất phƣơng tiện dạy học đảm bảo các điều kiện tối thiểu phục vụ cho việc dạy và học cho cấp Tiểu học. Công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng đƣợc xã hội đồng tình ủng hộ và đạt đƣợc những kết quả đáng kể. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Phòng Giáo dục - Đào tạo đến trƣờng kịp thời.

* Khó khăn:

Địa hình rộng, phức tạp, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, đƣờng giao thông đi lại còn nhiều khó khăn, lầy lội nhất là vào mùa mƣa dẫn đến việc học sinh đi học không đều (nghỉ buổi học, nghỉ tiết, đi học nhƣng không đến trƣờng).

Trình độ dân trí thấp, Kinh tế - Văn hoá xã hội chƣa phát triển chƣa bền vững, tỷ lệ học sinh thuộc diện hộ nghèo còn nhiều, chiếm 99% dẫn đến việc đầu tƣ học tập cho con em chƣa đến nơi đến chốn, chƣa đôn đốc nhắc nhở các em thƣờng xuyên học tập, chƣa dành thời gian để kiểm tra bài vở của con em mình, nhiều em chƣa có góc học tập riêng tại gia đình. Nhân dân địa phƣơng 100% là ngƣời dân tộc, nhận thức ban đầu về công tác xã hội hoá học tập còn nhiều hạn chế, chƣa hiểu sâu sắc về công tác giáo dục, chƣa quan quan tâm đến việc học của con em mình đặc biệt là khi các em ở nhà.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường thcs huyện võ nhai - thái nguyên (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)