5. Cấu trúc Luận văn
1.2.2. Văn học phục vụ trực tiếp sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc
tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội
Đặc điểm tình hình chính trị, xã hội nƣớc ta thời kỳ sau cách mạng tháng Tám đến trƣớc thời kỳ Đổi mới, mà chủ chốt là hai cuộc cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự vận động của nền văn học nghệ thuật nƣớc nhà. Những yêu cầu của phƣơng pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa với các nguyên tắc chặt chẽ về các thuộc tính của văn học nghệ thuật, trong đó có tính giai cấp đã trở thành bắt buộc trƣớc những sự vận động của hiện thực cách mạng.
Cách mạng tháng Tám thắng lợi mở ra một vận hội mới cho cả dân tộc Việt Nam ta. Bằng cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhân dân Việt Nam đã đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân gần 90 năm và chế độ quân chủ chuyên chế để lập nên nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - nhà nƣớc dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã mở ra một kỉ nguyên mới của dân tộc Việt Nam - kỉ nguyên độc lập tự do,
dân chủ nhân dân, đi lên chủ nghĩa xã hội. Không khí thắng lợi và niềm vui hân hoan bao trùm trên khắp mọi nẻo đƣờng của Tổ quốc. Trong những ngày đầu cách mạng ấy, đúng nhƣ nhà thơ Tố Hữu đã viết:
“Ngực lép bốn nghìn năm, trƣa nay cơn gió mạnh Thổi phồng lên, tim bỗng hóa mặt trời…”
(Huế tháng Tám, 1945)
Tuy nhiên, sau thắng lợi của cách mạng, khó khăn của nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là hết sức to lớn. Ba thứ giặc: “giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm”, đều là những hiểm họa đặt vận mệnh dân tộc nhƣ “ngàn cân treo sợi tóc”. Từ ngày 19/12/1946, khi thực dân Pháp bội ƣớc, gây chiến tranh xâm lƣợc ra cả nƣớc, với ý chí “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nƣớc, nhất định không chịu làm nô lệ”, Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát động toàn dân tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp theo đƣờng lối chiến tranh nhân dân, kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính. Trải qua những khó khăn ban đầu, với cuộc tiến công chiến lƣợc Đông Xuân 1953 - 1954, đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ, quân dân ta đã buộc thực dân Pháp phải đi tới đàm phán và kí kết Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lƣợc Việt Nam.
Từ tháng 7/1954, đế quốc Mĩ đã từ can thiệp chuyển sang trực tiếp thay chân Pháp xâm lƣợc Việt Nam. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta vì độc lập, thống nhất trở nên hết sức gay go, phức tạp. Chủ trƣơng chiến lƣợc cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới của Đảng Cộng sản đó là đƣờng lối tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến lƣợc cách mạng khác nhau ở hai miền: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, nhằm thực hiện mục tiêu chung trƣớc mắt của cả nƣớc là giải phóng miền Nam, hòa bình, thống nhất Tổ quốc. Theo đƣờng lối của Đảng, nhân dân miền Bắc đã hăng hái phấn đấu xây dựng hậu phƣơng xã hội chủ nghĩa và giành đƣợc những thành tựu hết sức quan trọng. Đến năm 1965, miền Bắc trở thành căn cứ địa vững chắc của cách mạng cả nƣớc, hậu phƣơng có
tiềm lực kinh tế quốc phòng ngày to lớn cho miền Nam. Đƣợc sự chi viện của miền Bắc, với truyền thống “Thành đồng Tổ quốc”, quân dân ta ở miền Nam đã anh dũng đấu tranh, vƣợt qua những năm tháng khó khăn của giai đoạn đấu tranh chính trị là chính, tiến tới cuộc nổi dậy và “Đồng Khởi” (1959 - 1960) theo Nghị quyết lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng, giành quyền làm chủ ở các vùng nông thôn, rừng núi, đƣa cách mạng chuyển từ thế giữ gìn lực lƣợng sang thế tiến công. Tiếp đó đã đánh bại chiến lƣợc “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ (1961- 1965), đƣa cuộc chiến đấu tiến lên mạnh mẽ, làm lung lay tận gốc rễ chế độ nguỵ quân, nguỵ quyền tay sai. Từ năm 1965, do đế quốc Mĩ gây chiến tranh cục bộ ở miền Nam, đánh phá ra miền Bắc, Đảng và Hồ Chí Minh đã phát động cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nƣớc trên phạm vi toàn quốc và đề ra đƣờng lối cho cuộc kháng chiến trong giai đoạn mới, giai đoạn cả nƣớc có chiến tranh. Với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, quân dân miền Bắc đã tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của không quân, hải quân Mĩ, bảo vệ vững chắc hậu phƣơng, đồng thời ra sức sản xuất, tạo nên tiềm lực to lớn chi viện cho miền Nam. Quân dân miền Nam đã tỏ rõ ý chí kiên cƣờng giành đƣợc thắng lợi trong các mùa khô 1965 - 1966, 1966 - 1967 và nhất là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968), làm cho cuộc chiến tranh cục bộ của Mĩ bị thất bại, buộc chúng phải ngồi vào bàn đàm phán với ta ở hội nghị Paris. Trong những năm 1969 - 1975, quân dân miền Nam đã liến tiếp đánh bại các thủ đoạn của chiến tranh “Việt Nam hoá” của đế quốc Mĩ, đã “đánh cho Mĩ cút” và tiến tới “đánh cho Nguỵ nhào” với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân 1975.
Sau hơn 30 năm tranh đấu vô cùng gian khổ, đất nƣớc ta bƣớc sang một thời kì mới, thời kì cả nƣớc quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong bối cảnh phải khắc phục rất nhiều khó khăn do hậu quả nhiều mặt của chiến tranh để lại, Đảng và nhân dân ta lại phải đƣơng đầu với cuộc chiến tranh ở hai đầu biên giới phía Nam, phía Bắc, trong những năm 1975 - 1986, Đảng đã lãnh đạo nhân dân cả nƣớc đi lên theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa với những thành quả
to lớn trong bảo về Tổ quốc và những thành tựu đáng kể về kinh tế. Đồng thời, trong thời gian đó, Đảng đã đề ra đường lối đổi mới. Đƣợc nhân dân đón nhận và thực hiện, trong những năm 1986 - 1996, công cuộc đổi mới đã giành đƣợc nhiều thắng lợi to lớn.
Tóm lại, xuất phát từ hiện thực cách mạng từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến 1985: cả nƣớc làm cuộc cách mạng vĩ đại đánh đuổi ngoại xâm, toàn dân tộc đứng dƣới lá cờ của Đảng Cộng sản làm hai cuộc kháng chiến trƣờng kỳ và thần thánh chống Pháp, chống Mỹ, cuộc chiến tranh biên giới gian nan, đồng thời với đó là cả nƣớc gồng mình lên cùng gánh nặng xây dựng kinh tế thời bình trƣớc Đổi mới. Vì vậy, những quan điểm lí luận về văn học nghệ thuật của chủ nghĩa Mác - Lênin đã đƣợc thể chế hóa thành đƣờng lối lãnh đạo văn nghệ của Đảng Cộng sản. Văn học cách mạng giai đoạn này, do đó, cũng đã sáng tác theo một đƣờng lối văn nghệ nhất quán của Đảng. Và quan niệm về tính giai cấp trong văn học nghệ thuật đã đƣợc thể chế trong các tài liệu, văn kiện của Đảng và trong các vấn đề lý luận về văn nghệ, đồng thời đƣợc cụ thể thông qua các tác văn học.
Trƣớc thực tiễn lịch sử đấu tranh và dựng xây của đất nƣớc thời kỳ bão tố cách mạng, nền văn học cách mạng nƣớc ta giai đoạn 1945 - 1985 đã có nhiều đổi thay và để lại những dấu ấn quan trọng, khác hoàn toàn với các giai đoạn văn học cách mạng trƣớc đó nhằm tƣơng thích với những biến động to lớn của thời đại. Khái niệm văn học cách mạng Việt Nam ở đây “chúng tôi muốn nói đến văn học cách mạng với tƣ cách là một nền văn học, tức là từ lực lƣợng sáng tác đến tác phẩm, từ hệ thống lí luận đến hệ thống các thể loại văn học, trong đó, các tác phẩm văn học mang tƣ tƣởng cách mạng, theo xu hƣớng cách mạng, phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, và khi đó quảng đại quần chúng đã trở thành độc giả cách mạng.” [76 ; 363]. Nền văn học ấy xuyên suốt từ đầu những năm 1920 đến đầu thế kỷ XXI.
Có thể khẳng định rằng, quan niệm tính giai cấp luôn luôn đƣợc thể hiện một cách nhất quán trong văn học cách mạng Việt Nam. Giai đoạn văn học đầu
thế kỉ XX nổi bật là văn chƣơng yêu nƣớc của các chí sĩ cách mạng. Khác với thơ văn yêu nƣớc cuối thế kỷ trƣớc, những thơ ca này đƣợc viết hàng loạt, nhằm tuyên truyền, cổ động cho một chủ trƣơng chung: duy tân để cứu nƣớc. Cái mới mà loại thơ văn yêu nƣớc tuyên truyền, cổ động, đƣa ra mở mang dân trí, nâng cao dân khí là tƣ tƣởng dân là chủ và duy tân, học theo Âu - Mỹ. Nổi bật nhất trong thời kỳ này là những tƣ tƣởng dân chủ của Phan Bội Châu, đề xƣớng cải cách văn hóa - xã hội của Phan Châu Trinh cùng nhiều nhân sĩ yêu nƣớc khác.
Giai đoạn trƣớc Cách mạng tháng Tám, đặc biệt là từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (ngày 3/2/1930), văn học của các nhà hoạt động cách mạng nhƣ Hồ Chí Minh, Trƣờng Chinh, Tố Hữu,… chủ yếu đƣợc lƣu truyền trong các nhà tù. Tuy nhiên, trƣớc đó cần phải kể đến những năm 20 sôi sục nhƣ là báo hiệu sự phát triển của văn học về sau. Đó là sự ra đời nhanh chóng và hoạt động tích cực của các tờ báo quốc ngữ: Đông Dương tạp chí, Trung Bắc tân văn, Nam Phong tạp chí, Ích Hữu, Ngày nay,… Các sự kiện đấu tranh đòi ân xá cho Phan Bội Châu và để tang Phan Châu Trinh vô cùng quyết liệt. Trong không khí đó, một lớp thanh niên tiên tiến của trí thức tân học bƣớc vào hoạt động chính trị và những ngƣời cầm bút trẻ tuổi, nhƣ Trần Huy Liệu, Tôn Quang Phiệt, Phạm Tuấn Tài, Trần Hữu Độ,… Chiều hƣớng của văn học yêu nƣớc là đi vào kịch liệt “thiết huyết” chống thực dân Pháp. Đồng thời, văn học yêu nƣớc thời kỳ này đã đi vào đông đảo quần chúng, tìm ở đó sức mạnh thực sự. Văn học ngƣời chí sĩ đến đây cũng đã có sự hồi quang, đặc biệt có thể tìm thấy tinh thần nhiệt huyết với thanh niên của nhà chí sĩ Phan Bội Châu. Tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách (1925) và các truyện ngắn đầu tay của Nguyễn Công Hoan: Một chương trình quyết thực hành, Sách bị cấm, Oẳn tà roằn, Thật là phúc, Lập gioòng, Răng con chó nhà tư sản, Hai thằng khốn nạn,… đã đánh dấu sự đổi mới rõ rệt về bút pháp và nghệ thuật miêu tả.
Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1985 chứng kiến những khuynh hƣớng khác nhau đã phản ánh vào trong mọi lĩnh vực văn học, đặc biệt là sự
loại trừ gay gắt khuynh hƣớng văn học phi vô sản. Tình hình tƣ tƣởng của các văn nghệ sĩ lúc này cũng khá phức tạp. Trong giai đoạn chuyển mình của văn học, văn nghệ sĩ nhƣ vừa tỉnh giấc, trông thấy cuộc đời mới sáng lạn. Tuy nhiên, họ còn quá bỡ ngỡ, chƣa nhìn ra đƣợc hƣớng đi một cách rõ ràng. Một số không phải nhỏ cho rằng “văn nghệ là văn nghệ, chính trị là chính trị, họ cũng đồng ý cho rằng văn nghệ có nhiệm vụ đấu tranh vì độc lập dân tộc, nhƣng sau đó văn nghệ không nên đi với giai cấp nào cả, không phục vụ một chƣơng trình cải cách xã hội nào cả. Văn nghệ có địa hạt của nó và mục đích “tự thân”, đó là “cái đẹp”. Các văn nghệ sĩ tiêu biểu có thể kể đến cho tƣ tƣởng này đó là Trần Dần, Bùi Huy Phồn, Nguyễn Tuân, Vũ Hoàng Chƣơng,… Họ bị coi là “những cái nấm độc vẫn còn có thể mọc lên trên những cây gỗ mục” [53]. Bên cạnh đó cũng có một số nhà văn đã mò mẫm chuyển từng bƣớc theo với cách mạng nhƣ Lƣu Trọng Lƣ, đặc biệt là nhà thơ Xuân Diệu, có thể nói rằng “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” ấy là một trong những cây bút hoạt động sôi nổi nhất trong những ngày đầu của cách mạng. Với tác phẩm trƣờng ca Hội nghị non sông, Xuân Diệu đã thể hiện sự đóng góp của mình vào công cuộc xây dựng nền văn học cách mạng buổi đầu, đồng thời đánh dấu một bƣớc chuyển biến có ý nghĩa, một cái mốc báo hiệu chặng đƣờng mới của nhà thơ. Các nhà văn, nhà thơ đã theo cách mạng ngay từ những ngày đầu nhƣ Tố Hữu, Nam Cao,… đã có nhiều sáng tác phục vụ trực tiếp những yêu cầu của cách mạng. Với những khuynh hƣớng tƣ tƣởng chống đối nhau nhƣ vậy cho nên văn học nƣớc ta giai đoạn này đã có những cuộc đấu tranh tƣ tƣởng trên mặt trận văn nghệ diễn ra liên tiếp nhằm chống lại văn nghệ phi vô sản, định hƣớng văn nghệ nƣớc ta vận động sao cho đúng với những yêu cầu trong chủ trƣơng, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Giai đoạn từ sau 1985, đặc biệt là sau Đổi mới (1986), văn học Việt Nam về bản chất vẫn là một nền văn học mang những tƣ tƣởng của cách mạng vô sản. Tuy nhiên, văn học nƣớc ta lúc này đã có sự nhìn nhận, đánh giá lại một giai đoạn “văn nghệ minh họa”, bắt đầu có những sáng tác theo chiều hƣớng
“đổi mới”. Đặc biệt, nền văn học đƣơng đại Việt Nam từ những năm 1990 đã có những chuyển biến mới, phá vỡ tính biệt lập và có tính hội nhập hơn.
Từ sự nhìn nhận chung về tiến trình vận động của văn học cách mạng Việt Nam nhƣ trên, và qua sự khảo sát văn học nƣớc ta ở vào giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám cho đến trƣớc Đổi mới, chúng tôi nhận thấy, giai đoạn văn học Việt Nam từ 1945 - 1985, có thể khẳng định là giai đoạn văn học thể hiện rõ nhất những tƣ tƣởng cách mạng vô sản: thể hiện trực tiếp những tƣ tƣởng cách mạng xã hội của thời kỳ đấu tranh giai cấp quyết liệt giữa giai cấp vô sản và giai cấp tƣ sản có tính toàn cầu.
* Tiểu kết:
Từ một số khảo sát ở trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng: Ngay từ khi hình thành nền văn nghệ nƣớc nhà, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rất chú trọng đến bản chất xã hội của văn nghệ, coi nó là một vũ khí đấu tranh cách mạng. Đây là một quy luật. Bởi lẽ, trong lịch sử loài ngƣời, giai cấp tiến bộ nào cũng biết dùng văn học nghệ thuật làm vũ khí đấu tranh cho quyền lợi giai cấp và quyền lợi của dân tộc mình. Nói văn nghệ là vũ khí đấu tranh giai cấp, đấu tranh chính trị không có nghĩa là xem văn nghệ nhƣ một thứ vũ khí có thể trực tiếp dùng bạo lực, hành chính, lại càng không có nghĩa là xem văn nghệ nhƣ một thứ lao động có thể trực tiếp làm ra của cải vật chất, hay là một yếu tố trực tiếp có khả năng tạo ra những điều kiện kinh tế cho đời sống xã hội của con ngƣời. Mối quan hệ giữa văn nghệ và chính trị là một vấn đề cơ bản có liên quan đến lập trƣờng và thái độ giai cấp, một vấn đề có ý nghĩa chính trị mà các giai cấp đối địch đều có cách giải quyết của mình. Đồng thời, nó cũng nói lên mối quan hệ giữa chính trị và văn nghệ là một quan hệ hữu cơ và phổ biến. Trong xã hội có giai cấp, cuộc đấu tranh giai cấp đã dội vào trong tất cả các lĩnh vực của hệ tƣ tƣởng, trong đó có văn học, nghệ thuật. Văn nghệ là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh hiện thực cuộc sống. Nó không thể thoát khỏi những quy luật chung của tƣ tƣởng con ngƣời. Dù ở thời kỳ lịch sử nào, nhà văn, nhà thơ cũng chỉ là một thành viên của xã hội, thuộc giai cấp này hay giai cấp khác. Không thể có nhà văn, nhà thơ trung lập về tƣ tƣởng, trong đó có tƣ