5. Cấu trúc Luận văn
3.3.2. Ngôn ngữ văn học mang tính chính luận
Một khía cạnh khác nổi bật trong văn học những năm chống Mĩ là vấn đề ngôn ngữ trong các tác phẩm có tính chính luận. Văn xuôi Nguyễn Khải trong Họ sống và chiến đấu, Hòa Vang; tùy bút Nguyễn Tuân trong Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi; hay trong một tiểu thuyết nhƣ Dấu chân người lính, ngƣời ta cũng thấy các nhân vật hay lý sự, bàn cãi, có những đoạn họ nói với nhau nửa trang, một trang liền. Từ cái lúng túng khi phải nói ra chuyện chính trị của các nhân vật trong Đôi mắt, Làng ngày nào… và lùi xa hơn nữa, từ cái lúng túng không biết nói gì của các nhân vật trong Một lần tới thủ đô đến cái thẳng băng của lý sự bây giờ - toàn chuyện lý luận quan trọng, dân tộc, thời đại, lẽ sống, chân lý,… mà ai cũng hiểu và nói rất rành mạch.
Sự thâm nhập của ý thức vốn là một đặc điểm lớn trong cách sống, cách suy nghĩ của con ngƣời sau cách mạng. Nhƣng việc gì cũng có quá trình của
nó. Khi viết Lượm, để diễn tả cái mà ngày nay chúng ta gọi là động cơ yêu nƣớc trong nhân vật thiếu niên này, nhà thơ chỉ dẫn lại câu nói nặng về cảm tính của chú bé: “Ở đồn Mang Cá/Thích hơn ở nhà”. Nhƣng đến cuối cuộc kháng chiến, với những bài thơ nhƣ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Ta đi tới, Tố Hữu đã tự khác mình rất nhiều. Chất thơ trong những bài thơ đó đã có hơi hƣớng của chính luận. Đến thời chống Mỹ thì lối viết này của Tố Hữu càng nổi lên nhƣ một yếu tố chủ đạo. Nhiều câu thơ sắt lại nhƣ châm ngôn:
“Khi ta đứng lên cầm khẩu súng Ta vì ta, ba chục triệu ngƣời Cũng vì ba ngàn triệu trên đời.”
Điều dễ nhận thấy trong các câu thơ trên, cũng nhƣ trong cả tập Ra trận,
đó là giọng thơ hào hùng mà vẫn rất trữ tình. Nhƣng hạt nhân sâu sa của thơ Tố Hữu lúc này lại là lí lẽ: Sống là thế, chân lý là thế, là con ngƣời phải làm vậy. Nét nổi bật của những lí lẽ ấy là đơn giản và quá đúng, sự đơn giản ở đây có sức ràng buộc, chinh phục. Thơ Chế Lan Viên mới thực sự là thơ chính luận, đôi lúc những lập luận quanh co hơn và cách trình bày hoa mĩ hơn rất nhiều. Mỗi khi nhắc đến thơ Chế Lan Viên sau cách mạng tháng Tám, cùng lúc chúng ta sẽ hình dung ra hai loại, một là những bài thơ tứ tuyệt chặt chẽ nhƣ thơ Đƣờng, và hai là những bài thơ lý sự, chứng minh, bàn thẳng về các vấn đề thời sự - đây là mảng chiếm vai trò quan trọng chủ đạo, ở đó có những tìm tòi gần nhƣ chƣa từng có trong thơ tiếng Việt. Nhà thơ đứng ra công khai biện luận cho một chân lý mà ông tin. Mọi phƣơng tiện thơ ca đều đƣợc huy động đến mức tối đa cho mục đích đã định. Thơ ông lúc này có lúc đào cùng tát cạn, chữ nghĩa thẳng băng và chỉ có một nghĩa. Trong quá trình triển khai tứ thơ, nhiều ẩn dụ đƣợc sử dụng, các ẩn dụ này liên tiếp phóng lên “vọt vọt nhƣ pháo hoa cải ngũ sắc” [90], nhƣng cả bài lại chỉ nhằm đi tới một kết luận đơn giản và rất dễ chấp nhận. Câu thơ không bị khuôn vào số chữ nhất định mà vƣơn ra hết sức dài rộng. Không ít những câu ghép ý theo lối tạo nghịch lý, đập mạnh vào cân não của ngƣời đọc (kiểu nhƣ “Cái hầm chông là điều kiện nhân đạo
nhất” hoặc “Khẩu súng ta ơi khẩu súng rất nhân tình”). Ngoài hai nhà thơ đã đƣợc phân tích cụ thể ở trên, trong việc hƣớng ngôn ngữ thơ vào tƣ duy chính luận còn có thể kể đến cách tác giả nhƣ Nguyễn Đình Thi với lối viết thơ văn xuôi, Tô Hoài, Nguyễn Tuân,… Càng về giai đoạn sau thì ngôn ngữ thơ ca cách mạng giai đoạn 1945 - 1985 càng có có xu hƣớng khái quát hóa cao độ nhằm mục đích thể hiện tính tƣ duy chính luận ngày càng sâu sắc.
Ngôn ngữ mang tính chính luận trong văn học cách mạng giai đoạn này, trƣớc tiên phải nói tới vốn từ. Mặc dù phƣơng châm sáng tác là hạn chế sử dụng những từ Hán Việt, nhƣng nhìn vào thực tiễn sáng tác thì chúng ta lại bắt gặp rất nhiều từ trừu tƣợng. Chúng chiếm một tỉ lệ lớn hơn hẳn so với vai trò của chúng ở thời kỳ trƣớc cách mạng. Điều này có nguyên nhân bắt nguồn trực tiếp từ đời sống chiến đấu, lao động của nhân dân khi mà trong những câu nói của đời sống hằng ngày đã đầy rẫy những tiến bộ, tiêu cực, tích cực, tranh thủ, tiếp thu, phản đối, tiến hành,… rõ ràng là đời sống vậy thì văn chƣơng cũng vậy. Một khía cạnh nữa của sự phát triển tƣ duy ngôn ngữ trong văn học là ảnh hƣởng của nó tới việc xử lý câu. Nếu nhƣ ở giai đoạn văn học thời kỳ đầu cách mạng, yêu cầu văn học là phải viết câu đơn giản, càng ngắn gọn, dễ hiểu càng tốt nhằm để cho đông đảo quần chúng hiểu đƣợc thì đến giai đoạn văn học chống Mĩ, nhất là giai đoạn văn học sau khi nƣớc nhà thống nhất (1975), với nhu cầu diễn đạt những trạng thái tâm lý phức tạp, cho nên câu văn tiếng Việt bên cạnh hƣớng ngày một giản dị, cô đúc vẫn có một hƣớng khác, đó là câu văn dài ra, bề bộn hơn, gần với lôgic hơn. Ở các nhà văn Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Ma Văn Kháng, Đỗ Chu, Lê Lựu, Dƣơng Thu Hƣơng,… đã có những câu văn có khi dồn dập nhiều ý, các mảng ý này đƣợc tổ chức lại trong một chỉnh thể vận động nhịp nhàng. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng trong việc xây dựng ngôn ngữ tác phẩm, các nhà văn, nhà thơ vẫn còn lúng túng, hoặc là sử dụng ngôn ngữ giản đơn quá mức, làm sao cho ngƣời đọc hiểu là đƣợc, hoặc là viết hơi giống theo cách đặt câu trong tiếng nƣớc ngoài. Nói chung, sự đa dạng của ngôn ngữ văn học cách
mạng phần lớn là trên phƣơng diện tạo hình mà chƣa khơi sâu đƣợc vào những biến hóa nội tâm. Mặt khác, trong khi sử dụng các mệnh đề phức tạp, một số nhà văn vẫn còn có lúc rơi vào biền ngẫu.
Ngoài những biến hóa của việc đƣa ngôn ngữ quần chúng vào các sáng tác, xử lý tiếng địa phƣơng và những cố gắng để đƣa ngôn ngữ bám sát vẻ đa dạng của tƣ duy thì trên căn bản, ngôn ngữ văn học 10 năm sau ngày đất nƣớc thống nhất (1975 - 1985) vẫn diễn tiến bình thƣờng theo hƣớng mà nó đã vận động, từ sau 1945.
* Tiểu kết
Từ việc phân tích ba phƣơng diện về nghệ thuật biểu hiện (đề tài, chủ đề, xây dựng hình tƣợng nhân vật và ngôn ngữ biểu hiện) trong hệ thống các sáng tác văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 - 1985, chúng tôi nhận thấy, do yêu cầu quan thiết của hiện thực lịch sử, của phong trào đấu tranh chống thù trong giặc ngoài, của đời sống lao động sản xuất, xây dựng đời sống mới với dồn dập các sự kiện, cùng với đó là yêu cầu gắt gao của phƣơng pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa cho nên các sáng tác văn học cách mạng trong giai đoạn này, bên cạnh những thành tựu rực rỡ đã đạt đƣợc vẫn còn những tồn tại cần phải đƣợc nhìn nhận lại, đặc biệt là trong nghệ thuật biểu hiện.
Các nhân vật mới chỉ xây dựng một cách giản đơn, không có nhiều những trăn trở tâm lý và phát triển hành động đa dạng. Những khúc mắc riêng tƣ, nếu có cũng trở nên nhỏ bé, dễ chìm đi giữa dòng sử thi bao la của sự kiện. Để điển hình hóa nhân vật, trong những tác phẩm văn học cách mạng giai đoạn này, sự cƣờng điệu nét này hay nét khác khác của cá tính, hoặc sự nhấn mạnh nhƣ một cách minh họa tính giai cấp đã làm cho nhân vật ít nhiều hoặc sa vào sự cá biệt, hoặc sự minh họa.
Văn học còn mang nặng tính phiến diện, tính đơn giọng điệu, tính ƣớc lệ mang màu sắc lí tƣởng hóa khó tránh khỏi khi thể hiện cuộc sống và con ngƣời thời chiến tranh. Giọng văn kể lể kiểu diễn giải, sự chật hẹp về đề tài và bắt buộc phải giảm thiểu tính hƣ cấu. Tính hƣ cấu chỉ dừng lại ở những mảnh
tƣởng tƣợng hợp lý, đƣợc tạo ra nhƣ một chất keo để kết nối nhằm làm nổi bật các sự kiện và kết nối các lời kể lại của đồng đội và quần chúng về cuộc chiến. Đa số các tác phẩm chỉ cho ngƣời đọc thấy các sự kiện xảy ra qua con mắt của tác giả. Trong đó, hầu nhƣ các ý niệm “ta” và “địch”, “chính” và “tà”, “chân” và “ngụy”, cũng đƣợc xác định ngay từ đầu, tác giả vừa kể chuyện, vừa lồng vào câu chuyện của mình những luận đề chính trị, đạo đức rồi lần lƣợt giải quyết những luận đề ấy theo một công thức định sẵn.
Có thể khẳng định rằng, chính những thiếu sót về các thủ pháp nghệ thuật biểu hiện trên chính là nguyên nhân quan trọng nhất làm giảm giá trị nghệ thuật của hệ thống các sáng tác văn học cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1945 - 1985.
PHẦN KẾT LUẬN
Nghiên cứu về sự hình thành, vận động, phát triển và những ảnh hƣởng, tác động của quan niệm về tính giai cấp trong văn học cách mạng giai đoạn 1945 - 1985, chúng tôi đã tìm hiểu, vận dụng lý luận biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin về giai cấp, tính giai cấp và tính giai cấp trong văn học nghệ thuật. Theo đó, lịch sử nhân loại từ khi có sự phân hóa đến nay về thực chất chỉ là lịch sử của những cuộc đấu tranh giai cấp đƣợc biểu hiện dƣới nhiều hình thức đa dạng với những mức độ khác nhau và mang sắc thái khác nhau. Kết quả cuối cùng của những cuộc đấu tranh đó đều dẫn tới sự ra đời của phƣơng thức sản xuất mới thông qua đỉnh cao của nó là cách mạng xã hội. Đấu tranh giai cấp không chỉ là động lực cơ bản của sự phát triển lịch sử mà còn là phƣơng thức cơ bản của sự tiến bộ và phát triển xã hội, nhằm giải quyết những mâu thuẫn đối kháng trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội.
Trong điều kiện xã hội có sự phân hóa giai cấp thì sự vận động của các mâu thuẫn trong phƣơng thức sản xuất biểu hiện ra là mâu thuẫn giữa các giai cấp trong đời sống chính trị - xã hội, do đó mâu thuẫn đối kháng trong đời sống kinh tế chỉ có thể đƣợc giải quyết thông qua việc giải quyết mâu thuẫn đối kháng giai cấp trên lĩnh vực chính trị - xã hội. Tổng hòa tất cả những đặc điểm về đề tài, chủ đề, tƣ tƣởng, tình cảm cùng các biện pháp nghệ thuật thể hiện ý thức của một tầng lớp, một giai cấp xã hội nhất định trong văn nghệ là tính giai cấp của văn nghệ. Dù ngƣời nghệ sĩ cố ý hay không cố ý, muốn hay không muốn, bao giờ cũng sáng tạo nghệ thuật theo quan điểm của một giai tầng nhất định. Ðiều đặc biệt quan trọng là, tác phẩm văn chƣơng là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, khi chủ thể nhận thức mang bản chất giai cấp thì sản phẩm ý thức của nó - tác phẩm văn chƣơng tất yếu mang bản chất giai cấp. Trong xã hội có giai cấp, nhà văn là con đẻ của một giai cấp nhất định. Tác phẩm văn chƣơng là ý thức, là tƣ tƣởng, là hiện thực đƣợc khúc xạ qua lăng kính chủ quan của nghệ sỹ mang bản chất giai cấp, tất yếu mang tính giai cấp.
Nền văn học cách mạng của Việt Nam đƣợc xác định ra đời từ đầu thế kỷ 20, và nó tồn tại xuyên suốt cả thế kỷ ấy. “Chừng nào Việt Nam còn là nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa, Hội Nhà văn còn do Đảng Cộng sản lãnh đạo, và nền kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, thì chừng đó, văn học Việt Nam vẫn là văn học mang những tƣ tƣởng của cách mạng vô sản.” [76 ; 366]. Tuy nhiên, mục đích nghiên cứu của chúng tôi trong khuôn khổ luận văn là khảo sát nền văn học cách mạng Việt Nam ở giai đoạn văn học chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ nhất, rõ nét nhất quan điểm của lý luận văn học mác xít, cụ thể ở đây là quan niệm về tính giai cấp trong văn học nghệ thuật, vì vậy, chúng tôi khoanh lại phạm vi thời gian là từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trƣớc Đổi mới (1985). Ở giai đoạn văn học này, văn học cách mạng Việt Nam chịu sự lãnh đạo trực tiếp, sâu sát của đƣờng lối văn học nghệ thuật của Đảng Cộng sản, quán triệt triệt để chủ nghĩa Mác - Lênin và hệ thống lý luận văn học mác xít, cụ thể là quan niệm về tính giai cấp trong văn học nghệ thuật. Biểu hiện của sự lãnh đạo ấy là thông qua các văn kiện của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ, các bức thƣ của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng gửi tới các kỳ Đại hội văn nghệ toàn quốc, những lời phát biểu của của các vị lãnh đạo Đảng, đồng thời cũng là những nhà hoạt động trên mặt trận văn hóa, văn nghệ về đƣờng hƣớng, lề lối sáng tác, sự định hƣớng của lý luận phê bình văn nghệ cách mạng thông qua ý kiến, quan điểm của các nhà lý luận, phê bình văn học cách mạng.
Qua việc xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của quan niệm về tính giai cấp trong văn học, chúng tôi khảo sát và định vị vị trí, ý nghĩa của quan điểm lý luận văn học này trong hệ thống các bộ giáo trình, các sách lý luận văn học có tính chất giáo khoa, pháp chế quan trọng trong các trƣờng đại học, trung học chuyên nghiệp có ngành ngữ văn và văn học. Tìm hiểu lại trong các tài liệu này, chúng tôi nhận thấy tính giai cấp đã trở thành nguyên tắc trong công tác lý luận, phê bình văn học, đồng thời là nguyên tắc căn bản chi phối đến các thuộc tính khác trong văn học nghệ thuật nhƣ tính đảng, tính nhân dân, và cũng là
nguyên tắc quyết định phƣơng pháp sáng tác theo Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn học nghệ thuật cách mạng giai đoạn từ 1945 đến 1985, thậm chí là sau Đổi mới vẫn còn rất nhiều ảnh hƣởng tuy không còn mang tính chất chi phối nữa.
Ảnh hƣởng to lớn của quan niệm về tính giai cấp trong văn học nghệ thuật cách mạng giai đoạn này đƣợc minh chứng cụ thể qua các cuộc tranh luận trong văn học nghệ thuật liên tục và gay gắt, thể hiện mạnh mẽ tinh thần đấu tranh giai cấp, tiêu biểu nhƣ: “Nghệ thuật vị nghệ thuật” hay “Nghệ thuật vị nhân sinh”, Đấu tranh để “nhận đƣờng” trong văn học, Cuộc đấu tranh chống Nhân văn - Giai phẩm (1955 - 1958), Đấu tranh chống ảnh hƣởng của chủ nghĩa xét lại hiện đại trên mặt trận văn nghệ.
Sau khi đất nƣớc thống nhất, tuy lý luận văn học vẫn tiếp tục chảy trôi theo quán tính của tinh thần đấu tranh giai cấp nhƣng cũng đã bƣớc đầu có những bài lý luận, phê bình thể hiện sự trăn trở, muốn thay đổi trên cả phƣơng diện nội dung và hình thức biểu hiện qua ý kiến của các nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học nhƣ Hoàng Ngọc Hiến, Hà Xuân Trƣờng, Lê Đình Kỵ, Vũ Đức Phúc. Tuy nhiên, để thực sự mạnh dạn nhận định lại và yêu cầu đổi mới trong văn học nghệ thuật thì phải đến bài tiểu luận “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa” in trên tờ báo Văn nghệ, cơ quan ngôn luận của Hội Nhà văn Việt Nam, số 49 - 50, ngày 5-12-1987 của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
Rõ ràng là, sự hình thành, vận động và nâng cao thành nguyên tắc của