5. Cấu trúc của luận văn
3.2.2.3 "Độ lệch" của thời gian cốt truyệ n thời gian kể chuyện
“Độ lệch” giữa thời gian kể chuyện và thời gian cốt truyện chính là việc xử lý độ không song hành của chúng bằng các thủ pháp nghệ thuật: thuật, đảo, nghịch, xen kẽ, để tạo lập tổ hợp mới. G.Genette cho rằng: Độ lệch giữa thời gian kể chuyện và thời gian của truyện chính là sự khác nhau về thời gian cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Sự khác nhau này được thể hiện ở ba mặt: Trình tự, phi đẳng thời và tần suất.
Chuyện Hứa Tam Quan bán máu được kể theo trật tự niên biểu - cách kể truyền thống nhưng Dư Hoa đã có một cách tân riêng. Nhiều khi trong tiểu thuyết trình tự trần thuật cũng có sự đảo lộn so với sự việc: quá khứ, hiện tại đan xen nhau, thời gian có sự đồng hiện. Có những lúc đang ở hiện tại, Dư Hoa lại để cho nhân vật hồi cố về quá khứ của mình khiến cho truyện kể có sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại, tạo nên sự đa chiều trong tác phẩm và làm cho đời sống tâm hồn của nhân vật
phong phú hơn. Chẳng hạn ở chương 1, Dư Hoa kể về hiện tại Hứa Tam Quan về thăm ông nội nhưng ngay sau đó nhà văn lại để cho nhân vật sống với hồi ức. Đó là chuyện ông nội Hứa Tam Quan kể về bố anh. Sau đó người kể chuyện lại trở về với thời gian hiện tại để kể về Hứa Tam Quan ngồi trên nóc nhà chú ruột… Hay khi Hứa Tam Quan ngoài sáu mươi tuổi ông muốn bán máu để được ăn gan lợn xào và uống rượu nếp cái, đang ở thì hiện tại ông lại ngoái về quá khứ, ôn lại chuyện cũ với A Phương, Căn Long, với Lai Thuận, Lai Hỉ từng ngồi khách sạn ăn gan lợn xào và uống rượu nếp cái.Ở đây, Dư Hoa không kể lần lượt: hiện tại rồi nhớ lại quá khứ, theo thời gian các sự kiện mà ông kể đan xen, đảo lộn tạo nên một "thời gian lập thể phi tuyến tính" trong tiểu thuyết. Điều này thể hiện rõ trình tự giữa thời gian kể chuyện được sắp xếp trong trần thuật theo ý muốn chủ quan của người kể chuyện và cũng là theo ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Thời gian được kể theo trật tự thời gian tuyến tính nhưng thực ra không hẳn là vậy. Vẫn là những sự kiện hiện tại được kể nhưng ở đó quá khứ chạy sang tương lai, hiện tại và ngược lại, hiện tại cũng có thể trở thành quá khứ bằng cách sử dụng các từ: "tháng sau", "sau khi", "hai tháng trước". "mười năm trước"… Trong hiện tại đói khổ, nhân vật nghĩ đến tương lai tươi sáng: “Sống được qua những ngày tháng đói khổ, sẽ đến những năm tháng no ấm dài lâu" (20.193).
"Độ lệch" thời gian cốt truyện và thời gian kể chuyện trong Chuyện Hứa Tam Quan bán máu còn thể hiện ở khoảng cách giữa thời gian tự sự với thời gian cốt truyện. Khoảng cách này thể hiện không đồng đều giữa các chương, các đoạn với nhau. So với thời gian cốt truyện, thời gian kể chuyện có thể giảm tốc để miêu tả tỉ mỉ những khoảnh khắc đáng chú ý. Chẳng hạn kể về sự kiện Nhất Lạc ốm nặng phải nằm bệnh viện ở Thượng Hải trong mười lăm ngày được Dư Hoa kể trong độ dài sáu mươi trang văn bản. Quãng thời gian mười lăm ngày ấy Dư Hoa kể rất tỉ mỉ sự việc diễn ra. Đó là những ngày Hứa Tam Quan bán dần sự sống của mình cho con, đặc biệt ở đây có những đoạn người kể chuyện đã dừng lại để miêu tả tâm trạng lo lắng, chạy vạy tiền chữa bệnh cho con của Hứa Tam Quan. Song trong văn bản có những chỗ nhà văn đã kể lướt nhanh ở những quãng thời gian không quan trọng. Ví như: "đã mười một năm nay ông không bán máu" (20.402) được kể trong một câu văn. Qua đây, người đọc cũng cảm nhận được cuộc sống của Hứa Tam Quan đã có sự thay đổi, ông không phải bán máu để sinh tồn nữa. Hay thời gian thực của câu chuyện diễn ra
trong khoảng hơn bốn mươi năm nhưng chỉ được kể trong 389 trang. Có thể nói thủ pháp kỹ xảo trong điện ảnh đã được Dư Hoa sử dụng khá đắc địa.
Một điểm nữa về "Độ lệch" thời gian cốt truyện và thời gian kể chuyện cần thấy trong tiểu thuyết Chuyện Hứa Tam Quan bán máu là thời điểm phát ngôn của người kể chuyện không trùng với thời điểm diễn ra câu chuyện nhưng cách kể của câu chuyện đó chuyển động theo hướng hiện tại của "hôm nay", "lúc này", "bây giờ"… Điều này tăng được độ tin cậy rất lớn trong người đọc.
"Độ lệch" về thời gian cốt truyện với thời gian kể chuyện còn thể hiện ở tần xuất. Tức là mối quan hệ giữa khả năng lặp lại của câu chuyện với khả năng lặp lại của truyện kể. Trong Chuyện Hứa Tam Quan bán máu, sự “xảy lặp” chủ yếu được tạo ra để phục vụ cho việc miêu tả số phận nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết. Qua khảo sát văn bản, chúng tôi thấy tiểu thuyết có nhiều trần thuật trùng lặp như: sự việc xảy ra nhiều lần nhưng chỉ được kể có một lần. Đó là "Ngày nào chị cũng bắt chồng bớt ăn hai miếng" (20.189) hay "Tháng nào anh cũng đến bán máu một lần." (20.340). Cái ngày nào và tháng nào ấy cũng xảy ra những chuyện đó, nhưng ở đây Dư Hoa chỉ kể có một lần. Bên cạnh đó, chúng tôi còn nhận thấy trong tiểu thuyết sự việc bán máu của Hứa Tam Quan được miêu tả rất nhiều lần hay sự việc soi gương, chải tóc, bôi vadơlin của Hứa Ngọc Lan ... Điều đó có ý nghĩa khắc sâu tính cách, hành động của nhân vật, đồng thời tạo nên nhịp điệu trần thuật chậm rãi, khoan hoà, điềm đạm của tiểu thuyết.
Tiểu kết
Thời gian, không gian tự sự trong tiểu thuyết Chuyện Hứa Tam Quan bánmáu
của Dư Hoa vừa mang những nét truyền thống vừa mang những nét hiện đại.Tất cả các yếu tố thời gian, không gian ở đây được nhà văn sử dụng rất linh hoạt. Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các yếu tố không gian hiện thực, không gian tâm tưởng và không gian huyền ảo. Thời gian tự sự trong Chuyện Hứa Tam Quan bán máu cũng đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc bởi cách xử lý thời gian đầy sáng tạo của Dư Hoa. Câu chuyện được kể theo trật tự niên biểu nhưng nhiều lúc nhà văn đã để cho nhân vật ngoái lại quá khứ, nghĩ đến tương lai. Điều đó đã góp phần tạo nên tính chất không gian và thời gian đa chiều của tác phẩm. Đồng thời phản ánh được hiện thực cuộc sống, tâm lý nhân vật với tất cả sự phong phú, đa dạng vốn có của nó và tạo nên một nhịp điệu tự sự rất riêng của Dư Hoa.
KẾT LUẬN
Trên đây, chúng tôi đã trình bày những hiểu biết của mình về nghệ thuật tự sự của Dư Hoa qua việc tìm hiểu Chuyện Hứa Tam Quan bán máu. Qua đó, chúng tôi nhận thấy, Dư Hoa quả là một nhà văn đầy cá tính và được xem là tài hoa bậc nhất trên văn đàn Trung Quốc đương đại. Bằng tài năng và vốn sống của mình, Dư Hoa đã cho người đọc thấy bức tranh hiện thực cuộc sống của xã hội Trung Quốc đương thời với những số phận khắc nghiệt trong những tình cảnh khốc liệt nhất nhưng họ vẫn vươn lên trong lẽ sống nhân đạo.
Nghiên cứu nghệ thuật của Dư Hoa trong Chuyện Hứa Tam Quan bán máu, chúng tôi thấy phong cách tự sự của Dư Hoa tuy vẫn mang đậm yếu tố tự sự truyền thống: Từ người tự sự, điểm nhìn tự sự; nhân vật như là phương thức tự sự đến không gian, thời gian tự sự, nhưng cũng đã thể hiện sự thành công trong nghệ thuật kể chuyện đầy sáng tạo của Dư Hoa. Điều đó đã tạo cho Dư Hoa có một chỗ đứng riêng trên văn đàn đương đại Trung Quốc.
Người tự sự trong Chuyện Hứa Tam Quan bán máu được kể ở ngôi ba - ngôi kể mang tính truyền thống, nhưng Dư Hoa vẫn tạo được sự hấp dẫn riêng đối với người đọc. Bởi người kể luôn thay đổi vị trí rất linh hoạt. Khi thì người tự sự đóng vai trò người biết tuốt, khi thì ẩn vào nhân vật để kể theo những cái biết của nhân vật, nhiều lúc người kể trao ngòi bút cho nhân vật để đứng ngoài lắng nghe khiến cho truyện kể được khách quan, chân thực, thu hút sự chú ý đối với người đọc. Đặc biệt Dư Hoa đã sử dụng một cách linh hoạt giữa các điểm nhìn: Điểm nhìn zêrô; điểm nhìn bên ngoài; điểm nhìn bên trong, nên đã đem lại giá trị nghệ thuật to lớn cho tác phẩm.. Nhiều lúc trong truyện kể cùng một sự viêc, sự vật, nhưng Dư Hoa đã đặt sự việc ấy dưới cái nhìn của nhiều nhân vật khác nhau để nhìn nhận, đánh giá đã khơi nguồn cho viêc“đồng sáng tạo” của độc giả. Sử dụng cách kể chuyện ấy, Dư Hoa đã tránh được sự nhàm chán, tẻ nhạt của lối kể chuyện đơn giản, một chiều .Vẫn là ngôi kể thứ ba khách quan kể lại nhưng sự kiện lại đươc đánh giá và cảm nhận qua từng nhân vật. Điều đó không chỉ giúp người đọc thấy được hiện thực đa chiều đang diễn ra mà còn nắm bắt được nội tâm của nhân vật, cả tư tưởng tình cảm của nhà văn và làm cho truyện kể có độ tin cậy cao đối với độc giả.
Thành công lớn trong nghệ thuật tự sự của Dư Hoa chính là nhà văn đã xây dựng được một hệ thống nhân vật tham gia vào quá trình kể chuyện, trong Chuyện Hứa Tam Quan bán máu, Dư Hoa đã khái quát thành những kiểu loại nhân vật giống nhau. Họ có chung một hoàn cảnh là nghèo khó, song xây dựng nên những nhân vật này, Dư Hoa vẫn tạo cho mỗi nhân vật có một tính cách riêng: Hứa Tam Quan bề ngoài là một con người rất giản đơn nhưng ẩn chứa sự phong phú, thâm hậu của tính cách; Lai Hỉ, Lai Thuận tính cách trẻ trung, song cũng là những người sống có tình có nghĩa... Có thể nói các nhân vật: Người bán máu, Người mua máu...là những nhân vật truyền tải tư tưởng của nhà văn, đồng thời là những người tham gia vào việc dẫn dắt truyện kể. Thông qua các kiểu nhân vật trên, người đọc có thể tiếp xúc với những môi trường khác nhau của cuộc sống ở đất nước Trung Quốc. Xây dựng những nhân vật này, Dư Hoa không chỉ miêu tả nhân vật qua ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, qua mối quan hệ với các nhân vật khác mà còn khắc hoạ thế giới nội tâm của nhân vật một cách sắc nét qua những lần độc thoại nội tâm, hay miêu tả, phân tích trực tiếp tâm lý nhân vật.
Trong tiểu thuyết, một trong những yếu tố tham gia vào nghệ thuật tự sự của Dư Hoa là không gian và thời gian nghệ thuật. Qua khảo sát, chúng tôi thấy Dư Hoa thực sự đã tìm cho mình một “lãnh địa tự sự riêng”. Ông đã tạo cho Chuyện Hứa Tam Quan bán máu một không gian đa diện và thời gian đa chiều. Khung cảnh ấy là môi trường thuận lợi để các nhân vật sống, hành động và bộc lộ tính cách. Cũng giống như người tự sự, điểm nhìn tự sự... trong Chuyện Hứa Tam Quan bán máu,
Dư Hoa xây dựng thời gian và không gian tự sự có những nét kế thừa truyền thống và những nét cách tân, hiện đại. Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các yếu tố không gian hiện thực, không gian tâm tưởng, không gian huyền ảo. Bên cạnh đó, Dư Hoa còn có cách xử lý thời gian tự sự đầy sáng tạo. Mặc dù câu chuyện được kể theo trật tự tuyến tính nhưng nhiều lúc nhà văn đã để cho nhân vật ngoái về quá khứ, nghĩ đến tương lai tạo nên thì gian nhiều chiều cho tiểu thuyết. Xây dựng thời gian cốt truyện và thời gian kể chuyện, tác giả đã tạo ra một “độ lệch” nhất định bằng những thủ pháp ngoái lại, tỉnh lược, xảy lặp... Thời gian và không gian ấy đã góp phần thể hiện đời sống hiện thực, tâm lý nhân vật với tất cả sự phong phú đa dạng vốn có của nó.
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi thấy văn học Trung Quốc và văn học Việt Nam có những nét tương đồng và khác biệt rõ rệt. Trong văn học Việt Nam, chúng ta bắt gặp cây bút Nguyễn Huy Thiệp gần với “dòng tân tả thực”. Với văn phong mang đậm yếu tố sinh hoạt của đời sống thường nhật, Nguyễn Huy Thiệp đã phơi bày những gì trần tục nhất, những khát khao bản thể trong con người... đồng thời thể hiện triết lý nhân sinh sâu sắc.
Qua việc nghiên cứu nghệ thuật tự sự của Dư Hoa, chúng tôi nhận thấy: để tạo nên những thiên tiểu thuyết nổi tiếng, chiếm được chỗ đứng trong lòng bạn đọc, nhà văn phải không ngừng tìm tòi, sáng tạo và Dư Hoa là một trường hợp như vậy.
Hƣớng phát triển của đề tài
Nếu có điều kiện tiếp tục nghiên cứu đề tài: Nghệ thuật tự sự của Dư Hoa qua Chuyện Hứa Tam Quan bán máu, chúng tôi sẽ phát triển đề tài theo những hướng sau:
- Ngôn ngữ, giọng điệu tự sự trong Chuyện Hứa Tam bán máu của Dư Hoa. - Nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong Chuyện Hứa Tam Quan bán máu của Dư Hoa đặt trong mối quan hệ so sánh với các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.
- Yếu tố truyền thống và hiện đại trong nghệ thuật tự sự của Dư Hoa qua
Chuyện Hứa Tam Quan bán máu.
Với những hướng phát triển trên, chúng tôi hy vọng trong thời gian gần đây nhất sẽ có dịp trở lại nghiên cứu những nội dung này ở bậc cao hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Nguyên Ân: 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1999. 2. M. Bakhtin: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội Nhà văn, 2003.
3. Trần Lê Bảo (biên soạn, tuyển chọn ): Lỗ Tấn thân thế, sự nghiệp, những sáng tác tiêu biểu, Nxb Thông tin, Hà Nội, 2002.
4. Phan văn Các: Văn học Trung Quốc những năm 1990, Báo Văn nghệ, số 32/2002.
5. Ngô Nghĩa Cần: Cáo biệt hình thức hư nguỵ của Dư Hoa, Tạp chí Văn nghệ Tranh Minh,1/2000.
6. Phạm Tú Châu:Tiểu thuyết Tiên phong Trung Quốc ra đời nở rộ và trầm lắng, Tạp chí Văn học, số 12/2003.
7. Hồng trị Cương: Bài tựa cuốn Từ hoa tinh tuyển tập, Nxb Yến Sơn, 2006. 8. Đặng Anh Đào: Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb Đại
học Quốc gia, 2001.
9. Hà Minh Đức (chủ biên): Lý luận văn học, NxbGiáo dục, 1995.
10. Lê Tuyết Hạnh: Thời gian nghệ thuật trong cấu trúc văn bản tự sự, Nxb Đại học Sư phạm, 2003.
11. Mai Đức Hán: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Lỗ Tấn, Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn, 2005.
12. Lê Bá Hán-Trần Đình Sử – Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên): Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, 2007.
13. Đào Thị Thu Hằng: Nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm của Yasunary KawaBata, Luận án tiến sĩ ngữ văn, 2006.
14. Hoàng Ngọc Hiến: Cách kể trong tiểu thuyết, Báo Văn nghệ, số 3/1989. 15. Đào Duy Hiệp: Thơ và cuộc đời, Nxb Hội nhà văn, 2001.
16. Hồ Sĩ Hiệp: Những vấn đề của văn học đương đại Trung Quốc, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2003.
17. Đỗ đức Hiểu: Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, 2000.
18. Nguyễn Thái Hoà: Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, 2000. 19. Dư Hoa: Huynh Đệ- Tập 1,2, Vũ Công Hoan dịch, Nxb Công an nhân dân, 2006.
20. Dư Hoa: Chuyện Hứa Tam Quan bán máu. Vũ Công Hoan dịch. Nxb Công an nhân dân, 2004.
21. Dư Hoa: Sống, Vũ Công Hoan dịch, Nxb Văn học, 2002.
22. Dư Hoa: Huynh đệ- cuốn tiểu thuyết làm xôn xao Trung Quốc (Tài liệu lấy từ Internet, đường link: http: //evan.vnexpress.net/ News/ chan dung/ 2005/ 08/ 3B9ACF96/)
23. Vũ Công Hoan: Dịch văn đâu phải tiền (Tài liệu lấy từ internet, đường link: http: //việt báo. vn/ Van- hoá/ Dich- gia- Vu- Cong- Hoan- Dich- van- hoc -