Nhận thức của CBQLGD, GV về nội dung, hình thức giáo dục

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường thcs huyện võ nhai - thái nguyên (Trang 65)

8. Kết cấu luận văn

2.2.2.Nhận thức của CBQLGD, GV về nội dung, hình thức giáo dục

thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho học sinh

Sử dụng câu hỏi 2 Phụ lục 1 để xin ý kiến của CBQLGD, GV, chúng tôi thu đƣợc số liệu ở bảng sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 55 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.4. Nhận thức của CBQLGD, GV về các nội dung, hình thức giáo dục truyền thống

TT Nội dung giáo dục

Ý kiến đánh giá (%) Đồng ý Phân vân Không đồng ý 1 Truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng

của Đảng Cộng sản Việt Nam 79,6 20,4 0

2 Truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng

của Đoàn THCS Hồ Chí Minh 76 18,2 5,8

3 Truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng

của Đội THTP Hồ Chí Minh 38,4 23,6 38

4 Truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng

của địa phƣơng 37,5 31,5 31

TT Hình thức giáo dục Ý kiến đánh giá (%) Đồng ý Phân vân Không đồng ý

1 Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua

tổ chức hoạt động dạy học 91,4 8,6 0

2 Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua

tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 76 21,4 2,6 3 Giáo dục truyền thống cho học sinh DTTS

thông qua tổ chức hoạt động Đoàn - Đội 70,8 20 9,2 4 Giáo dục truyền thống cho học sinh DTTS

thông qua tổ chức hoạt động tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh

32,6 45,3 22,1

Kết quả khảo sát cho thấy: Về nội dung giáo dục:

Các ý kiến đƣợc hỏi chiếm tỷ lệ đồng ý cao với các nội dung: Giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (79,6%); Truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng của Đoàn THCS Hồ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 56 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chí Minh (76%); các nội dung khác còn thấp là: Truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng của Đội THTP Hồ Chí Minh (38,4%); Truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng của địa phƣơng (37,5%).

Về hình thức giáo dục:

Xếp từ cao xuống thấp, các hình thức đƣợc chọn là: Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua tổ chức hoạt động dạy học (91,4%); Hoạt động GDTT thông qua giờ chào cờ, sinh hoạt lớp (76%); Giáo dục truyền thống cho học sinh DTTS thông qua tổ chức hoạt động Đoàn - Đội (70,8%), Giáo dục truyền thống cho học sinh DTTS thông qua tổ chức hoạt động tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh có 32,6% ý kiến đồng ý.

Số ý kiến còn lại phân vân và không đồng ý với những hình thức nêu trên.

2.2.3. Nhận thức về vai trò của hiệu trưởng trong quản lý hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho học sinh

Với câu hỏi mở - Câu hỏi số 3 ở Phiếu khảo sát CBQLGD và GV, chúng tôi đã nhận đƣợc ý kiến của CBQLGD, GV đánh giá về vai trò của hiệu trƣởng trong quản lý hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho học sinh nhƣ sau:

Có 78,6% ý kiến cho rằng hiệu trƣởng nhà trƣờng là ngƣời chịu trách nhiệm về việc lập kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống cho học sinh; Có 68,7%% ý kiến cho rằng hiệu trƣởng nhà trƣờng là ngƣời chịu trách nhiệm về tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục truyền thống cho học sinh; Có 65,6% ý kiến cho rằng hiệu trƣởng nhà trƣờng là ngƣời chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống cho học sinh; Có 61,5%% ý kiến cho rằng hiệu trƣởng nhà trƣờng là ngƣời chịu trách nhiệm về kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục truyền thống cho học sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng tỷ lệ CBQLGD và GV đƣợc hỏi đã có nhận thức đúng về vai trò của hiệu trƣởng nhà trƣờng trong quản lý hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho học sinh ở trƣờng THCS.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 57 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.3. Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho học sinh ngƣời dân tộc thiểu số ở trƣờng THCS thống cách mạng cho học sinh ngƣời dân tộc thiểu số ở trƣờng THCS huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

2.3.1. Thực trạng về nội dung giáo dục truyền thống

Sử dụng câu hỏi 4 - Phụ lục 1 để xin ý kiến của CBQLGD, GV, chúng tôi thu đƣợc số liệu ở bảng sau:

Bảng 2.5. Đánh giá của CBQLGD, GV về thực trạng nội dung giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho học sinh

Nội dung Mức độ thực hiện

TX ĐK CBG

Truyền thống lịch sử, truyền thống cách

mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 86,3% 13,7% 0 Truyền thống lịch sử, truyền thống cách

mạng của Đoàn THCS Hồ Chí Minh 68,2% 31,8% 0 Truyền thống lịch sử, truyền thống cách

mạng của Đội THTP Hồ Chí Minh 42,8% 57,2% 0 Truyền thống lịch sử, truyền thống cách

mạng của địa phƣơng 38,6% 61,4% 0

Các ý kiến đƣợc hỏi chiếm tỷ lệ đồng ý cao về mức độ thực hiện với các nội dung: Giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (86,3%); Truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng của Đoàn THCS Hồ Chí Minh (68,2%); các nội dung khác còn thấp là: Truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng của Đội THTP Hồ Chí Minh (42,8%); Truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng của địa phƣơng (38,6%).

Để có thông tin cụ thể biểu hiện về kết quả giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho học sinh, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi mở để hỏi CBQLGD và GV. Nhìn chung, các ý kiến trả lời tập trung thể hiện nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 58 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Các em học sinh có lòng yêu nƣớc nồng nàn, luôn phát huy truyền thống tốt đẹp của các thế hệ cha anh, khẳng định niềm tin vào mục tiêu, lý tƣởng cách mạng và sự lãnh đạo của Đảng; có nhận thức và thái độ chính trị đúng đắn, kiên quyết chống lại những biểu hiện sai trái, âm mƣu “diễn biến hòa bình”, các hành vi gây tổn hại đến sự phát triển đất nƣớc của các thế lực phản động, thù địch; quan tâm đến các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nƣớc; có ý chí vƣơn lên trong học tập, lao động và công tác, mong muốn đất nƣớc sớm thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, không thua kém các nƣớc trên thế giới, đƣợc cống hiến nhiều nhất cho công cuộc chấn hƣng đất nƣớc; sẵn sàng vì lợi ích dân tộc, bảo vệ chủ quyền quốc gia, tình nguyện vì cộng đồng. Nhiều học sinh có ý thức chính trị tốt; tỷ lệ học sinh phấn đấu trở thành đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ngày càng tăng. Đa số học sinh hiện nay có phẩm chất tốt, tôn trọng các chuẩn mực đạo đức xã hội, giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, có ý thức công dân, chấp hành pháp luật, tích cực tham gia các phong trào, hoạt động đoàn thể, tình nguyện vì cộng đồng; sống có nghĩa tình, luôn biết quan tâm, giúp đỡ ngƣời khác, tinh thần tƣơng thân tƣơng ái đã đƣợc khơi dậy, trở thành xu hƣớng chủ đạo lôi cuốn và thu hút giới trẻ. Nhiều tấm gƣơng học sinh vƣợt qua khó khăn của bản thân, gia đình để vƣơn lên thành những ngƣời hữu ích; không ít học sinh dám đấu tranh quyết liệt với các hiện tƣợng tiêu cực và tệ nạn xã hội. Phần lớn học sinh hiện nay có đời sống văn hóa, tinh thần phong phú, nhu cầu giải trí lành mạnh, lên án những hoạt động giải trí không lành mạnh, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

Tuy nhiên, hiện nay cũng còn không ít học sinh không có chí hƣớng rõ ràng, chƣa hiểu biết đầy đủ truyền thống cách mạng của Đảng và dân tộc, ít quan tâm đến tình hình đất nƣớc; một bộ phận học sinh lƣời lao động, lƣời học tập, ngại khó, ngại khổ, chƣa làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ của mình ở gia đình, địa phƣơng; không có ý chí vƣơn lên, có những học sinh có biểu hiện giảm sút niềm tin, bản lĩnh non kém, bị lôi kéo, kích động tham gia vào các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 59 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hoạt động vi phạm pháp luật. Nhận thức, lối sống của một bộ phận thanh thiếu niên còn lệch lạc, đề cao hƣởng thụ, sống thực dụng, ích kỷ, đua đòi, xa hoa lãng phí, sùng bái thần tƣợng thái quá, ít quan tâm đến cộng đồng và những ngƣời xung quanh. Một bộ phận thanh thiếu niên thiếu ý thức rèn luyện, không tích cực tham gia các hoạt động Đoàn, Đội, các phong trào và hoạt động tập thể do nhà trƣờng, địa phƣơng tổ chức; lƣời học tập, lao động, không dám đấu tranh với sai trái, tiêu cực, thờ ơ, vô cảm trƣớc nỗi đau của ngƣời khác, ích kỷ, bất hiếu với cha mẹ, thiếu trách nhiệm với cộng đồng, thiếu quan tâm đến tình hình đất nƣớc; một số thanh thiếu niên mắc tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật.

2.3.2. Thực trạng các hoạt động giáo dục truyền thống được tổ chức cho học sinh

Sử dụng câu 5 - Phụ lục 1, chúng tôi đã tổng hợp đƣợc một số thông tin nhƣ sau:

Trong những năm học gần đây, cùng với việc chú trọng đổi mới, nâng cao chất lƣợng hiệu quả dạy và học, tập thể Ban giám hiệu nhà trƣờng luôn xác định: Giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho học sinh là một trong những việc làm cần thiết để hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh một cách toàn diện. Xác định đƣợc ý nghĩa quan trọng đó, các nhà trƣờng đã triển khai nhiều việc làm cụ thể, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi học sinh. Theo đó, ngay từ đầu năm học nhà trƣờng đã xây dựng kế hoạch cụ thể, trong mỗi hoạt động của trƣờng, của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh dù dƣới hình thức nào, thời điểm nào và qui mô đến đâu, một trong những nội dung đƣợc nhà trƣờng coi trọng là hƣớng đến giáo dục truyền thống cho các em học sinh. Công tác này, đƣợc triển khai bằng những hoạt động cụ thể, dƣới nhiều hình thức phong phú đa dạng, từng bƣớc đƣợc xã hội hóa thông qua việc tổ chức các hoạt động nhân các ngày lễ lớn của dân tộc, của đất nƣớc, của tỉnh và của địa phƣơng. Đối với các sự kiện này, nhà trƣờng đều tổ chức các hoạt động nhƣ viết bài tìm hiểu, triển khai các cuộc vận động, trao đổi tọa đàm,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 60 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghe nói chuyện chuyên đề, mít tinh kỷ niệm... giúp cho các em học sinh hiểu rõ hơn về ý nghĩa lịch sử của những sự kiện, ngày lễ.

Bên cạnh đó, trong điều kiện hội nhập, đặc biệt là hội nhập về thông tin nhƣ hiện nay, tập thể cán bộ giáo viên trong nhà trƣờng đã nỗ lực, sáng tạo trong cách thức chuyển tải về giáo dục truyền thống cách mạng cho các em học sinh. Điều đó, đƣợc thể hiện qua các bài học lịch sử đƣợc chuẩn bị chu đáo, nâng cao chất lƣợng từ giáo trình, giáo án đến đạo cụ, thiết bị dạy học. Qua các tiết học này, học sinh đã thực sự phát huy đƣợc tính chủ động, sáng tạo, mạnh dạn và đặc biệt là các em cảm thấy yêu thích, tự giác tìm hiểu, trân trọng giữ gìn và phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống của dân tộc. Và một điều không thể không nói đến trong công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh trong nhà trƣờng là qua việc triển khai thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”, cụ thể đối với thiếu niên nhi đồng là cuộc vận động thực hiện tốt “ 5 điều Bác hồ dạy”. Đây là một trong những nội dung mà trƣờng tiểu học thị trấn đã có những cách làm riêng, rất sinh động trong những năm học gần đây. Theo đó, nhiều hoạt động, nhiều sân chơi bổ ích đã đƣợc tổ chức nhƣ Hội thi “ rung chuông vàng”, “ thắp sáng ƣớc mơ thiếu nhi”. Cuộc thi “ tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Bác”…

Một trong những hoạt động nổi bật của nhà trƣờng trong thời gian gần đây nhằm giúp cho các em học sinh hiểu hơn về truyền thống cách mạng, những công lao đóng góp của thế hệ cha anh đi trƣớc đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc là tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực chào mừng kỉ niệm 69 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 và các ngày lễ kỉ niệm lớn của Đất nƣớc và địa phƣơng. Qua đó, giúp các em hiểu và trân trọng hơn những giá trị lịch sử, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, tạo động lực để phấn đấu vƣơn lên trong học tập và cuộc sống.

Có thể nói, với những việc làm cụ thể, thiết thực trong thời gian qua, các hoạt động giáo dục truyền thống trong các nhà trƣờng đã và đang không chỉ tạo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 61 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hứng thú cho học sinh trong giờ học mà còn giúp các em nhận thức rõ hơn về truyền thống dân tộc, từ đó để các em có ý thức hơn trong việc đóng góp và bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa - cách mạng và phát triển nhân cách toàn diện cho các em học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trƣờng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.3. Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho học sinh THCS người DTTS

Sử dụng câu 6 - Phụ lục 1, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.6. Đánh giá của CBQLGD, GV về thực trạng hình thức giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho học sinh

STT Hình thức Mức độ thực hiện

TX ĐK CBG

1 Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua

tổ chức hoạt động dạy học 88,5% 11,5% 0

2 Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua

tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 72,1% 27,9% 0 3 Giáo dục truyền thống cho học sinh DTTS

thông qua tổ chức hoạt động Đoàn - Đội 71,8% 28,2% 0 4

Giáo dục truyền thống cho học sinh DTTS thông qua tổ chức hoạt động tự giáo dục, tự rèn luyện

33,6% 76,4% 0

Xếp từ cao xuống thấp, các hình thức đƣợc chọn là: Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua tổ chức hoạt động dạy học (88,5%); Hoạt động GDTT thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (72,1%); Giáo dục truyền thống cho học sinh DTTS thông qua tổ chức hoạt động Đoàn - Đội (71,8%), Giáo dục truyền thống cho học sinh DTTS thông qua tổ chức hoạt động tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh có 33,6% ý kiến đồng ý.

Qua tìm hiểu thực tiễn cho thấy lãnh đạo các nhà trƣờng THCS trên địa bàn huyện Võ Nhai đã hết sức quan tâm đến việc đa dạng các hình thức phối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 62 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hợp với CMHS, với chính quyền địa phƣơng và với các cơ quan đoàn thể khác để làm tốt công tác giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho HS nhƣng ở các mức độ khác nhau, chƣa đồng đều, thƣờng xuyên liên tục. Trên thực tế, việc kết hợp với gia đình và Ban đại diện CMHS chủ yếu chỉ đƣợc thông qua các hội nghị đầu năm học, kết thúc học kỳ I và cuộc họp cuối năm học. Bên cạnh đó, việc tổ chức các cuộc họp giữa GVCN với CMHS cũng là một giải pháp tích cực trong việc giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho HS, tại các cuộc họp này đã thống nhất đƣợc những giải pháp trong công tác giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho HS, ngoài ra còn giải quyết tốt các vấn đề có liên quan tới những HS cá biệt. Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế là chƣa bàn bạc, thống nhất tổ chức các hoạt động giáo dục tại địa phƣơng, chƣa tổ chức các hội thảo về sự đa dạng các hình thức phối kết hợp.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường thcs huyện võ nhai - thái nguyên (Trang 65)