“Nghệ thuật vị nghệ thuật” hay “Nghệ thuật vị nhân sinh”

Một phần của tài liệu Quan niệm về tính giai cấp trong văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 - 1985 (Trang 48)

5. Cấu trúc Luận văn

2.2.1.“Nghệ thuật vị nghệ thuật” hay “Nghệ thuật vị nhân sinh”

Thực ra cuộc tranh luận này đã diễn ra từ thời kỳ trƣớc cách mạng tháng Tám. Đây là cuộc tranh luận trên báo chí giữa hai phái “Nghệ thuật vị nghệ thuật” (đại diện là Hoài Thanh) hay “Nghệ thuật vị nhân sinh” (đại diện là Hải Triều) bắt đầu từ năm 1935 và tính thời điểm kết thúc là năm 1939. Tuy nhiên trong cuộc tranh luận này, những tƣ tƣởng của lý luận Xô viết đã công khai xuất hiện, nhất là khái niệm “Tả thực xã hội” (Realisme socialiste) và đã luôn luôn trở thành các vấn đề tƣ tƣởng quan trọng đƣợc thƣờng xuyên đề cập đến trong giai đoạn văn học cách mạng 1945 - 1985. Khái niệm ấy đƣợc sử dụng nhƣ một thuật ngữ của một nền văn học mới của giai cấp vô sản. Ở Việt Nam, nó đƣợc khẳng định nhƣ một yếu tố của nền văn học xây dựng cuộc sống mới. Đến Đề cương Văn hóa Việt Nam năm 1943 do Trƣờng Chinh chấp bút, thuật ngữ này xuất hiện để chỉ khuynh hƣớng của một nền văn nghệ mới. Sau 5 năm thực hiện và triển khai Đề cương văn hóa, tại Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ hai, trong văn kiện Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam (1948), Trƣờng Chinh đã chuyển thuật ngữ này thành thuật ngữ Hiện thực xã hội chủ nghĩa. Từ đây, vấn đề chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa chính thức đƣợc hình thành và trong một thời gian dài, gắn liền với sự phát triển của nền văn học cách mạng Việt Nam. Cùng với nó là sự xuất hiện của nhiều khái niệm lí luận quan

trọng khác (nguyên tắc tính Đảng, tính giai cấp, tính nhân dân, tính dân tộc,…), cùng chi phối, không chỉ văn học, mà còn nhiều lĩnh vực khác của đời sống văn hóa tinh thần nƣớc ta. Và cũng bắt đầu từ đây, chính trị thâm nhập vào hầu hết các hoạt động tinh thần xã hội, trong đó có văn học nghệ thuật. Văn chƣơng với tƣ cách là vũ khí của cách mạng đã “tải đạo” cách mạng vào tiến trình văn học tạo nên một màu sắc riêng biệt và những giá trị mới cho văn học.

Từ sau 1945, lực lƣợng phê bình chủ yếu tập trung trong Hội Văn hóa cứu quốc. Trên Tạp chí Tiên phong đã xuất hiện những cuộc tranh luận trực diện đầu tiên của Đặng Thai Mai, Hồng Lĩnh (tức Nguyễn Khánh Toàn), Nguyễn Đình Thi, Nhƣ Phong, Nguyễn Huy Tƣởng, Xuân Diệu, Nam Cao,… với Trƣơng Tửu, nhóm trôt kít Hàn Thuyên nhằm phê phán các tƣ tƣởng phong kiến, tƣ tƣởng nô dịch và tƣ tƣởng tƣ sản của Quốc dân Đảng và trôt kít phản động. Bài viết của Đặng Thai Mai Phê bình “Tương lai văn nghệ Việt Nam”

đã vạch trần giọng điệu quá khích của nhóm trôt kít Hàn Thuyên trƣớc dƣ luận quần chúng. Nhìn chung, trong tình hình chính trị và văn học rất phức tạp lúc bấy giờ, các nhà lý luận phê bình mác xít đã có nhiều đóng góp trong việc đấu tranh để phổ biến và khẳng định đƣờng lối văn nghệ của Đảng trong Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943.

Một phần của tài liệu Quan niệm về tính giai cấp trong văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 - 1985 (Trang 48)