5. Cấu trúc Luận văn
3.2.1. Hình tượng nhân vật mang tính chất sử thi
Hình tƣợng nhân vật trung tâm của văn học chính là nhân dân - nhƣ một hình tƣợng của quá trình thức tỉnh cách mạng. Mỗi nhân vật đứng trƣớc sự lựa chọn gay gắt giữa cái cũ và cái mới, giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và tập thể, khẳng định tính ƣu việt của một chế độ tƣơi đẹp. Các tác phẩm tiểu thuyết tiêu biểu có thể kể đến là: Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, Lê Khâm (Trước giờ nổ súng, Bên kia biên giới), Hữu Mai (Cao điểm cuối cùng),
Sóng gầm của Nguyên Hồng, Sống mãi với thủ đô của Nguyễn Huy Tƣởng, Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi, Xung đột của Nguyễn Khải. Trong thời kỳ chống Mỹ: Cửa biển của Nguyên Hồng, Rừng U Minh của Trần Hiếu Minh, Phan Tứ (Gia đình má Bảy, Mẫn và tôi), Vùng trời của Hữu Mai, Dấu chân người lính
của Nguyễn Minh Châu, Bão biển của Chu Văn,…
Hình ảnh con ngƣời mới là hình ảnh trung tâm của tác phẩm văn học. Đặc biệt xuất hiện cao đẹp và kỳ vĩ là hình ảnh Tổ quốc, hình ảnh lãnh tụ và hình tƣợng những con ngƣời anh hùng chiến đấu và xây dựng đất nƣớc. Con ngƣời mới (con ngƣời quật khởi chống lại bất công xã hội) theo tinh thần lý tƣởng cách mạng khác hoàn toàn với con ngƣời trƣớc cách mạng (con ngƣời cùng đinh). Lịch sử dân tộc Việt Nam trong 40 năm (1945 - 1985) là lịch sử của những phong trào cách mạng rộng lớn của quần chúng. Hiện thực cách mạng đó đã đặt ra cho văn học một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phải ca ngợi và
khẳng định vai trò của quần chúng cách mạng trong lịch sử. Những hình tƣợng quần chúng nhƣ anh Núp, Nguyễn Văn Trỗi, Tiệp, Vợ chồng A Phủ, chị Tƣ Hậu, ông Tám Xẻo Đƣớc,… đã có một vị trí lớn lao trong lịch sử văn học dân tộc. Những nhân vật đó đã thể hiện một thái độ chủ động trong việc đấu tranh để chống kẻ thù ngoại xâm, chinh phục thiên nhiên, cải tạo xã hội để mang lại một cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân tộc, cho giai cấp mình. Tính cách tấn công vào hoàn cảnh, cải tạo hoàn cảnh, đây đƣợc coi là một trong những đặc điểm cách tân của văn xuôi hiện thực xã hội chủ nghĩa.
Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật, nhà lí luận, phê bình văn học Phan Cự Đệ cho rằng: “Chƣa bao giờ có một sự gần gũi đến nhƣ thế giữa điển hình văn học và nguyên hình xã hội.” [15 ; 21]. Những nhân vật điển hình xuất hiện trong các loại thể văn học cách mạng phần nhiều lấy từ những nguyên mẫu của đời sống hiện thực. Những nhân vật nhƣ anh hùng Núp (Đất nước đứng lên), chị Út Tịch (Người mẹ cầm súng), Mẫn (Mẫn và tôi), Tiệp (Bão biển), ngƣời chiến sĩ cách mạng trong Bão biển,… là những nhân vật tiêu biểu cho thế tiến công cách mạng của cả thời đại tranh đấu. Những nhân vật này đã đi vào văn học một cách hết sức tự nhiên, có hoàn cảnh sống, đặc điểm nhân cách riêng nhƣng điều cốt lõi quan trọng là họ hiện lên trong văn học với tính cách của những anh hùng, cách nghĩ, cách hành động theo một mô hình tính cách quy định với mục đích ca ngợi, biểu dƣơng và trở thành tấm gƣơng tiêu biểu của quần chúng. Do vậy, các nhân vật trong văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 - 1985 không tránh đƣợc sự đơn điệu, cứng nhắc.
Có thể khẳng định rằng, nổi bật trong thơ là hình ảnh những con ngƣời mới kết tụ nhiều vẻ đẹp trong lý tƣởng, tâm trạng và hành động. Hình ảnh Bác Hồ đƣợc nhà thơ miêu tả với tấm lòng trân trọng, yêu thƣơng thật sâu sắc và đằm thắm. Những bài thơ viết về Bác của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Thanh Hải, Hƣởng Triều, Bằng Việt,… đặc biệt là trong thơ Tố Hữu đã phần nào thể hiện đƣợc lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, ngƣời anh hùng tiêu biểu nhất của thời đại mới, rất cao đẹp mà nhân ái, gần gũi. Thơ ca cũng xây dựng đƣợc
nhiều điển hình đẹp về ngƣời anh hùng có thật ngoài đời nhƣ Nguyễn Viết Xuân, mẹ Suốt, Trần Thị Lý, Nguyễn Văn Trỗi.
Trải qua hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, con ngƣời mới đƣợc miêu tả nhiều nhất và cũng quen thuộc nhất trong thơ là ngƣời chiến sĩ đánh giặc. Đó là anh lính vệ quốc quân trong thơ kháng chiến chống Pháp, anh giải phóng quân trong thơ cách mạng miền Nam, ngƣời chiến sĩ trong thời kỳ cả nƣớc đánh Mỹ. Dũng cảm, kiên cƣờng trong chiến đấu, ngƣời chiến sĩ quân đội vừa mang ý chí sắt thép tiến công kẻ thù nhƣng gần gũi là “anh bộ đội cụ Hồ” đƣợc dân yêu mến “đi dân nhớ ở dân thƣơng”. Ngƣời chiến sĩ gang thép ấy cũng rất giàu cảm xúc yêu thƣơng.
Thơ ca cũng khá thành công khi miêu tả những ngƣời mẹ, ngƣời chị, những nhân vật vửa đậm đà truyền thống dân tộc vừa tiêu biểu cho con ngƣời mới trong chiến đấu và sản xuất. Ngƣời mẹ, ngƣời chị trong thơ Tố Hữu, Huy Cận, Lƣu Trọng Lƣ, Giang Nam, Lê Anh Xuân, Dƣơng Hƣơng Ly, Nguyễn Khoa Điềm đã gây nhiều ấn tƣợng rất đẹp trong lòng ngƣời đọc.
Miêu tả các nhân vật, thơ ca thể hiện những hình ảnh tiêu biểu, những tấm gƣơng đẹp của đời sống, nhƣng chủ yếu đã làm nổi lên tâm hồn con ngƣời Việt Nam trong thời đại mới. Tiếp xúc với thơ ca cách mạng giai đoạn này, chúng ta đƣợc tiếp xúc với những gƣơng mặt rất đẹp của cuộc đời và tâm hồn Việt Nam, những chiến sĩ trên tuyến đầu chống đế quốc, những con ngƣời đã viết lên bản anh hùng ca tuyệt đẹp của thời đại.
Nhận định về hình tƣợng con ngƣời trong văn học cách mạng Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám đến năm 1985, trong bài báo: “Mấy ghi nhận về sự đổi mới của tƣ duy nghệ thuật về hình tƣợng con ngƣời trong văn học ta thập kỷ qua”, đăng trên Tạp chí Văn học số 6 năm 1986, tác giả Trần Đình Sử đã có sự so sánh thiết thực sự thay đổi về phƣơng cách biểu hiện con ngƣời trong văn học cách mạng nƣớc ta. So sánh với giai đoạn văn học trƣớc cách mạng tháng Tám (ngoại trừ một số yếu tố văn học cách mạng vô sản), tác giả chỉ ra yếu tố làm cho văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa từ sau cách mạng
tháng Tám khác hẳn về chất so với trƣớc đó là: “Biểu hiện con ngƣời trong các xã hội hiện thực và trong những viễn cảnh lịch sử hiện thực là nguyên tắc cơ bản”. Rõ ràng rằng, thành tựu nổi bật của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa là sự phát hiện và sáng tạo hình tƣợng con ngƣời quần chúng ở nhiều bình diện. Đó là con ngƣời của số đông thuộc động lực cách mạng. Họ giống nhau trong xuất thân và trong cuộc đổi đời do cách mạng đem lại, trong ý chí và niềm tin cách mạng thể hiện qua hành động hàng ngày, trong tinh thần chịu đựng gian khổ và đặc biệt là sự hi sinh cái Tôi riêng tƣ để đến với cái Ta chung cộng đồng. Họ đƣợc miêu tả trong những không gian công cộng nhƣ vọng gác, trận đánh công đồn, chống càn, hay tăng gia sản xuất. Mọi thời điểm của cuộc sống đời thƣờng (sản xuất, chiến đấu, nghỉ ngơi, đợi chờ, thăm viếng) đều liên hệ với viễn cảnh lịch sử. Con ngƣời quần chúng đó chủ yếu đƣợc ý thức qua các tình huống tập thể, đám đông nhân dân, bộ đội, dân công. Các hình tƣợng cá thể đƣợc thể hiện nhƣ là bộ phận của quần chúng, của tổ ba ngƣời hoặc đơn vị tập thể nào đó, phần đông chƣa có ý nghĩa độc lập. Phẩm chất tâm hồn đƣợc khắc họa rõ nét nhƣng quá trình nội tâm chƣa trở thành đối tƣợng thể hiện.
Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ - Diệm ở miền Nam, con ngƣời đã đƣợc ý thức trong một tƣơng quan mới: trong quan hệ với tập thể và sự nghiệp của tập thể. Con ngƣời cá nhân đã phân hóa ra thành một đối tƣợng khắc họa của văn học nhƣng chủ yếu chỉ ở phƣơng diện thái độ đối với sự nghiệp chung và đối với đồng bào, đồng chí. Họ là con ngƣời mang cái “ta” chung hoặc ở trong sự chuyển hóa từ “tôi” sang “ta” đƣợc thể hiện qua các mô típ ân tình, quên mình, xả thân hoặc tìm thấy hạnh phúc trong cuộc sống tập thể. Con ngƣời đó đƣợc miêu tả rõ ràng tƣ tƣởng, lập trƣờng, tình cảm rất cách mạng, nhƣ là hiện thân cho lý tƣởng hoặc là biểu hiện của vấn đề tƣ tƣởng. Mặc dù nói chung hình tƣợng con ngƣời trong văn học giai đoạn này phần nhiều đã đƣợc miêu tả có quá trình, tiểu sử, đã để lại không ít hình tƣợng sâu sắc, tƣơi sáng, giàu sức kêu gọi, nhƣng vì cái “tôi” lắm khi bị lẫn với chủ nghĩa cá nhân nên thƣờng ở địa vị là cái phải vƣợt
qua, vì vậy, đời sống tình cảm cá nhân, cá tính nhân vật nói chung chƣa đƣợc nhận thức và miêu tả thật sự sâu sắc và phong phú.
Bƣớc sang giai đoạn văn học 10 năm chống Mỹ cứu nƣớc là giai đoạn nở rộ của nghệ thuật biểu hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Con ngƣời quần chúng và con ngƣời hiện thân cho ý chí độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội đƣợc thể hiện tập trung với một chiều sâu mới, trong sự gắn bó mật thiết với chủ quyền đất nƣớc, chiều sâu lịch sử và với ý thức tự giác cao độ trong cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù dân tộc - đế quốc Mỹ. Con ngƣời cầm súng và quyết thắng lấn át con ngƣời bình thƣờng; con ngƣời tinh thần, ý chí nổi lên trên con ngƣời vật chất, con ngƣời vì nghĩa lớn lấn át con ngƣời riêng tƣ, tính thống nhất của các thế hệ nổi bật hơn vấn đề riêng của họ. Tính chất sử thi, tầm vóc dân tộc là đặc điểm căn bản của hình tƣợng con ngƣời trong văn học chống Mỹ.
Văn học cách mạng nƣớc ta từ sau 1975 đã có đƣợc điều kiện phát triển trong hoàn cảnh hòa bình, văn học vừa kế thừa các nguyên tắc sáng tác của văn học ở các thời kỳ trƣớc vừa mở ra đƣợc những bình diện mới trong sự lý giải và thể hiện hình tƣợng con ngƣời. Con ngƣời chính trị, nhân vật của thời đại đƣợc nhìn dƣới ánh sáng của cuộc đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội xuất hiện trong giai đoạn 1945 - 1975, nay xuất hiện nhƣ con ngƣời đại diện cho chế độ xã hội mới xã hội chủ nghĩa: Cách mạng, Gặp gỡ cuối năm của Nguyễn Khải,
Khoảng cách còn lại của Nguyễn Mạnh Tuấn, Miền cháy của Nguyễn Minh Châu,… Cuộc xung đột hai thế giới diễn ra trong khoảng cách gần gũi của các quan hệ máu mủ, bạn bè, làng xóm, cơ quan và ngay trong bản thân những con ngƣời đã làm cho kịch tính tác phẩm tăng lên. Có thể nhận thấy rằng, những xung đột mới xuất hiện trong bối cảnh đất nƣớc thống nhất đã làm cho hình tƣợng con ngƣời mới không còn mang tính chất sử thi, mà mang tính chất đạo đức, thế sự. Các tác phẩm viết về cuộc kháng chiến vừa qua nhƣ Đất trắng của Nguyễn Trọng Oánh, Ký sự miền đất lửa của Vũ Kỳ Lân và Nguyễn Sinh,
Thỉnh,… vẫn hiện lên con ngƣời mang tính chất sử thi, tầm vóc dân tộc. Tuy nhiên, bên cạnh chiến công, cái đƣợc nhấn mạnh là tính chất cực kỳ ác liệt của chiến tranh hiện đại, mức độ to lớn của hi sinh, ý thức về sự đóng góp của thế hệ. Nổi bật hơn cả là các nhân vật đã có ý thức nhìn thẳng vào sự thật, sự thật của tình huống và sự thật của những mất mát, hi sinh. Mặc dù ở giai đoạn sau 1975, thủ pháp thể hiện hình tƣợng con ngƣời của văn học cách mạng đã có những chuyển biến theo hƣớng đời tƣ thế sự nhƣng nhìn xuyên suốt vào toàn bộ diễn trình văn học cách mạng nƣớc ta từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến trƣớc Đổi mới (1986) vẫn nổi bật và bao trùm trên hết là con ngƣời của cộng đồng, hình tƣợng con ngƣời mang tính chất sử thi.