8. Kết cấu luận văn
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về giáo dục truyền thống lịch sử,
truyền thống cách mạng cho CB, GV và CMHS trong bối cảnh hiện nay
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
- Làm cho đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, nhân viên và các lực lƣợng tham gia giáo dục khác thấy rõ đƣợc tầm quan trọng, sự cấp thiết của việc tăng cƣờng giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho học sinh ở các trƣờng THCS huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
- Nâng cao đƣợc tinh thần trách nhiệm của các lực lƣợng trong công tác giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng học sinh. Làm cho công tác giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng phải trở thành một nhiệm vụ chính trị, là một trong những nội dung quan trọng trong kiểm tra, trong đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi tổ chức, mỗi cá nhân.
3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện
* Đối với CB GV:
- Triển khai các văn bản của cấp trên một cách đầy đủ, kịp thời, cụ thể sao cho trong toàn thể CB, GV, nhân viên quán triệt một cách sâu sắc về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 80 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
công tác giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho học sinh, đặc biệt là học sinh DTTS, khắc phục tình trạng triển khai qua loa, chiếu lệ.
- Tổ chức hội thảo nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm về hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng, lãnh đạo các trƣờng mời các lực lƣợng ngoài nhà trƣờng nhƣ: Công an, các cơ quan đoàn thể có liên quan cùng dự. Nội dung, chuyên đề hội thảo phải thiết thực, giải quyết những vấn đề bức xúc, yếu kém về đạo đức của HS. Đồng thời thông qua hội thảo, nâng cao vai trò, vị trí, thống nhất về nội dung, đề ra đƣợc các hình thức, biện pháp thích hợp của các lực lƣợng và sự phối hợp giữa các lực lƣợng trong công tác giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng và quản lý giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho HS.
- Mở lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ, kỹ năng, phƣơng pháp giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho GV, về công tác giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho HS, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý, giảng dạy, tổ chức các hoạt động, kiểm tra đánh giá công tác giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng. Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc tự học tự bồi dƣỡng để nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bồi dƣỡng năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng.
- Bồi dƣỡng cho giáo viên cách tuyên truyền, vận động, thuyết phục CMHS và học sinh; kỹ năng xử lý tình huống sƣ phạm; quy trình, cách thức tổ chức họp CMHS, cách nắm bắt, khai thác thông tin về học sinh; kinh nghiệm xử lý, giáo dục học sinh vi phạm, học sinh cá biệt; xây dựng tập thể đoàn kết, tập thể tự quản tốt; nắm đƣợc tâm lý học sinh , gần gũi nắm bắt và giải quyết những rắc rối trong những quan hệ của các em nhƣ về tình bạn khác giới, tình yêu tuổi học trò, các vấn đề khác...
- Nâng cao năng lực cho giáo viên trong việc tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng: tổ chức, lôi cuốn, điều khiển các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 81 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hoạt động tập thể, hoạt động phong trào, các hoạt động giáo dục truyền thống cho học sinh nhƣ tổ chức tốt các giờ sinh hoạt lớp, tổ chức hoạt động thi đua trong tập thể lớp và cho cả nhà trƣờng, để có thể làm tốt công tác giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho học sinh.
- Giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho học sinh DTTS cần nắm chắc các đặc điểm tâm lý riêng đi sâu khai thác các khía cạnh đó mới đạt hiệu quả cao. Hơn nữa giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho học sinh DTTS cần đòi hỏi kĩ năng riêng nhƣ; sự gần gũi, tận tình, chia sẻ hiểu tâm lý đặc trƣng học sinh DTTS và có năng lực giao tiếp bằng tiếng dân tộc.
- Tổ chức tham quan, giao lƣu, học tập kinh nghiệm ở những đơn vị trong và ngoài địa bàn huyện trong công tác giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho HS.
- Thông qua sinh hoạt tập thể: giờ chào cờ thứ hai hàng tuần, tiết sinh hoạt thứ bẩy hàng tuần của GVCN.
Thông qua các công tác tƣ vấn của Ban tƣ vấn, tƣ vấn trực tiếp của các thầy cô, của cha mẹ, anh chị,...
Tổ chức hội thảo, sinh hoạt chuyên đề, tổ chức các câu lạc bộ cấp trƣờng, liên trƣờng, cấp khối... giáo dục các em phƣơng pháp, cách thức, kỹ năng rèn luyện. Chú trọng hơn về các biện pháp, hình thức giúp học sinh DTTS rèn luyện, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, hạn chế các hình thức giáo dục áp đặt một chiều.
- Giúp đỡ, hỗ trợ các bậc CMHS hiểu rõ hơn về tâm, sinh lý lứa tuổi con em họ, những yếu tố ảnh hƣởng, liên quan đến quá trình phát triển nhân cách, những phƣơng pháp, cách thức để giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng và kết hợp với các lực lƣợng giáo dục cùng chăm lo giáo dục thế hệ trẻ và những yếu tố này là vô cùng cần thiết đối với CMHS là ngƣời DTTS.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 82 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Cần có sự thống nhất, ủng hộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và toàn thể CBGV đặc biệt là đội ngũ GVCN; sự cộng tác, tích cực hƣởng ứng của CMHS. Các nhà trƣờng cần có kế hoạch cụ thể, đảm bảo khoa học, bao quát toàn diện và mang tính khả thi cao. Lãnh đạo các nhà trƣờng phải thực sự nhạy bén, linh hoạt và quyết đoán trong việc giải quyết các tình huống nhạy cảm thƣờng xảy ra; mỗi thầy, cô giáo phải là một tấm gƣơng sáng cho học sinh noi theo.
- Có kinh phí và CSVC phục vụ cho các hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng. Trong quá trình thực hiện, cần có sự kiểm tra, đánh giá việc nâng cao nhận thức và trách nhiệm về hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng của CBGV và HS.
3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho học sinh dân tộc thiểu số
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
- Xây dựng kế hoạch hoá giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho học sinh DTTS giúp cho hiệu trƣởng chủ động định hƣớng trƣớc các nội dung, biện pháp, thời gian, cơ chế phối hợp để thực hiện có hiệu quả công tác truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng học sinh trong suốt năm học; tránh đƣợc sự tùy tiện, cảm tính và bị động trong hoạt động giáo dục toàn diện nhà trƣờng.
- Kế hoạch phải dựa trên cơ sở nội dung nhiệm vụ năm học, tích hợp nội dung kiến thức các môn học để thực hiện công tác giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng. Trong đó, đặc biệt chú ý tới nội dung các môn khoa học xã hội, chƣơng trình giáo dục HĐNGLL, chƣơng trình hƣớng nghiệp, lồng ghép các hoạt động giáo dục GTS, KNS, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THCS và học sinh DTTS.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 83 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện
- Hiệu trƣởng phải phân tích đặc điểm địa phƣơng, đặc điểm nhà trƣờng, mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ CBGV, nhân viên, chất lƣợng dạy và học; đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi học sinh THPT ngƣời DTTS.
- Kế hoạch giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho học sinh DTTS phải đạt đƣợc một số yêu cầu sau: Xác định mục tiêu, nội dung, các biện pháp, các hình thức tổ chức giáo dục, lực lƣợng tham gia và sự phối hợp giữa các lực lƣợng, dự trù CSVC, tài chính, tài liệu, thời gian, địa điểm thực hiện...
- Thực hiện kế hoạch giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng theo từng chủ điểm nhƣ: giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên; giới và sự bình đẳng giới; giáo dục hƣớng nghiệp; giáo dục quốc phòng - an ninh; khả năng giao tiếp ứng xử; nét đặc trƣng trong tập quán và văn hóa của địa phƣơng của từng dân tộc...
- Tổ chức các hình thức sinh hoạt tập thể phù hợp: các trò chơi dân gian lành mạnh, tham quan dã ngoại, phát động các phong trào thi đua... để nội dung giáo dục toàn diện, phong phú, hấp dẫn, cuốn hút học sinh tham gia. Qua đó, từng bƣớc giúp các em rèn luyện nhân cách chuẩn mực của xã hội mới. Đặc biệt, thông qua các hoạt động trên, nhà trƣờng phải thƣờng xuyên giáo dục cho các em lý tƣởng, hoài bão, ƣớc mơ, ý chí phấn đấu, lập thân, lập nghiệp, tăng cƣờng giáo dục các em động cơ, thái độ học tập đúng đắn và ý thức nghề nghiệp trong tƣơng lai có khát vọng vƣơn lên.
- Tăng cƣờng kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện kế hoạch truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng của các lực lƣợng này.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra các tổ chức, bộ phận, cá nhân phải nắm chắc tình hình đặc điểm của mình từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động có tính khả thi, nghiêm chỉnh thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao, tuyết đối đảm bảo tính thống nhất và tránh phân công chồng chéo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 84 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- BGH phải làm tốt công tác tuyên truyền, động viên khen thƣởng, nhắc nhở kịp thời.
- BGH phân công các lực lƣợng tham gia hợp lý, chỉ đạo các lực lƣợng tiến hành theo kế hoạch và thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá điều chỉnh kế hoạch.
3.2.3. Biện pháp 3: Thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng và tìm hiểu văn hóa các DTTS, học tiếng dân tộc ở địa phương
Công tác bồi dƣỡng CBGV là nhiệm vụ thƣờng xuyên, liên tục của các nhà trƣờng nhằm thực hiện đổi mới phƣơng pháp giáo dục. Đối với các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Võ Nhai, trong thực hiện nhiệm vụ bồi dƣỡng thƣờng xuyên, nhà giáo còn cần phải tìm hiểu văn hóa các DTTS và học tiếng dân tộc ở địa phƣơng.
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Đội ngũ giáo viên, nhất là GVCN là ngƣời đóng vai trò chủ đạo, tổ chức điều khiển và điều hành quá trình hình thành nhân cách ở HS phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông. GVCN thay mặt hiệu trƣởng quản lý toàn diện hoạt động giáo dục của một lớp, trực tiếp giáo dục học sinh, trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra đánh giá quá trình rèn luyện, phấn đấu, tu dƣỡng của từng HS trong lớp và có ảnh hƣởng lớn tới quá trình phát triển nhân cách của HS.
-
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 85 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Đặc biệt đối với công tác tác giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho học sinh DTTS, GV cần phải tự trang bị cho mình những kiến thức, hiểu biết thêm về văn hóa phong tục tập quán của địa phƣơng, cần phải biết giao tiếp bằng tiếng dân tộc để từ đó tạo mối quan hệ thầy - trò thêm gắn kết.
Một số GVCN chƣa làm tốt công tác giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho học sinh DTTS vì bản thân có nhiều hạn chế, thiếu kinh nghiệm công tác, thiếu hiểu biết về văn hóa bản địa, công tác dân vận chƣa tốt, thậm chí không giao tiếp đƣợc với một bộ phận CMHS. Vì vậy việc bồi dƣỡng đội ngũ GV về chuyên môn, nghiệp vụ nhất là về văn hóa phong tục tập quán của địa phƣơng, tiếng dân tộc là vô cùng quan trọng góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho học sinh DTTS các trƣờng THCS huyện Võ Nhai.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện
của mỗi , hiệu trƣởng
GV với các yêu cầu: GVCN có tinh thần yêu
nghề, nhiệt huyết trong công tác, luôn hoàn thành tốt công việc đƣợc giao, GVCN luôn đƣợc HS và CMHS yêu mến, kính trọng, tin tƣởng, mến phục, có năng lực chuyên môn vững vàng, có khả năng tổ chức các hoạt động tập thể, có sức khỏe, hiểu biết về văn hóa phong tục tập quán của địa phƣơng, có thể giao tiếp bằng tiếng dân tộc, gần gũi với HS, CMHS, làm tốt công tác vận động nhân dân. Từ đó, có kế hoạch và lựa chọn nội dung bồi dƣỡng đội ngũ GVCN, giúp họ thấy đƣợc niềm vinh dự, trách nhiệm lớn lao mà nhà trƣờng giao phó, giúp họ nắm vững đƣợc mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng và vai trò quan trọng của mình với sự phát triển toàn diện của HS.
Bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm, những kỹ năng ứng xử trong tình huống công tác cho GVCN lớp, nắm vững chức năng và nhiệm vụ của GVCN. Mỗi thầy cô không ngừng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm công tác, phƣơng pháp giáo dục, tự học tập, tự rèn luyện, tự bồi dƣỡng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 86 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
, giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho học sinh.
.
Xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng đội ngũ GVCN, những yêu cầu cần thiết cụ thể là: Bồi dƣỡng GVCN có lý tƣởng nghề nghiệp đúng đắn, giúp họ phải am hiểu, nắm bắt sâu sắc chủ trƣơng đƣờng lối giáo dục của Đảng và Nhà nƣớc trong thời kỳ đổi mới hiện nay, có nhận thức đúng đắn về nghề dạy học. Họ cần nhận thức rằng công việc của mình có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển của đất nƣớc.
GVCN phải có chuyên môn vững vàng, đây là một trong những yêu cầu sƣ phạm có ý nghĩa kiên quyết vì có chuyên môn tốt, giảng dạy tốt thì HS mới phục, mới chấp nhận sự giáo dục và tự chủ, sáng tạo tìm các biện pháp giáo dục cho HS. Bồi dƣỡng GVCN ứng xử sƣ phạm, các tình huống sƣ phạm, ứng xử khéo léo với HS và CMHS, có thái độ quan tâm chu đáo, đặc biệt phải tôn trọng HS trong bất kỳ tình huống nào.
Bồi dƣỡng những hiểu biết về văn hóa, phong tục tập quán của địa phƣơng, đặc biệt phải biết giao tiếp bằng tiếng dân tộc, phƣơng pháp và kĩ năng vận động đối với quần chúng và CMHS. GVCN phải có lối sống trong sáng.
Bồi dƣỡng GVCN năng lực xây dựng kế hoạch giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng sao cho đầy đủ rõ ràng, phù hợp với đối tƣợng HS lớp chủ nhiệm, xây dựng kế hoạch giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho riêng những đối tƣợng HS chậm tiến bộ, có cá tính. Bồi dƣỡng các phƣơng thức tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng, và lựa chọn các hình thức giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng đa dạng, nhiều màu sắc để lôi cuốn HS. Đặc biệt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 87 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
bồi dƣỡng nâng cao năng lực trong khâu kiểm tra, đánh giá giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng. GVCN hoạt động theo sự chỉ đạo về mục tiêu, nội dung, kế hoạch trong quá trình giáo dục, có định kỳ báo cáo, phản ánh kịp thời thuận lợi, khó khăn để phối hợp với BGH giáo dục HS.
Xác định mối quan hệ với Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh để quản lý và theo dõi tham gia thi đua của lớp, kết hợp giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho HS.