5. Cấu trúc của luận văn
3.2.1. Quan niệm về thời gian tự sự
Chúng ta đã từng biết, văn học là nghệ thuật của thời gian, thời gian nghệ thuật là phạm trù đặc trưng của văn học. Điều này Likhachốp trong cuốn Thi pháp văn học cổ Nga đã nhấn mạnh: “ Thời gian là đối tượng, là chủ đề, là công cụ miêu tả, là sự ý thức và cảm giác về sự vận động và đổi thay của thế giới trong các hình thức đa dạng của thời gian xuyên suốt toàn bộ văn học.”
Trong kịch cổ điển Pháp thế kỷ thứ XVII, thời gian nghệ thuật tuân thủ theo luật tam duy nhất (thời gian diễn ra trong vòng một ngày 24 tiếng). Thời gian trong văn học truyền thống thường là thời gian tuyến tính. Còn thời gian trong văn học hiện đại đã thoát khỏi sự trói buộc của thời gian sự kiện. Thời gian trong tiểu thuyết thế kỷ hai mươi hiện ra chằng chịt, phức tạp đa tầng. Các nhà tiểu thuyết tự do đi lại trong tương lai hoặc cho nhân vật của mình lùi về quá khứ đến hàng mấy thế kỷ. Họ “bằng mọi cách chơi trò ú tim, đùa giỡn với thời gian, tãi thời gian ra, trốn khỏi thời gian, hoặc đúc thời gian trong một hình tượng vĩnh hằng khiến mọi nhờ cậy đến ký ức đều là bất khả”( 15. 68). Nên trong tiểu thuyết, người đọc có thể bắt gặp các loại thời gian khác nhau: có thời gian đơn tuyến và đa tuyến. Trong thời gian đơn tuyến lại có thể chia thành thời gian đơn tuyến đẳng tuyến và đơn tuyến đảo tuyến. G.Genette cho rằng: “ Truyện kể là một lớp hai lần thời gian: có thời gian của sự việc được kể và thời gian được kể ( thời gian của cái được biểu hiện và thời gian của cái biểu hiện) tính hai mặt này, một cách sâu sắc hơn, nó giục ta nhận ra rằng một trong các chức năng của truyện kể là đúc thời gian trong một thời gian khác nhau” (15. 69).
Trong mỗi tác phẩm, nhà văn có cách xử lý thời gian khác nhau. Ngay bản thân Dư Hoa, trước kia viết theo phái Tiên phong chủ nghĩa thời gian có sự đảo lộn ghê gớm, bây giờ ông quay trở lại với phái Tân tả thực nên cách xử lý thời gian của ông có những thay đổi rõ rệt. Sự thay đổi ấy thể hiện rõ nét trong Chuyện Hứa Tam Quan bán máu