Khái niệm nhân vật

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự của Dư Hoa qua tiểu thuyết Chuyện Hứa Tam Quan bán máu (Trang 35)

5. Cấu trúc của luận văn

2.1. Khái niệm nhân vật

Nhân vật văn học là yếu tố thiết yếu trong cấu trúc nghệ thuật. Chính vì vậy trong nghiên cứu văn học, khái niệm nhân vật đã được khá nhiều các nhà nghiên cứu đề cập đến.

Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức cho rằng: “Văn học không thể thiếu nhân vật, vì đó chính là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực. Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kỳ lịch sử nhất định”(9. 126).

Trong cuốn Tuyển tập Nguyễn Đình Thi, Nxb Văn học, 1997, Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Vấn đề trung tâm của nghệ thuật viết tiểu thuyết là miêu tả con người và con đường đi của họ trong xã hội. Người viết tiểu thuyết nghĩ mọi vấn đề đều phải thông qua các nhân vật, xuất phát từ nhân vật hơn là từ sự việc. Một cuốn tiểu thuyết có đứng được hay không là ở chỗ có tạo ra được những nhân vật làm cho bạn đọc nhớ được hay không”.

Nhân vật vừa là chủ thể (là người kể chuyện) vừa là đối tượng (người được miêu tả từ một người nào đó). Tiểu thuyết Chuyện HứaTam Quan bán máu được kể ở ngôi thứ ba nên vừa có nhân vật là chủ thể vừa có nhân vật là đối tượng. Nhưng do xuất phát từ mục đích nghiên cứu, ở chương này, chúng tôi chỉ đi vào nghiên cứu nhân vật ở phương diện là đối tượng của nghệ thuật kể chuyện, là công cụ phản ánh hiện thực, phương thức thể hiện tư tưởng nghệ thuật của nhà văn để từ đó khẳng định những đóng góp của nhà văn Dư Hoa về nghệ thuật tự sự đối với nền văn học Trung Quốc nói riêng, văn học thế giới nói chung.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự của Dư Hoa qua tiểu thuyết Chuyện Hứa Tam Quan bán máu (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)