Cuộc đấu tranh chống Nhân văn Giai phẩm (195 5 1958)

Một phần của tài liệu Quan niệm về tính giai cấp trong văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 - 1985 (Trang 53)

5. Cấu trúc Luận văn

2.2.3. Cuộc đấu tranh chống Nhân văn Giai phẩm (195 5 1958)

Đây là một trong ba cuộc vận động lớn của văn nghệ nƣớc ta từ sau chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) (hai cuộc vận động khác là Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ ba và cuộc đấu tranh ngăn chặn những ảnh hƣởng của chủ nghĩa xét lại hiện đại), góp phần dọn đƣờng cho nhiệm vụ cơ bản là xây dựng một nền văn nghệ anh hùng chống Mỹ cứu nƣớc. Cuộc đấu tranh chống Nhân văn - Giai phẩm và cuộc vận động chính trị mùa xuân năm 1958 đánh dấu thời kỳ “nhận đƣờng” bƣớc vào cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cuộc đấu tranh này kéo dài suốt 3 năm 1955 đến 1958, thực chất là một cuộc đấu tranh trên cả hai mặt chính trị và văn nghệ nhằm bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ sự lãnh đạo của Đảng, nhằm giải quyết vấn đề ai thắng ai giữa đƣờng lối văn nghệ của Đảng và đƣờng lối văn nghệ của giai cấp tƣ sản. Các tiểu luận sắc bén của Đặng Thai Mai, Hồng Chƣơng, Xuân Trƣờng, Hoàng Trung Thông, Nhƣ Phong, Hoài Thanh, Hoàng Xuân Nhị, Trịnh Xuân An, Xuân Diệu, Vũ Đức Phúc,… có tính chất phê phán gay gắt các nhà văn trong Nhân văn - Giai phẩm nhƣ Trƣơng Tửu, Trần Đức Thảo, Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Lê Đạt, Tử Phác,… coi những trí thức trong nhóm Nhân văn - Giai phẩm là “bọn xét lại hiện đại”, bọn trôt kít, phản động, chống phá cách mạng. Các bài viết đó đều có nội dung lên án nghiêm khắc những hoạt động đƣợc cho là phá hoại của nhóm Nhân văn - Giai phẩm và những biểu hiện của chủ nghĩa xét lại trong văn nghệ, khằng định những thành tựu của nền văn nghệ kháng chiến, khẳng định sự đúng đắn của đƣờng lối văn nghệ của Đảng và bảo vệ sự trong sáng của mỹ học Mác - Lênin. Tựu trung, các nhà phê bình văn nghệ cách mạng đều đi đến khẳng định, nhóm Nhân văn - Giai phẩm đã sử dụng chủ nghĩa xét lại, khoác áo chủ nghĩa Mác - Lênin để xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, nói là

chịu sự lãnh đạo của Đảng nhƣng thực chất là đả kích sự lãnh đạo đó. Mặt khác, nhóm này sử dụng chủ nghĩa trốt kít, lên giọng “tả” đầu lƣỡi, tuyên bố là “cách mạng triệt để”, “cộng sản hơn Đảng cộng sản”, thực chất là tuyên truyền cho các giai cấp phản động cực hữu, xúi giục quần chúng chống lại Đảng. Nhiệm vụ chính trị của nền văn học cách mạng lúc này là củng cố lực lƣợng, điểm lại đội ngũ, chỉnh huấn, chỉnh quân để chuẩn bị cho một cuộc chiến đấu đầy thử thách gay go, cho nên những tác phẩm không phải là Nhân văn - Giai phẩm nhƣng tƣ tƣởng cách mạng chƣa thật sáng chói nhƣ Vào đời của Hà Minh Tuân, Đi bước nữa của Nguyễn Thế Phƣơng cũng bị coi là có vấn đề,… Vấn đề nhóm Nhân văn - Giai phẩm và cuộc đấu tranh chống lại nhóm này, thời gian gần đây đã có nhiều công trình nhìn nhận, đánh giá lại. Và đây là một hƣớng đi cần thiết nhằm có cái nhìn khách quan hơn đối với một hiện tƣợng văn nghệ phức tạp nhƣ thế này.

Cuộc đấu tranh chống nhóm Nhân văn - Giai phẩm kết thúc vào đầu năm 1958, sau khi Bộ Chính trị tổ chức một đợt học tập chính trị rộng khắp. Thông qua bài nói chuyện quan trọng của Trƣờng Chinh Phấn đấu cho một nền văn nghệ dân tộc phong phú dưới ngọn cờ của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội tại Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ hai và Nghị quyết ra ngày 6/1/1958; Bản báo cáo tổng kết của Tố Hữu Qua cuộc đấu tranh chống nhóm phá hoại

Một phần của tài liệu Quan niệm về tính giai cấp trong văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 - 1985 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)