Nguyên nhân

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường thcs huyện võ nhai - thái nguyên (Trang 86)

8. Kết cấu luận văn

2.6.3.Nguyên nhân

Công tác quản lý hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho học sinh DTTS huyện Võ Nhai còn những hạn chế nhất định, xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan và khách quan nhƣ sau:

a)Nhóm nguyên nhân chủ quan

Do nhận thức chƣa thực sự đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho HS trong đội ngũ CBGV của các nhà trƣờng. Vì nhận thức còn hạn chế nên không ít CBGV chƣa thật nhiệt tình tham gia quản lý hoạt động truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho HS; còn có GVCN chƣa làm hết trách nhiệm trong công tác truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho HS, đặc biệt là HS DTTS. Các nhà trƣờng chƣa có những giải pháp thích hợp trong công tác quản lý; công tác kiểm tra chƣa thƣờng xuyên, chặt chẽ. Chƣa có sự kết hợp đồng bộ giữa các lực lƣợng giáo dục, chƣa huy động đƣợc toàn xã hội tích cực tham gia công tác truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho HS.

Công tác đánh giá, khen thƣởng, động viên chƣa kịp thời, nên chƣa thực sự có tác dụng động viên tốt phong trào thi đua của CBGV và HS. Nguyên nhân chủ quan rất cơ bản là đội ngũ GVCN chƣa đồng đều, thiếu những GV tâm huyết với nghề, yêu trẻ và có nhiều kinh nghiệm trong công tác truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho HS, nhiều GV trẻ mới ra trƣờng nên chƣa có nhiều kinh nghiệm trong công tác giáo dục. Còn nhiều GV là ngƣời Kinh nên gặp khó khăn khi tham gia công tác truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho HS DTTS. Công tác bồi dƣỡng đội ngũ GVCN, lực lƣợng nòng cốt truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho HS chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 76 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ b) Nhóm nguyên nhân khách quan

Do sự chỉ đạo thiếu đồng bộ giữa các cấp, các ngành, do thiếu các tài liệu, văn bản hƣớng dẫn trong công tác giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho HS DTTS. Trên thực tế, các nhà trƣờng chƣa có các tài liệu, văn bản, giáo trình dành cho công tác truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho HS DTTS, dẫn đến tình trạng không ít GVCN trẻ lúng túng trong công tác truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho HS DTTS. Hàng năm, trong công tác bồi dƣỡng thƣờng xuyên cũng nhƣ trong các kế hoạch của các chƣa đề cập tới vấn đề bồi dƣỡng, học tiếng DTTS cho CBGV, do đó đã ảnh hƣởng nhất định tới công tác truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho HS DTTS.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 77 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết luận chƣơng 2

Học sinh hiện nay đại đa số đều có ý thức chính trị, tuyệt đối tin tƣởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc, tin vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Hăng hái tham gia các phong trào do nhà trƣờng và các đoàn thể tổ chức. Kết quả của những phong trào ấy đã góp phần tích cực đối với đời sống xã hội, khẳng định rõ vị trí vai trò ngƣời học sinh Việt Nam nói chung, học sinh Võ Nhai nói riêng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Việc giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho học sinh các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Võ Nhai những năm gần đây đã đạt đƣợc nhiều thành tích đáng tự hào. Có đƣợc những thành công đó trƣớc hết là do Đảng và Nhà nƣớc đã quan tâm chú ý và đầu tƣ đúng hƣớng cho giáo dục nói chung, giáo dục truyền thống dân tộc nói riêng. Bên cạnh đó, nhờ có sự nỗ lực cố gắng của các thầy cô giáo và do chính bản thân các em học sinh đã có sự phấn đấu rèn luyện, ý thức việc học tập là nhiệm vụ, tự giác trau dồi rèn luyện, có tinh thần gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống dân tộc trong điều kiện lịch sử mới. Tuy nhiên, còn một số ít học sinh chƣa ý thức đƣợc nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với tổ quốc, còn có những biểu hiện ham chơi, lƣời biếng, vi phạm những chuẩn mực truyền thống. Những hạn chế đó trong học sinh một phần do ảnh hƣởng của cơ chế thị trƣờng, một phần do gia đình, nhà trƣờng, xã hội (chủ yếu là các đoàn thể, hiệp hội), chƣa có sự phối hợp chặt chẽ, còn nhiều hạn chế trong công tác giáo dục truyền thống dân tộc cho học sinh. Cái quyết định hơn là do chính bản thân một số học sinh chƣa tự giác phấn đấu, rèn luyện tu dƣỡng, dẫn đến những nhận thức sai lệch, gây hậu quả xấu cho bản thân, gia đình và toàn xã hội, gây khó khăn đối với quá trình giáo dục nói chung giáo dục giá trị truyền thống dân tộc nói riêng. Để khắc phục tình trạng trên chúng ta cần phải có những phƣơng hƣớng và giải pháp khả thi để không ngừng nâng cao chất lƣợng công tác giáo dục giá trị truyền thống cho các em học sinh bậc THCS, nhất là học sinh dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 78 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CHO HỌC SINH NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRƢỜNG THCS

HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường thcs huyện võ nhai - thái nguyên (Trang 86)