5. Cấu trúc Luận văn
2.1.3. Tính giai cấp quyết định phương pháp sáng tác trong văn học nghệ
Chủ nghĩa hiện thực và xã hội chủ nghĩa là hai khái niệm của các lĩnh vực khác nhau, lần đầu tiên đƣợc ghép lại rõ ràng là có phần khiên cƣỡng thành một thuật ngữ chỉ một đƣờng hƣớng sáng tác của một giai đoạn văn học nhất định của một số nền văn học vô sản. Tại Đại hội các nhà văn Liên Xô lần thứ I (1934) nó đƣợc khẳng định là phƣơng pháp sáng tác chủ yếu của văn học Xô viết. Trong bản Dự thảo Điều lệ hội nhà văn Liên Xô có ghi rõ: “Chủ nghĩa
hiện thực xã hội chủ nghĩa là phƣơng pháp chủ yếu của văn học và phê bình văn học Xô viết, phƣơng pháp đòi hỏi ngƣời nghệ sĩ phải miêu tả một cách chân thực và cụ thể - lịch sử hiện thực trong sự phát triển cách mạng của nó. Ở đây tính chân thực và tính cụ thể - lịch sử của việc miêu tả nghệ thuật phải kết hợp với nhiệm vụ cải tạo và giáo dục tƣ tƣởng đối với ngƣời lao động theo tinh thần xã hội chủ nghĩa.” [68 ; 310].
Phƣơng pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa đòi hỏi nhà văn diễn giải những vấn đề của giai cấp, tầng lớp những ngƣời lao động trong đời sống hàng ngày, ngƣời chiến sĩ trong cuộc đấu sức giai cấp và cách mạng mà tƣơng lai tƣơi sáng là kết cục trông thấy trƣớc; phải thể hiện một nội dung và hình thức rõ ràng nhất, dễ hiểu nhất. Đây cũng chính là sự phù hợp với yêu cầu về tính đại chúng trong văn học.
Ở Việt Nam, thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa đƣợc chính thức xuất hiện trong một văn kiện của Đảng là bản Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943. Trong Đại hội văn hóa toàn quốc ngày 19/7/1948, Trƣờng Chinh đã giải thích thế nào là chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn nghệ, nhấn mạnh đến tính rõ ràng, dễ hiểu của văn chƣơng. Ít lâu sau, tiếp tục bàn thêm về hiện thực xã hội chủ nghĩa, nhà văn Nguyễn Đình Thi trong bài “Tìm nghĩa Hiện thực mới” in trong Văn nghệ số 10 tháng 3/1949 cũng khẳng định điều đó một lần nữa. Từ đây, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa đã đƣợc định nghĩa một cách rõ ràng, và trong một thời gian dài ngƣời ta lặp lại những định nghĩa đó, tin rằng nhƣ thế mới là nghệ thuật đích thực. Ngƣời ta thấy cần thiết “phải chống lại các khuynh hƣớng trừu tƣợng, thần bí trong nghệ thuật. Tác phẩm nghệ thuật phải trong sáng, giản dị, đến đƣợc với mọi ngƣời. Đề tài, chủ đề, cách thể hiện rõ ràng, đó là một biểu hiện của tính đảng và tính nhân dân trong văn nghệ ta. Nghệ thuật xã hội chủ nghĩa không chấp nhận lối viết mập mờ, lẫn lộn có tính chất biểu tƣợng hai mặt. Nội dung lành mạnh đòi hỏi biểu hiện ở một hình thức trong sáng, giản dị.” [19 ; 300].
cách mạng và xây dựng xã hội mới, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa bao gồm những chức năng sau: Khẳng định, ngợi ca và xây dựng xã hội mới; Phê phán những nhân tố tiêu cực, những rơi rớt của xã hội cũ ở trong đời sống và trong văn nghệ; Vạch trần bản chất phản động và đánh bại những mƣu toan của kẻ thù nhằm tấn công vào xã hội mới và nền văn nghệ mới. Trong tất cả những chức năng trên thì chức năng khẳng định, ngợi ca và xây dựng xã hội mới là chức năng chủ yếu; các chức năng khác đều phục vụ cho chức năng chủ yếu này.
2.2. Các cuộc tranh luận trong văn học nghệ thuật cách mạng Việt Nam 1945 - 1985 thể hiện mạnh mẽ tinh thần đấu tranh giai cấp