Không gian hiện thực

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự của Dư Hoa qua tiểu thuyết Chuyện Hứa Tam Quan bán máu (Trang 54)

5. Cấu trúc của luận văn

3.1.2.1.Không gian hiện thực

Nếu như trước kia, hiện thực trong những tác phẩm của Dư Hoa “nghiêng về tưởng tượng”, thì những tác phẩm của ông trong những năm 90 của thế kỷ XX đã trở về với hiện thực, với sự tồn tại của sinh mệnh, trở về với nỗi đau thương của con người, nên không gian trong tác phẩm chủ yếu là không gian hiện thực sinh tồn của con người.Chuyện Hứa Tam Quan bán máu của Dư Hoa được viết theo khuynh hướng Tân tả thực nên cũng không nằm ngoài phạm vi không gian phản ánh ấy.

Không gian hiện thực trong tiểu thuyết Chuyện Hứa Tam Quan bánmáu chính là môi trường sống và hoạt động của nhân vật. Đọc tiểu thuyết Chuyện Hứa Tam Quan bán máu, chúng ta bắt gặp không gian sống của làng quê Trung Quốc - nơi đó có cuộc sống của con người một nắng hai sương làm lụng lam lũ trên cánh đồng dưa. Cuộc sống ở thôn quê vất vả nên mọi việc đều trông chờ vào tiền bán máu: từ việc lấy vợ, làm nhà … Địa điểm được đề cập đến trong tiểu thuyết mặc dù không có tên cụ thể nhưng nó chính là một không gian hiện thực ở Trung Quốc – nơi có những người nghèo khổ lấy việc bán máu làm phương thức sinh tồn. Bán máu đã trở thành phổ biến ở đất nước Trung Quốc và đã tạo thành những thôn bán máu, bởi trong gia đình nào cũng có người bán máu. Làng quê của ông nội Hứa Tam Quan sống cũng là một trong những thôn bán máu có thật ở đất nước Trung Quốc. Chính hiện thực cuộc sống ấy đã khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho Dư Hoa viết nên tiểu thuyết này. Điều đó Dư Hoa đã từng viết: “ Tôi biết lịch sử và hiện thực của Trung Quốc đã nuôi dưỡng sáng tác của tôi, đã cho tôi thân thể bàn tay và tim đập” ( 20.21). Không gian hiện thực ấy đã đem đến cho tác phẩm hơi thở của cuộc sống.

Không gian đầu tiên người đọc bắt gặp trong Chuyện Hứa Tam Quan bán máukhông gian nông thôn. Ở chương mười tám, không gian nông thôn mặc dù chỉ được nhà văn nhắc đến lướt qua trong lời nói của Hứa Ngọc Lan nhưng người đọc cũng đã nhận ra không khí cuộc sống ở thôn quê ông nội Hứa Tam Quan như thế nào trong những ngày đầu thành lập Công xã nhân dân: “Ruộng đất của ông nội và của chú Tư bị nhà nước thu hồi” ( 20.181). Cuộc sống của người dân ở thôn quê ngày một khó khăn, đặc biệt sau nạn lụt, là năm đói, cái đói bao trùm lên không gian của làng quê, bởi “lúa ở nhà quê phần lớn đều bị rũ nát ở ngoài đồng… người

ăn xin đổ về thành phố càng ngày càng đông...” (20.189). Ở nông thôn, sau cuộc Cách mạng văn hoá, người dân vẫn lấy việc bán máu làm lối thoát duy nhất cho cuộc sống nghèo khó của mình, nhiều khi họ bán máu quá sức đã gây nên những hậu quả khôn lường, thậm chí bị mất mạng. Bên cạnh đó người đọc còn thấy một hiện thực cuộc sống bất công ở ngay môi trường làm việc ở nông thôn. Điều này thể hiện rõ qua lời tâm sự của Hứa Tam Quan với Căn long: “Hai đứa ở nông thôn cực lắm anh ạ, những vị tai to mặt lớn, có máu mặt ở thành phố con cái họ về làng chỉ có vài năm sau là điều hết lên thành phố” ( 20. 315). Miêu tả hiện thực đó nhà văn muốn cho người đọc thấy cuộc sống của người dân Trung Quốc trước và sau Cách mạng văn hoá tồn tại trong những môi trường hết sức phức tạp. Dường như đời sống kinh tế thị trường đã len lỏi vào cả nông thôn Trung Quốc sau Cách mạng văn hoá. Qua đây, người đọc thấy được tấm lòng cảm thông sâu sắc của Dư Hoa đối với những con người nghèo khổ ở làng quê Trung Quốc lúc bấy giờ.

Trong Chuyện Hứa Tam Quan bán máu, bên cạnh không gian nông thôn Trung Quốc, Dư Hoa còn miêu tả không gian thành phố. Qua khảo sát, chúng tôi thấy, đây là không gian được Dư Hoa miêu tả nhiều nhất trong tác phẩm. Đó là không gian cuộc sống của những ồn ào, phức tạp, nơi có những con người thích tụ tập, bàn tán chuyện này, chuyện kia của nhà hàng xóm. Sống trong môi trường thành phố nhưng người dân nơi đây luôn quan tâm soi mói đến những chuyện của người khác từ chuyện không biết Nhất Lạc là con của ai: “ Thằng bé Nhất Lạc không giống Hứa Tam Quan chút nào…” (20. 67), rồi họ đồn Nhất Lạc giống Hà Tiểu Dũng. Cứ mỗi lần thấy Hứa Ngọc Lan kêu khóc họ lại xúm vào xem rồi lại đồn đại. Hay chuyện con ông Phương thợ rèn bị Nhất Lạc đập vỡ đầu phải đi bệnh viện, họ cũng kháo nhau cho đến chuyện Nhất Lạc đi gọi hồn Hà Tiểu Dũng, dân chúng cũng “ùn ùn kéo đến trước cửa nhà Hà Tiểu Dũng… Họ bắt đầu xôn xao bàn tán …”( 20. 257). Có thể thấy những thói quen thích dòm ngó, nhiêu khê, nhiều chuyện của những người dân thành phố đã làm cho không gian sống thêm ồn ào, nhốn nháo, phức tạp. Những lời xôn xao bàn tán của người dân không chỉ tạo điều kiện môi trường cho nhân vật bộc lộ tính cách mà còn thể hiện được không gian sống chật chội, phức tạp. Đó là không gian không có chỗ đứng cho cá nhân, nhiều lúc cuộc sống riêng tư của con người cũng bị đem ra “mổ xẻ”, bàn tán đến tận cùng. Bầu không khí chật chội bức bối này cũng đã được Dư Hoa đề cập đến trong tiểu

thuyết Huynh đệ. Chính trong không gian ấy đã xuất hiện nhiều loại người, nhiều dạng người, góp phần tạo nên sự đa dạng phong phú trong tính cách của con người.

Qua khảo sát, chúng tôi thấy không gian thành phố được miêu tả nổi bật trong Chuyện Hứa Tam Quan bán máu là không gian sinh hoạt của những người dân của thời trước, trong và sau cuộc Cách mạng văn hoá. Đó là không gian cuộc sống của người dân thành phố bị xáo trộn khi Công xã nhân dân được thành lập: “Rất đông người đeo băng đỏ ra ra vào vào từng gia đình, thu sạch xoong nồi, bát đĩa, gạo ngô, mỡ muối… Họ bảo từ nay trở đi không ai được nấu cơm ở nhà mình, muốn ăn cơm phải đến nhà ăn tập thể” (20. 182). Nên nhà ăn tập thể của uỷ ban nhân dân thành phố có đến một phần tư đân số thành phố kéo đến ăn cơm, ăn cơm ở đấy một bữa Hứa Tam Quan “ mệt phờ râu trê”, họ chen bẹp ba thằng con trai của anh, “ quần áo lót cuả anh ướt đẫm mồ hôi”, nhưng những ngày của cuộc sống chen lấn xô đẩy, chật chội ấy đã khép lại bởi “nhà ăn toàn thành phố đã đóng cửa,” (20. 185), người dân lại phải trở về với cuộc sống khốn khó của mình.

Trong Chuyện Hứa Tam Quan bán máu, Dư Hoa còn cho ta thấy không gian cả thành phố bị chìm trong nước. Bởi sau nạn lụt là năm đói, cái đói từ làng quê Trung Quốc “lù lù kéo đến” thành phố, người ăn xin đổ về thành phố càng ngày càng đông , nhà máy tơ cũng đóng cửa, trường học cũng nghỉ dạy, rất nhiều cửa hiệu trong thành phố đều đóng cửa, trước kia có khoảng hai mươi khách sạn, bây giờ chỉ còn khách sạn Thắng Lợi mở cửa. Cái đói tràn ngập thành phố, cuộc sống của người dân phải đương đầu với biết bao khó khăn. Gia đình Hứa Tam Quan cũng như người dân ở thành phố: khó khăn chồng chất khó khăn, hàng ngày họ phải húp cháo ngô, ăn rau dại. Cái đói đã bao trùm lên cả thành phố khiến con người rơi vào cảnh tội nghiệp: “Cả thành phố mặt người nào cũng bủng beo, vàng vọt, teo tóp, héo hắt, nhăn nhăn nhó nhó” (20.207). Cái đói làm cho bản chất ông Lý trưởng phòng cung cấp máu bộc lộ rõ nét hơn, ông vòi vĩnh quà người đi bán máu một cách trắng trợn. Trong hoàn cảnh cả nhà phải húp cháo dòng dã năm mươi bảy ngày trời, Hứa Tam Quan đã đi bán máu để cứu thoát cho gia đình. Cái đói đã khiến cho cả nhà ông Vương kéo nhị, nhà Hà Tiểu Dũng, phải húp cháo ngô. Không gian này là không gian thu nhỏ của xã hội Trung Quốc đương thời. Đó là không gian của hậu quả Công xã nhân dân, của lụt lội làm cho cuộc sống con người rơi vào hoàn cảnh bí bách, dở sống dở chết.

Ngoài ra trong tiểu thuyết, chúng ta còn bắt gặp không gian của cuộc Đại Cách mạng văn hoá. Đó là không gian thành phố có sự thay đổi, xáo trộn: Tất cả các nhà máy không làm việc, hàng quán đóng cửa, trường học không giảng dạy, đặc biệt có cảnh tượng người treo cổ trên cây, người bị nhốt trong chuồng bò, người bị đánh chết tươi và có một hiện tượng đáng chú ý là: “ Mao chủ tịch nói câu nào là có người soạn câu ấy thành bài hát, là có người viết câu ấy lên tường...”( 20. 268). “Thời buổi này không có toà án, cảnh sát cũng không có, thời buổi này nhiều nhất là tội danh”(20. 269). Có thể thấy cuộc sống của người dân trong Cách mạng văn hoá vô cùng ngột ngạt, đầy bạo lực và nhiễu nhương.

Không gian hiện thực trong Chuyện Hứa Tam Quan bán máu

còn là không gian bức bối của những cuộc phê đấu. Không gian này mặc dù chỉ được miêu tả trong chương hai mươi lăm, nhưng cũng đủ đem đến cho người đọc một sự ám ảnh về những người bị treo cổ trên cây, hoặc bị nhốt trong chuồng bò hoặc bị đánh đến chết tươi hoặc cảnh tượng một đám người đeo băng đỏ xồng xộc đến nhà Hứa Tam Quan dẫn Hứa Ngọc Lan đi phê đấu. Chị không chỉ bị phê đấu ngoài đường phố mà còn bị phê đấu nhiều nơi trên thành phố. Thậm chí Hứa Ngọc Lan còn bị phê đấu trong gia đình. Chính hoàn cảnh phê đấu ấy đã làm cho Nhất Lạc - đứa con mà Hứa Ngọc Lan đứt ruột đẻ ra nói những lời như dao cứa vào trái tim chị: “ Con không có gì đáng nói, hiện giờ con hận nhất là Hà Tiểu Dũng, hận thứ nhì là Hứa Ngọc Lan... con hận Hứa Ngọc Lan là Hứa Ngọc Lan đã khiến con làm người không dám ngẩng đầu lên mà đi”( 20. 291). Có thể nói không gian trên là không gian thu nhỏ của xã hội Trung Quốc trong Cách mạng văn hoa - một không gian đầy sát khí và tràn đầy bạo lực, con người bị đánh đập hành hạ rất dã man. Dường như ở đây mọi sự tàn ác, nhiễu nhương và đau khổ nhất của con người đã được diễn ra. Ở đây, không khí của cuộc Cách mạng xen giữa cuộc sống sinh hoạt và cuộc sống tinh thần của người dân đã làm nổi bật được bức tranh hiện thực của đất nước Trung Quốc đương thời.

Cái làm nên dấu ấn riêng của không gian hiện thực trong tiểu thuyết Chuyện Hứa Tam Quan bán máu là không gian ấy được đặt trong dòng lịch sử, không khí cách mạng và tư tưởng đường lối của đảng. Đó là “lời của Mao chủ tịch nói: phải đấu văn không được đấu võ ....” ( 20.296).

Một hình thức khác của không gian hiện thực trong tiểu thuyết Chuyện Hứa Tam Quan bán máu là không gian sinh hoạt của gia đình Hứa Tam Quan, nhà Hà Tiểu Dũng... Đó là không gian căn nhà trống không của Hứa Tam Quan sau khi bị ông Phương thợ rèn bắt nợ. Trong không gian ấy có cuộc sống khó khăn thiếu thốn của gia đình Hứa Tam Quan, có không khí bức bối của những lần vợ chồng Hứa Tam Quan cãi cọ nhau ... Đó là không gian của bệnh viện- nơi Hứa Tam Quan cùng với A Phương, Căn Long... đến bán máu và cả sự lạnh lẽo, u ám của chiếc giường bỏ không trước khi Căn Long chết đã nằm ... Thêm vào đó là không gian của Lâm Phố, không gian của nhà máy, không gian của khách sạn ... Không gian khách sạn ở đây đã được Dư Hoa miêu tả trở đi trở lại rất nhiều lần song ứng với mỗi lần lặp lại không gian ấy là những sự kiện có ý nghĩa khác nhau. Đó là không gian của khách sạn Thắng Lợi, sau mỗi lần bán máu xong Hứa Tam Quan cùng A Phương và Căn Long đến ăn một đĩa gan lợn xào và uống hai lạng rượu nếp cái cho lại sức và là không gian Hứa Tam Quan mời Hứa Ngọc Lan ăn bánh bao, ăn mì vằn thắn ... đồng thời khách sạn chính là nơi Hứa Tam Quan được mọi người đưa vào nằm nghỉ sau khi anh bán máu, sức khoẻ bị suy sụp. Không gian khách sạn cũng gắn liền với hoàn cảnh cuộc sống của người dân. Lúc cả thành phố lâm vào cảnh đói kém, thì: “Khách sạn Thắng Lợi chẳng có món gì, chỉ có mì sợi Dương Xuân. Khách sạn cũng mất mùa đói kém. Trước kia mì sợi Dương Xuân có chan canh thịt, bây giờ chỉ một bát nước lã, có vậy mà vẫn đòi một đồng bảy hào một bát, trước kia một bát mì sợi chỉ có chín xu.” ( 20. 210).

Qua đây, chúng ta thấy sự kết hợp hài hoà giữa không gian hiện thực và không khí lịch sử đã tạo nên một hiệu quả nghệ thuật to lớn. Song trong tiểu thuyết này, tác giả làm mờ đi tính thời đại, lịch sử, làm nhạt sự phê phán lịch sử và làm nổi cuộc sống lên. Trong Chuyện Hứa Tam Quan bán máu chúng ta có thể cảm nhận được sự tàn nhẫn của lịch sử qua chuyện Hứa Ngọc Lan bị phê đấu ngoài xã hội và trong gia đình hay chuyện gia đình Hứa Tam Quan phải chiêu đãi ông đội trưởng của Nhị Lạc ... Tất cả đều thể hiện sự phê phán lịch sử nhưng dường như hoàn cảnh lịch sử đó bị nhạt hoá và làm cho con người, cuộc sống nổi lên.

Thành phố trong tiểu thuyết Chuyện Hứa Tam Quan bán máu là không gian địa lý không có tên nhưng đã trở thành không gian tiêu biểu của đất nước Trung Quốc trước, trong và sau cuộc Cách mạng văn hoá. Không gian ấy là điều kiện môi

trường thích hợp để nhân vật sống hành động và bộc lộ tính cách của mình. Tạo dựng thành công không gian nghệ thuật này là một đóng góp lớn của nhà văn Dư Hoa trong nghệ thuật tự sự.

Đề cập đến không gian hiện thực trong tiểu thuyết Chuyện Hứa Tam Quan bán máu, chúng ta không thể không nói đến không gian thiên nhiên được miêu tả trong tác phẩm. Thiên nhiên ở đây không chỉ là bức phông nền cho nhân vật xuất hiện mà nó còn tham gia vào quá trình tự sự và góp phần quan trọng tạo nên sự thành công của tác phẩm. Trong suốt chiều dài tác phẩm, thiên nhiên xuất hiện không nhiều nhưng nó lại có ý nghĩa rất lớn trong nghệ thuật tự sự và để lại ấn tượng sâu sắc đối với độc giả. Nó xuất hiện như một nhân vật phụ thấp thoáng ẩn hiện nhưng lại là nhân vật không thể thiếu và nó được miêu tả thông qua hệ thống ngôn ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc nên không gian thiên nhiên ấy không chỉ là nhân vật phụ hoạ trong tác phẩm mà nó còn có tác dụng khúc xạ tâm hồn con người. Đó là không gian của bầu trời cao rộng, của những dòng sông uốn lượn quanh co, của những ráng chiều sắp tắt, của những trăng sao... Tất cả không gian ấy tham gia vào việc khắc hoạ thế giới nội tâm của nhân vật và thể hiện tư tưởng của nhà văn.

Để nói lên cuộc sống và tình người ấm áp của người dân Lâm Phố, nhà văn miêu tả “Ánh nắng ấm áp của mùa đông” nhưng khi Hứa Tam Quan bán máu ở Lâm Phố song ánh nắng thiên nhiên được miêu tả nhằm khắc hoạ đậm nét thể trạng của anh: “Hứa Tam Quan run rẩy đi trong nắng ... ánh nắng chiếu vào anh, khiến anh nheo mắt lại”( 20. 349). Thiên nhiên ở đây luôn xuất hiện bên cạnh con người, bao quanh nhân vật, tô điểm thêm cho nhân vật. Thiên nhiên ấy được nhìn qua con mắt của người tự sự và nó nhuốm màu tâm trạng của con người. Nên qua hình ảnh thiên nhiên chúng ta có thể đoán định được tâm trạng con người:“ Ngồi trên một

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự của Dư Hoa qua tiểu thuyết Chuyện Hứa Tam Quan bán máu (Trang 54)