Phân tích SWOT

Một phần của tài liệu Đánh Giá Hiệu Quả Kênh Phân Phối CTY Pepsico (Trang 36)

Điểm mạnh (S):

Pepsico là thương hiệu mạnh và chiếm thị phần lớn.

Kênh phân phối đơn giản, ít trung gian (giảm sự gia tăng giá sản phẩm).

Hệ thống bán hàng rộng khắp.

Sản phẩm đa dạng,bao bì hấp dẫn.

Nhà máy mới PepsiCo đã chính thức đi vào hoạt động tại KCN Trà Nĩc: yếu tố quyết định việc cung ứng sản phẩm kịp thời cho người tiêu dùng khu vực ÐBSCL.

Điểm yếu (W):

Tần suất quảng cáo cịn thấp.

Hạn chế vỏ chai/bao bì cho sản xuất.

Năng suất bán hàng chưa cao.

Quan điểm một vài nhân viên cịn chủ quan trong quá trình bán hàng.

Thiếu sự chủ động từ NPP và các trung gian phân phối trong kế hoạch bán hàng. Chưa quản lý chặt chẽ các dụng cụ trưng bày tại các điểm bán.

Cơ hội (O):

Kênh tạp hĩa chưa khai thác hết.

Kênh sỉ chưa khai thác triệt để. Dung lượng thị trường tiềm năng.

Đe doạ (T):

Tân Hiệp Phát đầu tư bảng hiệu quảng cáo nhiều.

Coca khuyến mãi mạnh, chương trình lớn.

Xu hướng tiêu dùng thay đổi: thay thế nhu cầu sử dụng lọai nước cĩ gas thành nước trái cây thiên nhiên.

Một số nhà phân phối thiếu hợp tác tạo điều kiện cho đối thủ tận dụng những khe hở này để lấn sân.

Căn cứ vào các vấn đề phân tích từ ma trận Swot, chúng ta cĩ thể thấy được một vài thuận lợi và khĩ khăn cho hệ thống phân phối của PepsiCo Cần Thơ.

Thuận lợi:

Thương hiệu PepsiCo là thương hiệu mạnh, được nhiều người tiêu dùng biết đến. Sản phẩm đa dạng về mẫu mã, bao bì, giúp cho việc chào bán các sản phẩm của PepsiCo được thuận tiện và dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng. Kết hợp với hệ thống phân phối được thiết kế đơn giản, giảm bớt việc gia tăng giá sản phẩm do phải qua nhiều trung gian. Từ đĩ tạo lợi thế cạnh tranh về giá sản phẩm trên thị trường so với các đối thủ và giảm chi phí cho người tiêu dùng.

Hệ thống phân phối tại các tiệm tạp hĩa, các đại lý cịn nhiều tiềm năng và chưa được khai thác hết. Cĩ thể phát triển và mở mới thêm các điểm bán mới. Đồng thời tận dụng hệ thống phân phối hiện cĩ của các nhãn hàng mạnh (Sting dâu, Pepsi, 7Up…) để giới thiệu các sản phẩm mới (7up Revive) và tăng sản lượng tiêu thụ.

Nhà máy PepsiCo Cần Thơ đi vào hoạt động sẽ gĩp phần làm giảm sự thiếu hụt hàng tại các điểm bán, luơn đảm bảo việc kinh doanh của các khách hàng trung gian được diễn ra thuận lợi, cĩ lợi nhuận cao nhờ vào việc giảm bớt chi phí vận chuyển hàng hĩa.

Thách thức:

Tần suất quảng cáo thấp sẽ làm hạn chế khả năng nhận biết sản phẩm mới của người tiêu dùng tại điểm bán. Người tiêu dùng cĩ ít thơng tin về sản phẩm mới của cơng ty, tạo tâm lý e ngại cho người bán và người mua đối với các dịng sản phẩm mới.

Sự cạnh tranh gay gắt của đối thủ, các chương trình khuyến mại lớn của Cocacola đang xâm nhập và chiềm giữ các điểm bán, Tân Hiệp Phát đầu tư lớn cho các bảng hiệu tại các điểm bán làm giảm hình ảnh và sự chú ý của người tiêu dùng đến sản phẩm của PepsiCo. Khả năng chuyển sang bán hàng của đối thủ tại điểm bán ngày càng tăng, nguy cơ làm giảm sản lượng tiêu thụ.

Xu hướng tiêu dùng thay đổi, chuyển dần từ nước cĩ gas sang nước trái cây thiên nhiên và thực phẩm dinh dưỡng của đối thủ. Điều này làm hạng chế khả năng đầu tư mới của khách hàng trung gian.

Một phần của tài liệu Đánh Giá Hiệu Quả Kênh Phân Phối CTY Pepsico (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w